Lịch sử: STGt Chiến khu Ngọc Trạo, Thạch Thành, TH
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: STGt Chiến khu Ngọc Trạo, Thạch Thành, TH thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Chiến khu Ngọc Trạo – ngọn lửa sáng của phong trào cách mạng xứ Thanh
Chính trị
Friday, ngày 15/09/2006
( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/news/12036.bth ).
Chiến khu Ngọc Trạo – ngọn lửa sáng của phong trào cách mạng xứ Thanh (Ảnh sưu tầm)
Tượng đài Chiến khu du kích Ngọc Trạo. (Ảnh: Khắc Công)
(THO) - Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Ngọc Trạo ngày 19-10-1941 là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng. Các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo với vũ khí thô sơ: súng kíp, mã tấu, dao, kiếm nhưng đã làm cho quân thù run sợ. Khí phách cách mạng kiên cường của các chiến sĩ du kích đã để lại cho đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa sự cảm phục và viết nên bản hùng ca bất tử về Chiến khu du kích Ngọc Trạo
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930) là những sự kiện lịch sử có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam và nhân dân Thanh Hóa. Có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng càng phát triển sôi sục và rộng lớn. Các phong trào: đấu tranh chống khủng bố trắng; khôi phục Đảng Cộng sản (1930 – 1935); đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ; phản đế cứu quốc... đã tạo ra thực lực mới cho cách mạng. Sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang mà Chiến khu du kích Ngọc Trạo là đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc trở thành sự kiện điển hình tiêu biểu, ngọn lửa sáng của phong trào cách mạng Thanh Hóa.
Tháng 2 năm 1941, sau khi đồng chí Đặng Châu Tuệ đi dự hội nghị liên tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh tiếp thu “Thông báo khẩn cấp” của Trung ương, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tại làng Phong Cốc (Thọ Xuân) để bàn về xây dựng phát triển các đội tự vệ, du kích, xây dựng căn cứ cách mạng ở tỉnh ta. Sau hội nghị này, phong trào phản đế cứu quốc phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Tháng 6-1941, tại làng Phúc Tĩnh (Yên Định) hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã quyết định xây dựng căn cứ địa cách mạng và phân công các thành viên phụ trách các vùng căn cứ, các mặt công tác. Tháng 7-1941, tại khu vực Đông Bắc, các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn (tức Trần Tiến Quân) đã cùng với huyện ủy phản đế cứu quốc Thạch Thành chọn làng Ngọc Trạo (Tổng Trạc Nhật) làm căn cứ huấn luyện du kích, thành lập Ban lãnh đạo chiến khu gồm 3 đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ và Trịnh Huy Lãn (đồng chí Đặng Châu Tuệ phụ trách chung). Lực lượng cách mạng từ các nơi trong tỉnh kéo về tham gia khu căn cứ Ngọc Trạo ngày càng đông, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng và bảo vệ. Nhận thấy các hoạt động ở khu căn cứ Ngọc Trạo có nguy cơ bị lộ, ngày 18-9-1941, Ban lãnh đạo chiến khu quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về Hang Treo (Hà Long, Hà Trung) cách Ngọc Trạo hơn 15 km. Tại Hang Treo, đêm 19-9-1941, Đội du kích Ngọc Trạo được thành lập, gồm 21 chiến sĩ, phiên thành 3 tiểu đội, do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm chỉ huy trưởng. Bài hát “Đời ta bấy lâu khổ rồi” được chọn làm Đội ca của Đội du kích Ngọc Trạo. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thề quyết chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Sau đó ít lâu, toàn bộ lực lượng du kích của Chiến khu Ngọc Trạo tại Hang Treo đã chuyển về đồi Ma Mầu (gần Ngọc Trạo). Nhằm tăng cường lực lượng, mở rộng phạm vi hoạt động của chiến khu, Tỉnh ủy quyết định tuyển chọn thêm 500 chiến sĩ tự vệ ở các phủ, huyện để tăng cường cho Ngọc Trạo. Thực hiện chủ trương của Ban chỉ huy, các cơ sở cách mạng trong tỉnh đã tích cực lựa chọn những thanh niên ưu tú trong tổ chức mình đưa về chiến khu. Nhiều thanh niên các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình... đã tìm về Ngọc Trạo gia nhập chiến khu. Các cơ sở cách mạng ở Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa đã tuyển chọn 80 chiến sĩ tự vệ cứu quốc tập trung về căn cứ Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) tập luyện chờ ngày lên chiến khu.
Ngày 8-10-
Chính trị
Friday, ngày 15/09/2006
( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/news/12036.bth ).
Chiến khu Ngọc Trạo – ngọn lửa sáng của phong trào cách mạng xứ Thanh (Ảnh sưu tầm)
Tượng đài Chiến khu du kích Ngọc Trạo. (Ảnh: Khắc Công)
(THO) - Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Ngọc Trạo ngày 19-10-1941 là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng. Các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo với vũ khí thô sơ: súng kíp, mã tấu, dao, kiếm nhưng đã làm cho quân thù run sợ. Khí phách cách mạng kiên cường của các chiến sĩ du kích đã để lại cho đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa sự cảm phục và viết nên bản hùng ca bất tử về Chiến khu du kích Ngọc Trạo
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930) là những sự kiện lịch sử có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam và nhân dân Thanh Hóa. Có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng càng phát triển sôi sục và rộng lớn. Các phong trào: đấu tranh chống khủng bố trắng; khôi phục Đảng Cộng sản (1930 – 1935); đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ; phản đế cứu quốc... đã tạo ra thực lực mới cho cách mạng. Sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang mà Chiến khu du kích Ngọc Trạo là đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc trở thành sự kiện điển hình tiêu biểu, ngọn lửa sáng của phong trào cách mạng Thanh Hóa.
Tháng 2 năm 1941, sau khi đồng chí Đặng Châu Tuệ đi dự hội nghị liên tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh tiếp thu “Thông báo khẩn cấp” của Trung ương, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tại làng Phong Cốc (Thọ Xuân) để bàn về xây dựng phát triển các đội tự vệ, du kích, xây dựng căn cứ cách mạng ở tỉnh ta. Sau hội nghị này, phong trào phản đế cứu quốc phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Tháng 6-1941, tại làng Phúc Tĩnh (Yên Định) hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã quyết định xây dựng căn cứ địa cách mạng và phân công các thành viên phụ trách các vùng căn cứ, các mặt công tác. Tháng 7-1941, tại khu vực Đông Bắc, các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn (tức Trần Tiến Quân) đã cùng với huyện ủy phản đế cứu quốc Thạch Thành chọn làng Ngọc Trạo (Tổng Trạc Nhật) làm căn cứ huấn luyện du kích, thành lập Ban lãnh đạo chiến khu gồm 3 đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ và Trịnh Huy Lãn (đồng chí Đặng Châu Tuệ phụ trách chung). Lực lượng cách mạng từ các nơi trong tỉnh kéo về tham gia khu căn cứ Ngọc Trạo ngày càng đông, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng và bảo vệ. Nhận thấy các hoạt động ở khu căn cứ Ngọc Trạo có nguy cơ bị lộ, ngày 18-9-1941, Ban lãnh đạo chiến khu quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về Hang Treo (Hà Long, Hà Trung) cách Ngọc Trạo hơn 15 km. Tại Hang Treo, đêm 19-9-1941, Đội du kích Ngọc Trạo được thành lập, gồm 21 chiến sĩ, phiên thành 3 tiểu đội, do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm chỉ huy trưởng. Bài hát “Đời ta bấy lâu khổ rồi” được chọn làm Đội ca của Đội du kích Ngọc Trạo. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thề quyết chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Sau đó ít lâu, toàn bộ lực lượng du kích của Chiến khu Ngọc Trạo tại Hang Treo đã chuyển về đồi Ma Mầu (gần Ngọc Trạo). Nhằm tăng cường lực lượng, mở rộng phạm vi hoạt động của chiến khu, Tỉnh ủy quyết định tuyển chọn thêm 500 chiến sĩ tự vệ ở các phủ, huyện để tăng cường cho Ngọc Trạo. Thực hiện chủ trương của Ban chỉ huy, các cơ sở cách mạng trong tỉnh đã tích cực lựa chọn những thanh niên ưu tú trong tổ chức mình đưa về chiến khu. Nhiều thanh niên các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình... đã tìm về Ngọc Trạo gia nhập chiến khu. Các cơ sở cách mạng ở Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa đã tuyển chọn 80 chiến sĩ tự vệ cứu quốc tập trung về căn cứ Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) tập luyện chờ ngày lên chiến khu.
Ngày 8-10-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)