Lịch sử triết học trung quốc
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: lịch sử triết học trung quốc thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Lịch sử triết học Trung Quốc
==============================
Giai cấp xuất hiện trong xã hội cổ đại Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào cuối thiên niên kỷ này, ở Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng tôn giáo, như “đế”, “thượng đế”, “thiên mệnh”, “quỷ thần”. Đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, đời Tây Châu, đã xuất hiện các biểu tượng triết học như “âm dương”, “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Trên cơ sở những biểu tượng tôn giáo và triết học đó, từ thế kỷ VI đến thế kỷ III trước công nguyên, thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữư nô lệ sang phong kiến , ở Trung Quốc hình thành nhiều học thuyết chính trị xã hội và triết học khác nhau . Khổng Tử với học thuyết “nhân lễ”, Lão Tử với học thuyết “vô vi”, Mặc Tử với học thuyết “kiêm ái”, Dương Chu với học thuyết “vị ngã”, Hàn Phi Tử với học thuyết “pháp trị” …lần lượt ra đời và đấu tranh với nhau để khẳng định vị trí của minh trong xã hội.
Nhà Tần thống nhất Trung Quốc, xây dựng quốc gia phong kiến rộng lớn, đã dùng học thuyết Pháp gia để trị nươc. Nhà Hán thay thế nhà Tần thì lên án Pháp gia và tôn sùng Nho giáo. Từ thời hán trở đi, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xem Nho giáo là học thuyết thống trị. Nhưng thực ra Nho giáo đó đã thay đổi nhiều so với gốc của nó. Nhà Hán trên danh nghĩa thì tôn sùng Nho giáo, nhưng bên trong đã dùng tư tưởng Pháp gia để trị nước. Nho đến thế kỷ III sau công nguyên kết hợp với Lão – Trang trở thành huyền học, đến thế kỷ X sau công nguyên, kết hợp với Phật và Đạo trở thành lý học. Bên cạnh Nho giáo thì đạo Lão – Trang và đạo Phật du nhập từ ấn Độ vào cũng có vai trò chi phối hệ tư tưởng của Trung Quốc suốt hai nghìn năm.
Nếu ở Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, triết học gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên, ở ấn Độ triết học đi liền với tôn giáo, thì ở Trung Quốc cổ đại, triết học xen lẫn với chính trị và luân lý. ở đó, triết học lấy chính trị, luân lý làm cơ sở phát triển và ngược lại chính trị và luân lý lấy triết học làm cơ sở lý luận. Tình trạng đó làm cho triết học Trung Quốc thuộc loại hình chính trị – luân lý, à nhà triết học thuộc dạng người hiền. Cũng vì thế mà có người nói Trung Quốc chỉ có triết lý, không có triết học.
Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình là quyluật phát triển của mọi hệ thống triết học, trong đó có triết học Trung Quốc.Nhưng sự đấu tranh đó cũng như sự thay thế của các trường phái triết học, sự phát triển của các luận điểm tư tưởng Trung Quốc được biểu hiện trên các vấn đề ít nhiều có sắc thái bản địa: vấn đề bản thể vũ trụ, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người, vấn đề biến dịch, vấn đề tri thức luận và vấn đề đạo đức luận.
<1> Bản thể của vũ trụ là gì? Hay nói cách khác thế giới vật chất do đâu sinh ra? Là những vấn đề xuất hiệ ngay từ đầu và quán xuyến trong lịch sử triết học Trung Quốc được cả hai trường phái
==============================
Giai cấp xuất hiện trong xã hội cổ đại Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào cuối thiên niên kỷ này, ở Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng tôn giáo, như “đế”, “thượng đế”, “thiên mệnh”, “quỷ thần”. Đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, đời Tây Châu, đã xuất hiện các biểu tượng triết học như “âm dương”, “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Trên cơ sở những biểu tượng tôn giáo và triết học đó, từ thế kỷ VI đến thế kỷ III trước công nguyên, thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữư nô lệ sang phong kiến , ở Trung Quốc hình thành nhiều học thuyết chính trị xã hội và triết học khác nhau . Khổng Tử với học thuyết “nhân lễ”, Lão Tử với học thuyết “vô vi”, Mặc Tử với học thuyết “kiêm ái”, Dương Chu với học thuyết “vị ngã”, Hàn Phi Tử với học thuyết “pháp trị” …lần lượt ra đời và đấu tranh với nhau để khẳng định vị trí của minh trong xã hội.
Nhà Tần thống nhất Trung Quốc, xây dựng quốc gia phong kiến rộng lớn, đã dùng học thuyết Pháp gia để trị nươc. Nhà Hán thay thế nhà Tần thì lên án Pháp gia và tôn sùng Nho giáo. Từ thời hán trở đi, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xem Nho giáo là học thuyết thống trị. Nhưng thực ra Nho giáo đó đã thay đổi nhiều so với gốc của nó. Nhà Hán trên danh nghĩa thì tôn sùng Nho giáo, nhưng bên trong đã dùng tư tưởng Pháp gia để trị nước. Nho đến thế kỷ III sau công nguyên kết hợp với Lão – Trang trở thành huyền học, đến thế kỷ X sau công nguyên, kết hợp với Phật và Đạo trở thành lý học. Bên cạnh Nho giáo thì đạo Lão – Trang và đạo Phật du nhập từ ấn Độ vào cũng có vai trò chi phối hệ tư tưởng của Trung Quốc suốt hai nghìn năm.
Nếu ở Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, triết học gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên, ở ấn Độ triết học đi liền với tôn giáo, thì ở Trung Quốc cổ đại, triết học xen lẫn với chính trị và luân lý. ở đó, triết học lấy chính trị, luân lý làm cơ sở phát triển và ngược lại chính trị và luân lý lấy triết học làm cơ sở lý luận. Tình trạng đó làm cho triết học Trung Quốc thuộc loại hình chính trị – luân lý, à nhà triết học thuộc dạng người hiền. Cũng vì thế mà có người nói Trung Quốc chỉ có triết lý, không có triết học.
Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình là quyluật phát triển của mọi hệ thống triết học, trong đó có triết học Trung Quốc.Nhưng sự đấu tranh đó cũng như sự thay thế của các trường phái triết học, sự phát triển của các luận điểm tư tưởng Trung Quốc được biểu hiện trên các vấn đề ít nhiều có sắc thái bản địa: vấn đề bản thể vũ trụ, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người, vấn đề biến dịch, vấn đề tri thức luận và vấn đề đạo đức luận.
<1> Bản thể của vũ trụ là gì? Hay nói cách khác thế giới vật chất do đâu sinh ra? Là những vấn đề xuất hiệ ngay từ đầu và quán xuyến trong lịch sử triết học Trung Quốc được cả hai trường phái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)