LỊch Sử Trung QUốc

Chia sẻ bởi Bùi Thức Linh Đan | Ngày 27/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: LỊch Sử Trung QUốc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHẦN 1: CÁC ĐẾ QUỐC PHONG KIẾN
PHẦN 2: VĂN HÓA TRUNG HOA
Khái quát về các triều đại lịch sử Trung Hoa từ cổ đại đến hết các đế quốc phong kiến:
Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa Đông Á rộng lớn.
Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (về phía Tây Nam thành phố Bắc Kinh ngày nay) đã có con người sinh sống, được gọi là người vượn Bắc Kinh (Peking Man). Đó chính là những bầy đoàn người nguyên thủy dùng cành cây gậy gộc và các công cụ đá thô sơ để săn bắt, hái lượm và tự vệ. Người vượn Bắc Kinh đã biết dùng lửa.
NGƯỜI VƯỢN BẮC KINH
BẢN ĐỒ KHU VỰC VĂN MINH SÔNG HOÀNG HÀ
Theo truyền thuyết, vào khoảng từ 3,000 đến 4,000 năm trước đây, vùng phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc, dọc theo thượng nguồn của con sông Hoàng Hà có một quần thể dân cư sinh sống và đã đạt được một trình độ văn hóa khá cao, Văn minh sông Hoàng Hà hay văn minh Hoa Hạ. Những cư dân này sống định cư dưới chân núi Hoa nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới núi Hoa). Cũng theo truyền thuyết, người Hoa Hạ đã có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội.
Văn minh Hoàng Hà theo các nhà sử học và khảo cổ học, được xem là bắt đầu từ khoảng 2.200 TCN đến 1.066 TCN, và được chia thành các giai đoạn
Tam Hoàng Ngũ Đế
Là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.
Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này
là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết
Nhà Hạ là một triều đại Trung Quốc. Giới sử gia Trung Quốc coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, sau thời Tam hoàng Ngũ đế và trước thời nhà Thương, kéo dài từ năm -2205 đến -1767, bắt đầu từ vua Hạ Vũ và kết thúc ở vua Kiệt. Tuy nhiên, người ta có quyền đặt nghi vấn đối với triều đại này vì trên thực tế, những văn thư đầu tiên của Trung Quốc được viết ra sau triều đại này cả hơn một nghìn năm
BẢN ĐỒ NHÀ HẠ
Nhà Thương

Nhà Thương (khoảng 1766 TCN - khoảng 1122 TCN) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ.
Chiếc bình bằng đồng dùng trong tế lễ này, có niên đại từ thời Nhà Thương ở thế kỷ thứ 13 TCN, hiện được cất gi
Nhà Chu

Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốcvà việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này.
Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối Thời chiến quốc.
Võ Tắc Thiên, người cũng lập ra một triều đại Chu trong giai đoạn cai trị ngắn của mình từ 690 đến 705.
Nhà vũ chu

NHÀ TÂY CHU
NHÀ ĐÔNG CHU




Võ Tắc Thiên ( 625 – 16 tháng 12, 705). Tên của bà ban đầu là cái tên không may mắn nên được Đường Thái Tông đổi tên thành Võ Mỵ Nương khi bà còn làm Tài Nhân trong cung. Khi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu, và cai trị dưới cái tên Thánh Thần Hoàng Đế từ 690 đến 705. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Xuân Thu (Hán Việt: Xuân Thu thời đại,) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là Thời chiến quốc.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc.
Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần , và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến
bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí aùp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc Chiến Quốc thất hùng), gồm Tề , Sở , Yên ,Hán, Triệu Nguỵ và Tần .
BẢN ĐỒ 7 NƯỚC THỜI CHIẾN QUỐC
Tần Thủy Hoàng, 259 TCN đến 210 TCN) tên huý là Doanh Chính, được xem là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc rộng lớn.
Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt với sự kết thuc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại kế tiếp sau này.


Nhà Hán
Hệ thống Con đường tơ lụa
Bình từ thời Tây Tấn với hình ảnh Phật giáo
Người cưỡi ngựa thời Tấn trên mặt bình
Tượng Bồ tát bằng đá sa thạch ở động Thiên Long Sơn, Sơn Tây, thế kỷ 6.
Người phương Tây cưỡi lạc đà, nhà Đường
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường
năm 669 sau CN

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường năm 700 sau CN
Vệ binh nhà Đường với binh giáp-
Tranh vẽ trên tường
Bắc Tống năm 1111.
Nam Tống năm 1142.
Tranh vẽ Trung Hoa Thế kỷ XII mô tả những người lính Thiết Kỵ binh đời Tống

Bản đồ nhà Minh năm 1580
Đây là mảnh duy nhất còn lại trên thế giới của một đồ vật sơn mài lớn được chế tạo tại "Xưởng sơn mài Hoàng gia" tại Bắc Kinh ở đầu thời nhà Minh. Với trang trí rồng và phượng, nó được chế tạo để sử dụng trong hoàng cung
Chậu hoa thời nhà Minh này là một ví dụ về [đồ gốm] men ngọc Long Tuyền
Lệnh bài của Cẩm Y vệ
Nghệ thuật hội họa đời Minh miêu tả những phụ nữ- Khoảng năm 1580
Tranh vẽ thời Minh mô tả những binh sĩ cận vệ của Hoàng đế Gia Tĩnh (1522-1567)
Trung Quốc thời nhà Thanh năm 1882
Cờ nhà Thanh, 1890-1912
 
Hoàng đế Khang Hi (khoảng 1662 - 1722)
Bình của người hành hương, sứ cảnh lam. Nhà Thanh, giai đoạn Càn Long thế kỷ 18.
Quân Thanh tấn công người Hồi giáo ở Tân Cương Thế kỷ XVIII
Trong bức tranh này, Trung Quốc đang được Anh, Đức, Nga, Pháp, và Nhật chia nhau
Phần II:
Lịch sử
Văn Hóa
Trung Hoa
I/ Y học
II/ Tôn giáo
III/ Văn học
IV/ Toán học
V/ Kiến trúc
VI/ Hội họa
Y h?c
Hoa Đà

Hoa Đà là một vị lương y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y. Ông được xem là một trong những ông tổ nghề y của Đông Y. Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Hoa Đà đã chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ tướng. Hoa Đà được cho là đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là ma phí tán , 1600 năm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật
Tranh
Hoa
Đà

Hoa
Đà
nạo vết
Thương
cho
Quan

LÝ THỜI TRÂN   (1513 – 1593)

Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của Trung Quốc xưa và của cả thế giới, có viết quyển sách y dược học nổi danh ‘Bản Thảo Cương Mục’. Ông là con nhà thế y. Nguyện vọng của ông là trở nên một thầy thuốc cứu người đời giống như cha ông. . Năm 14 tuổi, ông đỗ tú tài. Sau mười mấy năm học tập khắc khổ, năm trên 30 tuổi, ông là một thầy thuốc nổi tiếng vùng mình ở.
Khổng
Tử

Khổng Tử còn gọi là Khổng Phu Tử (28 tháng 9, 551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời. Các nhà sử học hiện đại cho rằng bất kỳ một tài liệu nào cũng không thể được coi là do ông viết ra, nhưng trong gần 2,000 năm ông từng được cho là tác giả của Ngũ Kinh, Lễ Ký, và Biên niên sử Xuân Thu.

Phẩm Hạnh của người con gái phải biết đến. Đức Tính tốt của người con gái theo quan niệm Nho Giáo
Tam Tòng
Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Ơ nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con)
Tứ Đức
Công (Công Việc),
Ngôn (Lời Nói),
Dung (Nhan Sắc),
Hạnh (Đức Tính)

Đạo làm trai phải biết Tam Cương, Ngũ Thường. Đức Tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo
Tam Cương
Thần Tử - Quân (Vua Tôi)
Sư Phụ - Sư (Thầy Trò)
Phụ Tử - Phụ (Cha Con)


Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung
Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu
Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư


Ngũ Thường
Nhân (Nhân Từ)
Lễ (Lễ Độ)
Nghĩa (Trọng Nghĩa)
Trí (Thông Minh),
Tín (Thành Tín)

Là một người con trai tốt, con gái tốt phải hiểu đạo lý
Trai khôn không hai Chúa,
Gái ngoan không hai Chồng
Phật giáo ở Trung Hoa
Phật giáo Trung Quốc được xem là du nhập Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên. Mới đầu nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của Phật giáo và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn ngữ đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng thế kỉ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ Phạn ngữ ra tiếng Hán,
Tư tưởng của Khổng Tử. Trong Luận ngữ có nhiều khái niệm được lặp lại nhiều lần. Chẳng hạn như khái niệm "Nhân"- 109 lần, khái niệm "Người quân tử"- 107 lần, khái niệm "Lễ" - 74 lần, khái niệm "Đạo, 60 lần. Do đó, trong giới nghiên cứu đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về nội đung của các khái niệm này."Nhân" trong Luận ngữ của Khổng Tử là một trong những khái niệm nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhất. Có người cho "Nhân" là nội dung cơ bản của Luận ngừ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử. Có người lại cho rằng "Lễ" mới là nội đung cơ bản của tác phẩm và có người còn coi cả "Nhân" và "Lễ" đều là nội dung cơ bản của tác phẩm. Có người cho rằng, "Nhân" (người) trong "ái nhân" (yêu người) là chỉ con người trong giai cấp thống trị và yêu người trong tư tưởng Khổng Tử chỉ là yêu người trong giai cấp phong kiến. Thực ra, khái niệm "Nhân" (người) mà Khổng Tử dùng ở đây là để đối với "cầm thứ`. Do đó, đi liền với "Nhân" (người) là các khái niệm "thiện nhân", "đại nhân", "thành nhân", "nhân nhân", "thánh nhân", "tiểu nhân"... Các khái niệm này nhằm chỉ những con người có tính cách khác nhau, trình độ đạo đức khác nhau. "Thánh nhân" là người có đạo đức cao siêu, "tiểu nhân" là người có tính cách thấp hèn… "Nhân" ở đây là chỉ con người nói chung và "ái nhân" là yêu người, yêu bất cứ người nào, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội của họ.
Một phần cảnh chùa Thiếu Lâm
TRUNG QUỐC
Tượng phật được điêu khắc bằng đá lớn nhất thế giới ,được xây vào năm 713 ở Trung Quốc
Tên: Leshan giant buddha
Tượng cao: 71 met
Chiều rộng của hai bờ vai là: 28 met
Tượng lớn đến nổi bạn có thể ngồi trong cái ngón chân cái của tượng phật một cách dễ dàng
VĂN HỌC
Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên
Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều.
Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài.
Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...
Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ Tứ cú, bát cú.
Đỗ Phủ
Đỗ Phủ (712–770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc.
Một đoạn trong bài thơ "Thăm đền Lão Tử" của Đỗ Phủ, bản viết tay thế kỷ 16
Bạch Cư Dị (772-846) hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.
Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Hồng lâu mộng
Hồng Lâu Mộng là "giấc mộng lầu hồng", "giấc mộng lầu son") hay Thạch Đầu Ký là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kỳ thư) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc.
Tây Du Ký
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.
Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa[1], là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.
Hán Cao Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo.
Thủy hử

Thủy hử hay Thủy hử truyện nghĩa đen là "bờ nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hoà di sự[1]
Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (cũng ghi là Lương Sơn Bạt).
Tổ Xung Chi và số Pi
Dùng số pi ≈ 3 để tính diện tích hình tròn, hình vành khăn...
Sau đó Tổ Xung Chi tìm ra pi ≈ 3,14159265
Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
Trường thành dưới thời nhà Tần. Đỏ:thành, Cam:ranh giới quốc gia của Trung Quốc ngày nay.

Trường thành dưới triều Hán.

Lăng mộ Tầng Thuỷ Hoàng
nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía Đông.
Trường thành dưới thời nhà Minh.
Cố Cung

Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung Cố cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh.
Tử Cấm Thành được khởi công xây dựng vào năm 1406 dưới thời Vĩnh Lạc. Sau đó được Càn Long và Gia Khánh tu sửa lại. Các số liệu thực tế:
Diện tích: 250.000 m²
Số công trình: 800
Số phòng: 8.886
Số nhân lực ước tính: 1.000.000

Tử Cấm Thành
HỘI HỌA
Hoa điểu
Càn Long
Trong lịch sử Trung Quốc có bốn người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân, có sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử. Nhan sắc của họ được ca ngợi là "lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất), "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước), "bế nguyệt" (mặt trăng phải giấu mình) và "tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ).
Theo thứ tự thời gian, bốn người đó là:
-Đại mỹ nhân trầm ngư là Tây Thi. Thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ 7-thế kỷ 6 TCN.
-Đại mỹ nhân lạc nhạn là Vương Chiêu Quân. Thời nhà Tây Hán, khoảng thế kỷ 1 TCN.
-Đại mỹ nhân bế nguyệt là Điêu Thuyền. Thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3. -Đại mỹ nhân tu hoa là Dương Quý Phi. Thời nhà Đường, 719-756.
BÙI THỨC LINH ĐAN
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ
Thực hiện
Chân Thành Cám Ơn Sự Lắng Nghe của Thầy Và Các Bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thức Linh Đan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)