Lịch sử: Vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
( Nguồn: http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=241 ).
Cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp đó. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số lĩnh vực quan trọng, không thể không có sự điều tiết của Nhà nước trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế mới.
Lê Nguyễn Hương Trinh Tạp chí Triết học
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng.
Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này, có thể khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đờn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.
Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tời cái được - cái mất của sự can thiệp ấy. Cách giải quyết không phải là bỏ mặc thị trường, mà phải là nâng cao hiệu quả của sự can thiệp đó. Nhà nước có một vai .trò chính đáng và thường xuyên trong các nền kinh tế hiện đại Vai trò đó của Nhà nước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện nhưng khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc lợi.
Quả thực, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh quốc phòng, cung cấp hàng hoá công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội được sự điều hành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm độc quyền…
1. Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng.
Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước. Điều đó được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn
( Nguồn: http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=241 ).
Cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp đó. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số lĩnh vực quan trọng, không thể không có sự điều tiết của Nhà nước trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế mới.
Lê Nguyễn Hương Trinh Tạp chí Triết học
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng.
Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này, có thể khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đờn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại, ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.
Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tời cái được - cái mất của sự can thiệp ấy. Cách giải quyết không phải là bỏ mặc thị trường, mà phải là nâng cao hiệu quả của sự can thiệp đó. Nhà nước có một vai .trò chính đáng và thường xuyên trong các nền kinh tế hiện đại Vai trò đó của Nhà nước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện nhưng khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc lợi.
Quả thực, không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh quốc phòng, cung cấp hàng hoá công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội được sự điều hành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm độc quyền…
1. Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng.
Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước. Điều đó được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)