Lịch sử: TNCS đầu tiên Lê Hữu Lập

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: TNCS đầu tiên Lê Hữu Lập thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:


Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa- Lê Hữu Lập

( ảnh chụp lại).
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
Lê Hữu Lập
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia-
http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%AA_H%E1%BB%AFu_L%E1%BA%ADp&printable=yes
Lê Hữu Lập (1897-1934) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam thời kỳ trước năm 1945. Ông là Bí thư tỉnh ủy lâm thời đầu tiên của Thanh Hóa[1].
Mục lục
1 Tiểu sử
2 Di sản
3 Liên kết ngoài
4 Tham khảo
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
Tiểu sử
Ông sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Nam Trường (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, ông tham gia phong trào cách mạng đòi độc lập cho Việt Nam. Ông từng có thời gian qua Trung Quốc tham gia vào Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng của người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc.
Năm 28 tuổi, 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc và được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Sau đó, ông được tổ chức cử về nước cùng với một số đồng chí của ông để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho thanh niên ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị... và đưa một số người sang Quảng Châu huấn luyện.
Năm 31 tuổi, 1928, ông được bầu vào ban chấp hành Kỳ bộ thanh niên Trung kỳ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và được cử sang Thái Lan hoạt động. Ông bị tòa án của chính quyền bảo hộ thực dân ở Thanh Hóa kết án tử hình vắng mặt.
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
Tháng 3 năm 1930, khi tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội chuyển thành tổ chức cộng sản, Lê Hữu Lập trở thành đảng viên cộng sản và là người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa).
Đầu năm 1934, Lê Hữu Lập tham gia Ban viện trợ cách mạng Đông Dương và được cử về hoạt động ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tại đây, ông lâm bệnh nặng và được đưa về điều trị ở nhà thương Vinh. Do bệnh quá nặng, Lê Hữu Lộc qua đời tháng 6 năm 1934.
Di sản
Ngày nay, tượng đài của Lê Hữu Lập được đặt ở quê nhà. Hằng năm vào ngày ông mất, các vị lãnh đạo của huyện và tỉnh đều đến viếng. Tên của ông được đặt cho trường tiểu học của xã Xuân Lộc, trường chuyên cấp hai của huyện Hậu Lộc, và một tuyến phố ở thành phố Thanh Hóa.
Liên kết ngoài
Website của trường chuyên Lê Hữu Lập, thị trấn Hậu Lộc
Lê Hữu Lập: Người cộng sản tiêu biểu của đất Thanh
Tham khảo
UBND Tỉnh Thanh Hóa: Bí thư tỉnh ủy Lâm thời đầu tiên
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
Theo Lịch sử Đảng bộ Tỉnh TH(1930-1954): " Một trong những chiến sĩ cách mạng có công đầu của Thanh Hóa trong việc tiếp thu và vận dụng học thuyết Mác- Lê nin và Tư tưởng CM của đ/c Nguyễn ái Quốc là đ/c Lê Hữu Lập. Là một thanh niên nhiệt tình CM, nhạy cảm với thời cuộc, được sự dìu dắt của đ/c Đinh Chương Dương( m?t TN yêu nu?c, sau n�y l� d?i bi?u qu?c h?i khúa I), vào giữa năm 1924, Lê Hữu Lập được tổ chức CM Thanh Hóa giới thiệu sang Quảng Châu( Trung Quốc) hoạt động và tham gia nhóm Tâm Tâm Xâ, do Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu sáng lập và lãnh đạo. ......vvv......
Lê Hữu Lập được vinh dự là một trong những TN đầu tiên dự lớp huấn luyện của đ/c Nguyễn ái Quốc và cũng là một trong những hội viên đầu tiên của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội(VNTNCMDCH), do Người sáng lập. Sau khi kết thức lớp học chính trị, cuối năm 1925, Lê Hữu Lập về Thanh Hóa tích cực vận động những TN tiên tiến sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị, đồng thời khẩn trương xúc tiến việc thành lập Việt Nam TNCMDCH ở địa phương; ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin và Tư tưởng CM của đ/c Nguyễn ái Quốc trong các tầng lớp TN yêu nước Thanh Hóa.....
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
.....Để tập hợp những TN, học sinh tiên tiến đi theo con đường CM của đ/c Nguyễn ái Quốc, đồng chí Lê Hữu Lập tổ chức ra Hội đọc sách báo CM tháng 5/ 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than. Dưới sự chỉ đạo của đ/c Lê Hữu Lập, nhiều hội viên của Hội ở các huyện Hởu Lộc, Thiệu, Nông Cống, Thọ Xuân, Thị xã đã trở thành những nhân cốt tích cực của phong trào CM của tỉnh sau này. .....Cuối năm 1926, Hội đọc sắch báo CM phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở nhiều huyện, nhất là ở Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở đó, nhiều hội viên tích cực được lựa chọn và kết nạp vào các tiểu tổ VNTNCMDCH. đến đầu năm 1927, nhiều tiểu tổ VNTNCMDCH ra đời ở thị xã và các phủ huyện. Trước tình hình phát triển nhanh chóng của phong trào, đ/c Lê Hữu Lập quyết định triệu tập Hội nghị thành lập tổ chức VNTNCMDCH toàn tỉnh vào 4/1927 tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã- Hội nghị đánh giá tình hình phong trào CM trong thời gian qua, đề ra những nhiệm vụ trước mắt; phát triển mạnh mẽ tổ chức của Hội, đẩy mạnh tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin trong quần chúng; bầu ra BCH tỉnh bộ lâm thời, do đ/c Lê Hữ Lập làm bí thư. Sự ra đời của tổ chức VNTNCMDCH Thanh Hóa là một bước tiếnmới của phong trào CM ở địa phương; nó " như chim én báo hiệu mùa xuân".......vvv.... Đầu năm 1930, " một số hội viên VNTNCMDCH Thanh Hóa đang tham gia phong trào "vô sản hóa" ở Bắc Kỳ đã được gia nhập đảng cộng sản, trong số đó có các đ/c Lê Công Thanh, Nguyễn Chí Hiền tham gia Xứ ủy Bác Kỳ và Tỉnh ủy Hà Nam, Thái Bình, Như vậy, những điều kiện để thanh lập đảng bộ cộng sản ở Thanh Hóa đã thực sự chín muồi.
Tìm hiểu về Người TNCS đầu tiên ở Thanh Hóa
Đuợc sự ủy nhiệm của Xứ ủy Bác Kỳ, đ/c Nguyễn Doãn Chấp trở về Thanh Hóa vận động chuẩn bị thành lập đảng bộ ". Dưới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập cho bộ đầu tiên ở Thanh Hóa được triệu tập vào tháng 6/1930 tại Hàm Hạ( Dông Sơn) gồm 7 đ/c. Hội nghị đã nhất trí tuyên bố thành lập chi bộ cộng sản và cử đ/c Lê Thế Long làm bí thư chi bộ. Sau khi ra đời, chi bộ Hàm Hạ đã tích cực tuyên truyền, phát triển đảng viên. Chỉ trong một thời gian ngắn số đảng viên trong chi bộ đã lên tới 12 đ/c. Một tháng sau, hai chi bộ Phúc Lộc(Thiệu Hóa) và chi bộ Yên Trường(Thọ Xuân) cũng ra đời. Như vậy là đến đầu tháng 7/1930, Thanh Hóa đã có 3 chi bộ cộng sản hoạt động rất sôi nổi. Trên cơ sở phong trào cộng sản phát triển nhanh chóng như nói trên, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Hội nghị thành lập Tỉnh đảng bộ cộng sản Thanh Hóa đã được triệu tập tại Yên Trường. Dưới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Doàn Chấp, Hội nghị đã thảo luận và tiếp nhận Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Dảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và được hội nghị thành lập đảng thông qua.
Hội nghị thanh lập Đảng bộ Thanh Hóa đã nhất trí đề ra các chủ trương: Phát triển tổ chức đảng, bồi dưỡng đảng viên, xây dựng các tổ chức quần chúng như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản Đoàn, Phụ nữ giảiphóng,...vvv...quyết định ra tờ báo "Tiến lên" làm cơ quan tuyên truyền của đảng bộ. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành tỉnh đảng bộ lâm thời, gồm các đ/c: Lê Thế Long, Vương Xuân Cát, Lê Văn Sỹ, do đ/c Lê Thế Long làm bí thư. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn của phong trào cộng sản ở tỉnh nhà. Từ đây, giai cấp công nhân có đội tiền phong của mình trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong tỉnh".
( VT- Sưu tầm).
Bia tưởng niệm đ/c Lê Hữu Lập tại xã Xuân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Nguồn ảnh: http://nhandaovadoisong.com.vn/2380/le-huu-lap-nguoi-cong-san-tieu-bieu-cua-dat-thanh.html
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)