Lich su toan

Chia sẻ bởi Phan Thạch Đa | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: lich su toan thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Từ trước Công Nguyên cho đến tận Thế kỉ XX, sự phân biệt chống lại phụ nữ trong toán học diễn ra rất gắt gao. Mặc dù vậy cũng có những phụ nữ đã dám dấn thân vào toán học với niềm say mê và đã trở thành những ngưòi đóng góp rất lớn cho toán học. Họ làm ngơ trứơc xã hội để có thể thực hiện niềm say mê nghiên cứu của mình. Có thể kể tên những nhà nữ tóan học như: Hypatia (Hy Lạp_ thuộc số những người giải toán vĩ đại nhất); Maria Agnesi (Italia_ nổi tiếng về công trình tiếp tuyến của các đường cong); Emmy Noether (Đức_ được Einstein mô tả “như là một thiên tài toán học sáng tạo quan trọng nhất đã được sản sinh ra cho tới nay kể từ khi nền giáo dục cao cấp bắt đầu cho phụ nữ”); Sonya Kovalevskaya (một nhà toán học vĩ đại người Nga); Sophia Germain (Pháp).


HYPATIE (370 – 415)

Hypatie là nhà nữ toán học đầu tiên của nhân loại vào thời cổ đại Hy Lạp, là con gái của nhà toán học và thiên văn học Theon ở Alexandrie. Bà được gia đình chăm lo đào tạo để có nền học vấn cao. Bà nổi tiếng vì trình độ thông thái và sắc đẹp, được mời giảng dạy tại học viện do Ptolemee I sáng lập.
Hypatie đã cùng cha viết lời bình về bộ “Element” của Euclide, bình luận cho bộ “Số học” của Diophante, tác phẩm “Tiết diện conique” của Apollonius, và những bảng tính của Ptolemee III. Đời sau xem bà là nhà bình luận toán học thời Hy Lạp cổ đại. Ngoài toán học ra Hypatie còn là thầy thuốc và là nhà triết học.
Bên cạnh đó, bà đã sáng chế ra phù kế (dụng cụ để xác định mật độ chất lỏng), thiên văn kế (dụng cụ để biểu diễn bầu trời trên mặt phẳng, theo đó có thể xác định được giờ mọc, giờ lặn của các ngôi sao).
Vào khoảng năm 400 bà lãnh đạo trường phái Platon, trường phái này chủ trương đa thần giáo nên bà bị xem như là mối nguy cơ cho tư tưởng công giáo La Mã. Vì vậy, Cyrille ra lệnh xác hại bà. Hypatie là nhà khoa học Hy Lạp cuối cùng sống chết vì tôn giáo của mình, cương quyết cự tuyệt theo tôn giáo La Mã, nên đã bị giết và chặt ra làm nhiều khúc. Quân La Mã đem những phần thi thể bà rãi trên đường phố Alexandrie để uy hiếp những người chống lại. Cái chết thê thảm của bà có nguồn gốc tôn giáo: đó là sự huỷ diệt lẫn nhau giữa những người theo tôn giáo thờ nhiều thần (Hy Lạp) và những người theo tôn giáo thờ một thần (La Mã).






AGNESI
(1718-1799)

A
gnesi Maria Gâetna ( Milan 16.5.1718 – Milan 9.1.1799) là nhà nữ toán học và cũng là nhà triết học .

Mặc dù không phải là nhà toán học nổi tiếng nhưng những đóng góp của Bà trong toán học là không thể phủ nhận được.
Bà sinh ra trong một gia đình trí thức và giàu có. Bà là con cả trong gia đình có hai mươi người con ,cha bà là một gia sư toán học dạy trong trường Đại Học Bolonge o Milan, và ông đã trang bị cho Bà một nền tảng toán học vửng chắc.
Thửo nhỏ cô được mọi người đon nhận như là một thiên tài trẻ tuổi bởi vì bà rất thông minh. Lên 5 tuổi Bà đã nói thông thạo tiếng Pháp và có thể giao tiếp lưu lót tiếng La Tinh, Hy Lạp, hebreux ( Do Thái) và nhiều ngoại ngữ khác.
Năm 9 tuổi bà đã viết luận văn băng tiếng anh bảo vệ quyền dược học lên cao của nữ giới.
Cha Bà thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận Xêmina, giao lưu với các nhà toán học danh tiếng và ông buộc con gái mình phải tham dự, không chỉ trong lĩnh vực toán học mà cả trong triết học. Mặc dù không thích thú lắm với công việc này nhưng để vui lòng cha Bà đã làm việc thật nghiêm túc và nhờ sự nghiêm túc này ma bà cảm thấy hứng thú khi phát hiện ra những điều thú vị trong toán học và tiếp nhận những kiến thức mới từ những lần thảo luận.
Khi Mẹ Bà mất, Bà đã phải từ bỏ cuộc sống riêng tư của mình để trở thành người quản gia trong gia đình chăm lo cho các em của mình, phụ giúp công việc với cha, và điều đó cũng là mộtnhững lý do giải thích gì sao Bà không kết hôn.
Tuy nhiên, Bà không từ bỏ toán học mà tiếp tục nghiên cứu cho đén năm 1738. Bà cho xuất bản những bài luận nói về những mệnh đề triết học, và Bà đưa ra bài kết luận là nam nữ phải bình quyền thì xã hội mới phát triển mới tiến bộ.
Ở năm 20 tuổi Bà đã bắt đầu nghiên cứu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thạch Đa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)