Lich su Thai Nguyen - Duong Tu Minh
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hiền |
Ngày 27/04/2019 |
66
Chia sẻ tài liệu: Lich su Thai Nguyen - Duong Tu Minh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lịch sử Thái Nguyên
Nhân vật lịch sử : Dương Tự Minh
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
1. Tiểu sử
- Dương Tự Minh còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay Cao Sơn Quý Minh, người dân tộc Tày, vùng Quán Triều, xã Đông Đạt, phủ Phú Lương - phủ gồm nhiều châu, xứ có diện tích tương ứng với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần Lạng Sơn, Phú Thọ ngày nay (nay là phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên).
- Do có sức khoẻ, trí thông minh và phẩm cách hơn người nên ông được các thổ quan, tù trưởng vùng sơn cước suy tôn làm thủ lĩnh phủ Phú Lương xưa, trong suốt ba đời vua nhà Lý: Lý Nhân Tông (1072-1128), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175).
- Dưới triều đại nhà Lý, đời vua Lý Nhân Tông, cha của Dương Tự Minh (người Tày), là một Quan châu mục họ Dương, làm thủ lĩnh trong vùng và đã lập nhiều chiến công chống quân Tống xâm lược lần thứ hai trên chiến tuyến sông Cầu ở vùng phủ Phú Lương. Ở tuổi 70, ông bà mới sinh cậu con trai, đặt tên là Dương Tự Minh.
Đền Đuổm
2. Cuộc đời và sự nghiệp
Dương Tự Minh mồ côi cha từ nhỏ, ở với mẹ, là người thông minh, chăm chỉ và hiếu nghĩa.
Năm ông ngoài 20 tuổi, trong vùng bọn phỉ tặc hoành hành cướp phá, dân tình vô cùng khốn khổ. Dương Tự Minh thành lập đội dân binh và đã ngăn chặn được sự hung hãn của bọn phỉ tặc, làng bản trở lại bình yên.
- Năm Đinh Mùi (1127) vua Lý Nhân Tông gả con gái của mình là công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh và phong cho chức Châu mục vùng thượng nguyên, trấn trị cả phủ Phú Lương rộng lớn-một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước.
- Tháng 9 năm 1138, Vua Lý Thần Tông băng hà lúc 23 tuổi, hoàng thái tử Thiên Tộ nối ngôi báu khi đó mới 3 tuổi nên phàm việc gì bất cứ lớn nhỏ đều ở tay Đỗ Anh Vũ quyết đoán cả. Năm Đại Định thứ 5 (1144) Đàm Hữu Lượng đem đồ đảng đến cướp châu Quảng Uyên, Dương Tự Minh được phong chức Đô đốc, thống binh cùng hai tướng Nguyên Như Mai và Lý Nghĩa Vinh chỉ huy 3 vạn binh mã tiến công như vũ bão và giết chết Đàm Hữu Lượng. Sau chiến thắng Vua Lý Anh Tông đã tác thành Dương Tự Minh cùng công chúa Thiều Dung tài sắc vẹn toàn. Sau đó ông cũng được điều về kinh thành Thăng Long phò vua giúp nước.
* Kết luận
- Dương Tự minh là người thông minh lanh lợi, tài năng, đức độ, thẳng thắn và trung thực. Là nhân vật lịch sử có công lao với mảnh đất thái Nguyên nói riêng và triều đinh phong kiến nói chung. Sau khi mất, ông được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là Thượng đăng thần, các đời sau đều phong cho ông sắc: “CAO SƠN QUÝ MINH”.
3. Di tích lịch sử gắn với nhân vật
*Các địa điểm thờ tự:
- Trên cả một vùng rộng lớn từ Bắc Kạn, Thái nguyên, Bắc Giang, có nhiều nơi dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm.
+ Đền Đuổm dưới chân núi Đuổm với phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, nhiều những ngọn núi đá tự nhiên.
+ Ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên có Đình Kha Sơn Thượng thuộc xóm Tây Bắc, xã Kha Sơn là đình đã được xếp hạng di tích lịch sử. Đình này thờ thần hoàng là Dương Tự Minh. Những làng thờ Thành hoàng là Đức Thánh Đuổm cũng thường mở hội lớn suốt 3 ngày vào dịp đầu xuân, lễ rước trang trọng.
Đền Đuổm được xây dựng năm 1180 vào thời Lý Cao Tông, dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cạnh quốc lộ 3 (Thái Nguyên - Bắc Kạn), cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc, từ lâu đã có tiếng là địa linh. Đây là nơi thờ tự chính của anh hùng Dương Tự Minh
Những con đường mang tên người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh
- Ngoài ra, tên ông cũng được đặt tên cho một con đường và một ngôi trường ở Thành phố Thái Nguyên để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao.
4. Bài học rút ra từ nhân vật
- Ông là con người trí dũng song toàn, là một vị tướng có tài cầm quân, yêu nước thương dân và đặc biệt đã góp công rất lớn cho sự tồn tại và phát triển của vương triều nhà Lý.
- Sự ưu ái đặc biệt mà ông nhận được từ nhà Lý, đồng thời khẳng định tài năng xuất chúng và uy tín của ông.
- Trong tâm trí những người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Thái Nguyên, Dương Tự Minh mãi là một người anh hùng, con người dũng cảm, chủ động, dám nghĩ dám làm, và nhất là đã để lại cho thế hệ sau nhiều bài học về công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Mỗi chúng ta ở đây đều phải lấy tấm gương của anh hùng Dương Tự Minh để noi theo, làm việc gì cũng cần phải suy tính trước sau, cảnh giác trước kẻ thù và không được nhân nhượng trước cái xấu.
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Hải Yến A
2. Nguyễn Thanh Hiền
3. Nguyễn Thảo Phương
4. Vũ Bảo Ngọc
5. Ngô Hoàng Yến
6. Lê Thùy Ngân
10A1_K39_CVA
GOODBYE AND SEE YOU AGAIN!
Nhân vật lịch sử : Dương Tự Minh
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
1. Tiểu sử
- Dương Tự Minh còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay Cao Sơn Quý Minh, người dân tộc Tày, vùng Quán Triều, xã Đông Đạt, phủ Phú Lương - phủ gồm nhiều châu, xứ có diện tích tương ứng với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần Lạng Sơn, Phú Thọ ngày nay (nay là phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên).
- Do có sức khoẻ, trí thông minh và phẩm cách hơn người nên ông được các thổ quan, tù trưởng vùng sơn cước suy tôn làm thủ lĩnh phủ Phú Lương xưa, trong suốt ba đời vua nhà Lý: Lý Nhân Tông (1072-1128), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175).
- Dưới triều đại nhà Lý, đời vua Lý Nhân Tông, cha của Dương Tự Minh (người Tày), là một Quan châu mục họ Dương, làm thủ lĩnh trong vùng và đã lập nhiều chiến công chống quân Tống xâm lược lần thứ hai trên chiến tuyến sông Cầu ở vùng phủ Phú Lương. Ở tuổi 70, ông bà mới sinh cậu con trai, đặt tên là Dương Tự Minh.
Đền Đuổm
2. Cuộc đời và sự nghiệp
Dương Tự Minh mồ côi cha từ nhỏ, ở với mẹ, là người thông minh, chăm chỉ và hiếu nghĩa.
Năm ông ngoài 20 tuổi, trong vùng bọn phỉ tặc hoành hành cướp phá, dân tình vô cùng khốn khổ. Dương Tự Minh thành lập đội dân binh và đã ngăn chặn được sự hung hãn của bọn phỉ tặc, làng bản trở lại bình yên.
- Năm Đinh Mùi (1127) vua Lý Nhân Tông gả con gái của mình là công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh và phong cho chức Châu mục vùng thượng nguyên, trấn trị cả phủ Phú Lương rộng lớn-một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước.
- Tháng 9 năm 1138, Vua Lý Thần Tông băng hà lúc 23 tuổi, hoàng thái tử Thiên Tộ nối ngôi báu khi đó mới 3 tuổi nên phàm việc gì bất cứ lớn nhỏ đều ở tay Đỗ Anh Vũ quyết đoán cả. Năm Đại Định thứ 5 (1144) Đàm Hữu Lượng đem đồ đảng đến cướp châu Quảng Uyên, Dương Tự Minh được phong chức Đô đốc, thống binh cùng hai tướng Nguyên Như Mai và Lý Nghĩa Vinh chỉ huy 3 vạn binh mã tiến công như vũ bão và giết chết Đàm Hữu Lượng. Sau chiến thắng Vua Lý Anh Tông đã tác thành Dương Tự Minh cùng công chúa Thiều Dung tài sắc vẹn toàn. Sau đó ông cũng được điều về kinh thành Thăng Long phò vua giúp nước.
* Kết luận
- Dương Tự minh là người thông minh lanh lợi, tài năng, đức độ, thẳng thắn và trung thực. Là nhân vật lịch sử có công lao với mảnh đất thái Nguyên nói riêng và triều đinh phong kiến nói chung. Sau khi mất, ông được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là Thượng đăng thần, các đời sau đều phong cho ông sắc: “CAO SƠN QUÝ MINH”.
3. Di tích lịch sử gắn với nhân vật
*Các địa điểm thờ tự:
- Trên cả một vùng rộng lớn từ Bắc Kạn, Thái nguyên, Bắc Giang, có nhiều nơi dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm.
+ Đền Đuổm dưới chân núi Đuổm với phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, nhiều những ngọn núi đá tự nhiên.
+ Ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên có Đình Kha Sơn Thượng thuộc xóm Tây Bắc, xã Kha Sơn là đình đã được xếp hạng di tích lịch sử. Đình này thờ thần hoàng là Dương Tự Minh. Những làng thờ Thành hoàng là Đức Thánh Đuổm cũng thường mở hội lớn suốt 3 ngày vào dịp đầu xuân, lễ rước trang trọng.
Đền Đuổm được xây dựng năm 1180 vào thời Lý Cao Tông, dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cạnh quốc lộ 3 (Thái Nguyên - Bắc Kạn), cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc, từ lâu đã có tiếng là địa linh. Đây là nơi thờ tự chính của anh hùng Dương Tự Minh
Những con đường mang tên người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh
- Ngoài ra, tên ông cũng được đặt tên cho một con đường và một ngôi trường ở Thành phố Thái Nguyên để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao.
4. Bài học rút ra từ nhân vật
- Ông là con người trí dũng song toàn, là một vị tướng có tài cầm quân, yêu nước thương dân và đặc biệt đã góp công rất lớn cho sự tồn tại và phát triển của vương triều nhà Lý.
- Sự ưu ái đặc biệt mà ông nhận được từ nhà Lý, đồng thời khẳng định tài năng xuất chúng và uy tín của ông.
- Trong tâm trí những người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Thái Nguyên, Dương Tự Minh mãi là một người anh hùng, con người dũng cảm, chủ động, dám nghĩ dám làm, và nhất là đã để lại cho thế hệ sau nhiều bài học về công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Mỗi chúng ta ở đây đều phải lấy tấm gương của anh hùng Dương Tự Minh để noi theo, làm việc gì cũng cần phải suy tính trước sau, cảnh giác trước kẻ thù và không được nhân nhượng trước cái xấu.
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Hải Yến A
2. Nguyễn Thanh Hiền
3. Nguyễn Thảo Phương
4. Vũ Bảo Ngọc
5. Ngô Hoàng Yến
6. Lê Thùy Ngân
10A1_K39_CVA
GOODBYE AND SEE YOU AGAIN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)