Lịch sử tỉnh vĩnh phúc

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Cường | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: lịch sử tỉnh vĩnh phúc thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TỔNG QUAN TỈNH VĨNH PHÚC 
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, song có địa hình đa dạng phong phú, vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu bao quanh các dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ kéo dài từ đỉnh tam giác sông Hồng xuống gần thủ đô Hà Nội, vừa có vùng trung du đồi gò bát úp kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên xuống tận Bình Xuyên, nam Phúc Yên và có cả dãy núi Tam Đảo với ba ngọn Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa.
Vĩnh Phúc là phên dậu phía tây bắc thủ đô Hà Nội, có một hệ thống sông ngòi đầm hồ chằng chịt quanh năm đầy nước, một hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, gần đường hàng không nối liền với hai hải cảng lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ về phía đông và thông với Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc về phía tây.
Trong lòng đất Vĩnh Phúc chứa nhiều tài nguyên phong phú như: than nâu, than bùn, mỏ sắt, mỏ thiếc, đất sét, cao lanh, v.v. và trên rừng rậm Tam Đảo có nhiều động thực vật quý hiếm, không phải nơi nào cũng có.
Với những điều kiện tự nhiên đó, Vĩnh Phúc đã sớm thu hút được con người đến khai phá, sinh cơ lập nghiệp và trong cuộc đấu tranh vật lộn với mọi trở lực của thiên nhiên cũng như trong các cuộc chiến đấu chống bọn ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, các thế hệ nhân dân Vĩnh Phúc từ thế hệ này sang thế hệ khác đã phát huy truyền thống của cha ông, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh ngày một giàu đẹp văn minh.
Khoảng trên dưới hai vạn năm trước những lớp người đầu tiên từ vùng núi cao tây bắc - đông bắc xuống khai phá vùng đồi gò gần sông suối trên đất Lập Thạch và vùng đồi gò ven dãy Tam Đảo, chạy dài xuống tận vùng Phúc Yên.
Họ cùng với cư dân Phú Thọ khai phá vùng trung du gò đồi hai bên bờ sông Lô, sông Hồng. Dấu tích cuộc sống của họ để lại là những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ hình múi bưởi hoặc hình 1/4 viên cuội mà các nhà khảo cổ định danh là văn hoá Sơn Vi. Những công cụ này được dùng để chặt cây, xới đất, đào củ và cũng có thể vót tre, nứa, nạo lông thú, cắt xẻ thịt thú rừng, phục vụ cho việc chinh phục thiên nhiên.
Sau lớp cư dân văn hoá Sơn Vi, do nhiều nguyên nhân, con người lùi vào sinh sống trong các hang động trên vùng núi cao, nên trên đất Vĩnh Phúc chưa phát hiện dấu tích cuộc sống của con người trong khoảng trên dưới một vạn năm đến khoảng năm ngàn năm trước. Đó cũng là tình hình phổ biến khắp vùng trung du đồng bằng miền Bắc nước ta.
Khoảng 4.000 năm trước, với sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng và đặc biệt là sự ra đời của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân lúc bấy giờ đã tiến dần xuống khai phá vùng đồng bằng phù sa cổ ven các sông suối, đầm hồ. Với kỹ thuật mới, bên cạnh những công cụ và đồ trang sức bằng đá mài nhẵn cực kỳ tinh xảo và sắc bén, họ đã có thêm những công cụ như rìu, đục và vũ khí bằng đồng. Những công cụ này đã giúp con người có thể sống ổn định lâu dài trên các gò đồi, doi đất cao ven sông hồ, hình thành nên những xóm làng nông nghiệp trên đất Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển, con người đã xây dựng một nền thủ công nghiệp khá đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề như các công xưởng chế tác đá, các lò nung gốm, đặc biệt là các lò luyện đúc đồng. Những đồ gốm trong các di tích Lũng Hoà, Nghĩa Lập về kiểu dáng cũng như hoa văn trang trí cho thấy bước tiến vượt bậc về kỹ thuật chế tác. Còn hai di tích Đồng Đậu và Thành Dền là hai trung tâm luyện đúc đồng thời tiền sử có quy mô lớn nhất nước ta lúc bấy giờ. Nó ít nhiều khẳng định tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp của bộ phận thủ công nghiệp trong đời sống xã hội.
Chính những thành tựu này đã chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên của người Việt cổ trên lưu vực sông Hồng. Quá trình này được các nhà sử học gọi là thời Tiền Hùng Vương, bao gồm ba giai đoạn phát triển nối tiếp nhau là Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun.
Khoảng 2.700 năm trước, sự phổ biến của nền nông nghiệp dùng lưỡi cày đồng trâu bò kéo và sự ra đời của kỹ thuật luyện sắt đã hoàn toàn loại bỏ công cụ đá ra khỏi đời sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Đây là thời kì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)