Lịch sử: ST lịch sử Đoàn TNCS HCM
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: ST lịch sử Đoàn TNCS HCM thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
( Nguồn: http://huyendoanmyloc.web.officelive.com/Camnang.aspx ).
CHƯƠNG I NGUYẾN ÁI QUỐC VÀ TỔ CHỨC VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐOÀN
---
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ toàn quyền Đông Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết:
“Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”.
Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.
Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân...
Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn Ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v... và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, văn hóa có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác.
Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên công nhân, binh lính (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp) và sinh viên... Nhóm hoạt động mạnh mẽ làm cho giới cầm quyền Pháp rất lo ngại. Do công tác tuyên truyền, tổ chức của nhóm được tiến hành tích cực nên cơ sở của nhóm phát triển khá mạnh. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chân thành mời hai nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường tham gia hoạt động của “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” song cơ bản cả hai ông không tán thành: “Vì các ông cho nhóm thanh niên ấy là trẻ con”
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hội nghị Vécxây (Versailles) họp tại Thủ đô Paris giữa các nước thắng trận vào ngày 18-6-1919. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đưa tới hội nghị bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách này được gửi đến các đoàn đại biểu Đồng minh và tất cả các nghị viện của Quốc hội Pháp. Báo “Nhân đạo” (L’Humanité) và nhiều nhật báo khác ở Pháp đã đăng nguyên văn hoặc trích ngang bản yêu sách chính trị quan trọng này. Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí của Người đã cho in bản yêu sách thành truyền đơn gửi về trong nước. Dư luận ở Paris cũng như ở Pháp coi việc làm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc như là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái
( Nguồn: http://huyendoanmyloc.web.officelive.com/Camnang.aspx ).
CHƯƠNG I NGUYẾN ÁI QUỐC VÀ TỔ CHỨC VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐOÀN
---
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ toàn quyền Đông Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết:
“Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”.
Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.
Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân...
Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn Ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v... và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, văn hóa có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác.
Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên công nhân, binh lính (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp) và sinh viên... Nhóm hoạt động mạnh mẽ làm cho giới cầm quyền Pháp rất lo ngại. Do công tác tuyên truyền, tổ chức của nhóm được tiến hành tích cực nên cơ sở của nhóm phát triển khá mạnh. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chân thành mời hai nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường tham gia hoạt động của “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” song cơ bản cả hai ông không tán thành: “Vì các ông cho nhóm thanh niên ấy là trẻ con”
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hội nghị Vécxây (Versailles) họp tại Thủ đô Paris giữa các nước thắng trận vào ngày 18-6-1919. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đưa tới hội nghị bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách này được gửi đến các đoàn đại biểu Đồng minh và tất cả các nghị viện của Quốc hội Pháp. Báo “Nhân đạo” (L’Humanité) và nhiều nhật báo khác ở Pháp đã đăng nguyên văn hoặc trích ngang bản yêu sách chính trị quan trọng này. Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí của Người đã cho in bản yêu sách thành truyền đơn gửi về trong nước. Dư luận ở Paris cũng như ở Pháp coi việc làm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc như là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)