Lịch sử Việt Nam (1858 - 1945)
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1945) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chương 2
Việt Nam từ 1858 đến 1945
2.1. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
2.1.1. Việt Nam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược
- Cho tới giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa, song chế độ phong kiến cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng: kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp sa sút, nhiều chủ trương của nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại sai lầm, bế quan tỏa cảng, cấm đạo và bài xích đạo Thiên chúa. Đời sống của nhân dân cực khổ, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục. Khả năng phòng thủ của đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém.
+ Trong khi đó, từ giữa thế kỉ XVI, các nước tư bản phương Tây ráo riết chạy đua sang phương Đông, đến giữa thế kỉ XIX, một loạt nước châu Á đã bị biến thành thuộc địa. Trong cuộc chạy đua với phương Tây, nhất là khi thất thế tại Canađa, Ấn Độ, Pháp muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, trước hết là Việt Nam.
+ Từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đã có nhiều thương nhân và giáo sĩ người Pháp đến Việt Nam, một số sau này trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc chiến tranh xâm lược. Giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn Pháp – Anh tạm lắng để liên minh xâu xé Trung Quốc, từ năm 1856, chính phủ Pháp quyết định đem quân đánh chiếm Việt Nam.
Cuộc xâm lược được dọn đường bằng một loạt các hành động khiêu khích của Pháp: cho tàu chiến đến Đà Nẵng, đưa quốc thư, nổ súng bắn phá các đồn lũy của ta trên bờ (9-1856); cho tàu tới xin truyền đạo (1-1857)… cuối cùng Napôlêông III quyết định đưa quân tới Việt Nam, Pháp còn kêu gọi Tây Ban Nha phối hợp hành động. Chiều 31-8-1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.
2.1.2. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884)
- Trên mặt trận Đà Nẵng:
+ Sáng 1-9-1858, Pháp đưa thư buộc quân triều đình phải nộp thành, nhưng không đợi trả lời, Pháp nổ súng tấn công và cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình chiến đấu dũng cảm tại Cẩm Lệ nhưng không cản được địch. Hành động ăn cướp của Pháp đã làm dấy lên phong trào đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mạnh mẽ trong nhân dân.
+ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam, ông huy động nhân dân đắp lũy không cho Pháp tiến sâu vào nội địa, nhân dân làm “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Suốt 5 tháng liền, Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn do thiếu lương thực, thuốc men, thời tiết.
+ Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị dẫn 300 quân chi viện cho Đà Nẵng, đội nghĩa binh của Phạm Gia Vĩnh đã phối hợp chiến đấu với quân triều đình.
- Chiến sự ở Gia Định và các tỉnh Nam Kì từ 1859 đến 1862:
+ Do bị sa lầy tại Đà Nẵng, tháng 2-1859 Pháp đưa phần lớn quân vào Gia Định mở mặt trận mới. Chúng tập trung tại Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ ngược lên Sài Gòn, quân ta chống trả mạnh mẽ nên phải mất một tuần Pháp mới tới Gia Định.
+ Sáng 17-2, Pháp đánh thành Gia Đình và đến trưa chiếm được thành. Tuy nhiên sau đó Pháp vấp phải những khó khăn mới, các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, bao vây, tiêu diệt địch, hoảng sợ Pháp phá thành Gia Định và rút xuống tàu chiến.
+ Lúc này do Pháp bị sa lầy ở chiến trường Italia và Trung Quốc nên một phần quân ở Gia Định và Đà Nẵng phải tiếp viện, chính vì vậy số quân Pháp còn lại ở Việt Nam chỉ khoảng 1000. Tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được điều vào mặt trận Gia Định, ông huy động quân xây dựng Đại đồn Chí Hòa với mục đích ngăn chặn Pháp đánh rộng ra.
+ Sau khi tình hình chiến sự ở Trung Quốc tạm ổn, tháng 2-1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay Pháp, Nguyễn Tri Phương bị thương, thừa thắng Pháp chiếm các tỉnh Định Tường, Vĩnh Long, Biên Hòa (miền Đông) và một tỉnh miền Tây là Mĩ Tho.
+ Nhân dân Nam Kì đã đứng lên chống Pháp. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực đánh đắm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
+ Giữa lúc phong
Việt Nam từ 1858 đến 1945
2.1. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
2.1.1. Việt Nam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược
- Cho tới giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa, song chế độ phong kiến cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng: kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp sa sút, nhiều chủ trương của nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại sai lầm, bế quan tỏa cảng, cấm đạo và bài xích đạo Thiên chúa. Đời sống của nhân dân cực khổ, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục. Khả năng phòng thủ của đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém.
+ Trong khi đó, từ giữa thế kỉ XVI, các nước tư bản phương Tây ráo riết chạy đua sang phương Đông, đến giữa thế kỉ XIX, một loạt nước châu Á đã bị biến thành thuộc địa. Trong cuộc chạy đua với phương Tây, nhất là khi thất thế tại Canađa, Ấn Độ, Pháp muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, trước hết là Việt Nam.
+ Từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đã có nhiều thương nhân và giáo sĩ người Pháp đến Việt Nam, một số sau này trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc chiến tranh xâm lược. Giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn Pháp – Anh tạm lắng để liên minh xâu xé Trung Quốc, từ năm 1856, chính phủ Pháp quyết định đem quân đánh chiếm Việt Nam.
Cuộc xâm lược được dọn đường bằng một loạt các hành động khiêu khích của Pháp: cho tàu chiến đến Đà Nẵng, đưa quốc thư, nổ súng bắn phá các đồn lũy của ta trên bờ (9-1856); cho tàu tới xin truyền đạo (1-1857)… cuối cùng Napôlêông III quyết định đưa quân tới Việt Nam, Pháp còn kêu gọi Tây Ban Nha phối hợp hành động. Chiều 31-8-1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.
2.1.2. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884)
- Trên mặt trận Đà Nẵng:
+ Sáng 1-9-1858, Pháp đưa thư buộc quân triều đình phải nộp thành, nhưng không đợi trả lời, Pháp nổ súng tấn công và cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình chiến đấu dũng cảm tại Cẩm Lệ nhưng không cản được địch. Hành động ăn cướp của Pháp đã làm dấy lên phong trào đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mạnh mẽ trong nhân dân.
+ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam, ông huy động nhân dân đắp lũy không cho Pháp tiến sâu vào nội địa, nhân dân làm “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Suốt 5 tháng liền, Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn do thiếu lương thực, thuốc men, thời tiết.
+ Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị dẫn 300 quân chi viện cho Đà Nẵng, đội nghĩa binh của Phạm Gia Vĩnh đã phối hợp chiến đấu với quân triều đình.
- Chiến sự ở Gia Định và các tỉnh Nam Kì từ 1859 đến 1862:
+ Do bị sa lầy tại Đà Nẵng, tháng 2-1859 Pháp đưa phần lớn quân vào Gia Định mở mặt trận mới. Chúng tập trung tại Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ ngược lên Sài Gòn, quân ta chống trả mạnh mẽ nên phải mất một tuần Pháp mới tới Gia Định.
+ Sáng 17-2, Pháp đánh thành Gia Đình và đến trưa chiếm được thành. Tuy nhiên sau đó Pháp vấp phải những khó khăn mới, các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, bao vây, tiêu diệt địch, hoảng sợ Pháp phá thành Gia Định và rút xuống tàu chiến.
+ Lúc này do Pháp bị sa lầy ở chiến trường Italia và Trung Quốc nên một phần quân ở Gia Định và Đà Nẵng phải tiếp viện, chính vì vậy số quân Pháp còn lại ở Việt Nam chỉ khoảng 1000. Tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được điều vào mặt trận Gia Định, ông huy động quân xây dựng Đại đồn Chí Hòa với mục đích ngăn chặn Pháp đánh rộng ra.
+ Sau khi tình hình chiến sự ở Trung Quốc tạm ổn, tháng 2-1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay Pháp, Nguyễn Tri Phương bị thương, thừa thắng Pháp chiếm các tỉnh Định Tường, Vĩnh Long, Biên Hòa (miền Đông) và một tỉnh miền Tây là Mĩ Tho.
+ Nhân dân Nam Kì đã đứng lên chống Pháp. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực đánh đắm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
+ Giữa lúc phong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)