Lịch sử: ST LS TP. Thanh Hóa( 1930- 1945).

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: ST LS TP. Thanh Hóa( 1930- 1945). thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Lịch sử Thanh phố Thanh Hóa( 1930- 1945):
( Nguồn: http://thanhhoacity.gov.vn/city_info/anzeige/news/aktuelles/show.cfm?region_id=74&id=624&modul_id=33&print=1 ).




Chương IV: THÀNH PHỐ THANH HÓA 1930 - 1945
| source
 
1. Thành phố Thanh Hoá với sự chuẩn bị ra đời của tổ chức Đảng cộng sản và đấu tranh dành độc lập dưới ngọn cờ của Đảng.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã thổi một luồng gió cách mạng mới vào Việt Nam và tất nhiên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào yêu nước của nhân dân xứ Thanh nói chung và thành phố nói riêng trong một điều kiện mới.
Tháng 6 năm 1925 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên đồng chí Hội và bắt đầu tiến hành công tác truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước. Với những tác động đó từ năm 1925 phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá nói chung và thành phố nói riêng đã được nâng lên một bước phát triển mới, với những sự kiện đáng lưu ý: 
- Tháng 12 năm 1925 được tin thực dân Pháp sẽ giải cụ Phan Bội Châu về Huế, giáo viên và học sinh thuộc các huyện Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Yên Định... đã có mặt tại thị xã Thanh Hoá mong được đón tiếp cụ. Tuy cuộc đón tiếp không thành vì bọn thống trị ngăn trở nhưng cũng biểu lộ được tình cảm với nhà chí sĩ cách mạng lão thành, biểu hiện lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc.
Tháng 3 năm 1927, các nhân sỹ yêu nước tại thành phố Thanh Hoá đã gửi kiến nghị lên công sự Pháp yêu cầu cho được tổ chức kỷ niệm ngày giỗ đầu cụ Phan Chu Trinh.
Để kỷ niệm ngày mất của cụ Phan Chu Trinh hàng trăm học sinh mặc áo trắng đến lớp rồi kéo nhau đến Mật Sơn để làm lễ tưởng niệm cụ. Thực dân pháp ra tay khủng bố, đàn áp và bắt đi 10 học sinh. Học sinh nhiều trường khác liền tổ chức bãi khoá, đòi nhà cầm quyền thả ngay những người bị bắt. Cuối cùng thực dân Pháp phải nhượng bộ. Sôi nổi nhất là những hoạt động của học sinh các trường tiểu học ở Đông Sơn, và tỉnh lỵ Thanh Hoá đấu tranh đòi bỏ lệ cấm nói tiếng Việt trong trường.    
- Tháng 5 năm 1926, Hội đọc sách báo cách mạng đã ra đời tại thành phố Thanh Hoá. Lúc đầu hội chỉ có mười người nên có tên là Thập nhân chi hội. Mục đích của hội là nhằm giúp cho quần chúng hiểu biết về cách mạng tháng Mười Nga. Từ hội đọc sách báo cách mạng ở thị xã đã nhanh chóng lan toả về các vùng nông thôn như Hội đọc sách báo Mao Xá, trường tiểu học Pháp Việt Đông Sơn, và một số nơi khác thuộc huyện Thiệu Hoá v.v...
- Hội đọc sách báo cách mạng làm nhiệm vụ lịch sử là tập hợp những thanh niên yêu nước để hướng dẫn, giáo dục giác ngộ đi theo con đường cách mạng.
- Thông qua những hoạt động của Hội một số hội viên tích cực được lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở.
- Tháng 7 năm 1926 Lê Hữu Lập(1) đưa đoàn đầu tiên sang Trung Quốc trong số đi đợt ấy ở thành phố có một người là Nguyễn Văn Đắc, còn có mật danh là Cao Hoài Nghĩa(2).
- Tháng 2 năm 1927 một số tổ chức mới ra đời - Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội - trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng. Từ chi hội thị xã đã mau chóng lan toả về các huyện. Số hội viên đầu tiên được kết nạp tại chi hội thị xã có Mai Xuân Diễm, Nguyễn Chí Hiền, Vũ Danh Thuỳ, Lê Công Thanh, Phạm Đức Bàn. Các hội viên khoá đầu tiên này đều là giáo viên trường tiểu học thị xã nên hoạt động khá tích cực trong phong trào học sinh, kêu gọi tẩy chay nói tiếng Pháp trong nhà trường, chống khủng bố trong học sinh. Phối hợp các phong trào này trong nhân dân còn có phong trào dùng hàng nội, tẩy chay hàng ngoại.  
- Hội nghị cán bộ thanh niên cơ sở nhằm thống nhất lực lượng toàn tỉnh đã họp tại số nhà 26 Hàng Than (nay là phố Hàng Than, thành phố Thanh Hoá), bầu ban chấp hành gồm ba đồng chí: Lê Hữu Lập (Bí Thư), Lê Công Thanh và Nguyễn Chí Hiệu (uỷ viên). Ngôi nhà 26 Hàng Than là trụ sở của tỉnh bộ và trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh. Đây là cái mốc lịch sử khá quan trọng trên con đường vận động cách mạng vô sản ở Thanh Hoá.
- Cuối năm 1927 thực hiện chủ trương của Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)