Lịch sử: Tiểu sử Trần Trọng Kim

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Tiểu sử Trần Trọng Kim thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Trần Trọng Kim
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- (: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Tr%E1%BB%8Dng_Kim ).


Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883–1953) là một học giả danh tiếng, thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945) và là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Ông là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược.
Mục lục

1 Tiểu sử
1.1 Thân thế
1.2 Hoạt động trong ngành giáo dục
1.3 Chấp chính Đế quốc Việt Nam
1.4 Lưu vong và hồi hương
2 Tác phẩm
3 Chú thích
4 Xem thêm
5 Liên kết ngoài

Tiểu sử
Thân thế
Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.
Hoạt động trong ngành giáo dục
Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.
Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.
Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức và Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ.
Một năm sau khi ông về hưu (1943), Nhật Bản kéo vào Đông Dương và bí mật đưa ông cùng Dương Bá Trạc ra nước ngoài. 1945, ông được đưa về nước.
Chấp chính Đế quốc Việt Nam

Cờ quẻ Ly của chính phủ Đế quốc Việt Nam, 9 tháng 3 1945 - 22 tháng 8 1945
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng như Miến Điện, Philippines, Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam "độc lập" trên danh nghĩa và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư có tên tuổi (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư).
Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để tiếp tục duy trì an ninh, nên Việt Minh có điều kiện thuận lợi để cướp chính quyền. Ðây chính là một trong những hậu quả của việc Đế quốc Việt Nam không thành lập Bộ quốc phòng và tổ chức quân đội để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản.
Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
Chính phủ Trần Trọng Kim thực tế vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương. Nhật Bản đưa ra chính sách Đại Đông Á, tuyên bố "giúp các dân tộc da vàng đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để lập nên khu vực thịnh vượng chung", nhưng thực ra đó chỉ là một tên gọi cho ách chiếm đóng mới của quân phiệt Nhật. Vai trò của Nhật, theo kế hoạch của người Nhật, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn bảo vệ quân sự và dẫn dắt chính sách nội bộ của các nước trong khối, miền Nam Châu Á sẽ trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)