Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam thế kỷ XX
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha |
Ngày 03/05/2019 |
393
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam thế kỷ XX thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B – NHÓM 5
Ngoại giao Việt Nam trong thế kỷ XX
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Thanh
/
Lời nói đầu
Để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất nước nhà thì ở bất kỳ quốc gia nào, chủ trương, phương pháp, chiến lược ngoại giao luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để có được nền độc lập như hôm nay, Đảng và Nhà nước, nhân dân ta ngoài sự chiến đấu ngoan cường, mạnh mẽ trước kẻ thù xâm lược, còn hoạch định ra những đường hướng ngoại giao hợp lý, biết người biết ta để phân hóa, cô lập kẻ thù. Và mặt trận ngoại giao – một mặt trận không tiếng súng đã là một phần quan trọng trong lá chắn bảo vệ Tổ quốc.
Nền ngoại giao thế kỷ XX mang đậm dấu ấn sâu sắc của những chủ trương, phương pháp, chiến lược ngoại giao thông minh, hợp tình, hợp lý của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rõ ràng nhất trong 3 bản Hiệp định: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Genève và Paris. Những tinh hoa, nghệ thuật ngoại giao đã được nước ta kế thừa, tích lũy và phát huy cao độ trong 3 bản Hiệp định này và chắn chắn sẽ tiếp tục được rèn giũa, đúc kết, cải tiến cho phù hợp với thời đại hơn nữa.
Nhóm 5 được phân công nghiên cứu những chủ trương, phương pháp chiến lược ngoại giao trong 3 bản Hiệp định quan trọng trên của nước ta vào thế kỷ XX. Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề rất thời sự, hấp dẫn và có tính thực tiễn cao trong thời đại mới của nước ta – thời đại hội nhập quốc tế với những chuyển biến sâu sắc, quan trọng trong sự kết nối các quốc gia với nhau và Việt Nam là một bộ phận hữu cơ trong mắt xích quan hệ đó. Do vậy, tìm hiểu nội dung, giá trị của 3 bản Hiệp định trong việc thể hiệ chủ trương, chiến lược cũng như phương pháp ngoại giao là tối quan trọng trong việc học tập bộ môn Quốc tế học.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, phân tích các nguồn tài liệu để có được bài thu hoạch tốt nhất, song những sai sót là điều khó tránh khỏi. Nhóm 5 rất mong nhận được những sự đóng góp chân tình, mang tính xây dựng từ Cô và các bạn.
Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn.
Phần nội dung
I. Những nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973
1. Hiệp định Sơ bộ
a. Hoàn cảnh ký kết
Vừa mới giành được độc lập vào năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách, thù trong giặc ngoài là nguy cơ đe dọa nền độc lập vừa mới giành được của chính quyền non trẻ này. Ngày 23/9/1945, Pháp tái chiếm Nam Bộ và âm mưu tiến ra miền Bắc lật đổ chính quyền nhân dân của ta. Trước tình thế nguy nan này, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết là một bước đi phù hợp với sách lược của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ.
Theo Hiệp ước Postdam năm 1945 sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, các nước Đồng Minh sẽ tiến hành vào giải giáp quân đội của các nước phát xít tại các thuộc địa bị chúng chiếm đóng. Tại Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công trên cả nước, Việt Nam đã giành lại được độc lập từ tay đế quốc Nhật. Như vậy, theo tinh thần Hiệp ước Postdam trước đó, tại miền Bắc nước ta quân Tưởng sẽ vào giải giáp quân đội Nhật, tương tự tại miền Nam là quân Anh.
Sau độc lập, chính quyền non trẻ của nước VNDCCH được thành lập và lập tức bắt tay vào việc giải quyết những khó khăn trước mắt, vấn đề xây dựng và cũng cố chính quyền nhân dân, giệt giặc đói giặc dốt được khẩn trương thực hiện; bên cạnh đó, việc từng bước theo dõi và đối phó với âm mưu của Tưởng và Pháp cũng là một vấn đề quan trọng.
Sau khi tái chiếm được miền Nam, thực dân Pháp đã có ý định chiếm luôn miền Bắc, nhưng trở ngại lớn nhất của chúng là vấp phải một lực lượng kháng chiến mạnh của chính quyền VNDCCH (ở miền Nam thực dân Pháp vẫn chưa thể dập tắt được phong trào kháng chiến của nhân dân ta), đồng thời chúng phải đối mặt với 20 vạn quân Tưởng đang giải giáp quân đội Nhật tại đây.
Tại Trung Quốc, lực lượng quân cách mạng đang tấn công quân Tưởng trên khắp nhiều nơi trong cả nước, tình
KHOA LỊCH SỬ
LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B – NHÓM 5
Ngoại giao Việt Nam trong thế kỷ XX
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Thanh
/
Lời nói đầu
Để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất nước nhà thì ở bất kỳ quốc gia nào, chủ trương, phương pháp, chiến lược ngoại giao luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để có được nền độc lập như hôm nay, Đảng và Nhà nước, nhân dân ta ngoài sự chiến đấu ngoan cường, mạnh mẽ trước kẻ thù xâm lược, còn hoạch định ra những đường hướng ngoại giao hợp lý, biết người biết ta để phân hóa, cô lập kẻ thù. Và mặt trận ngoại giao – một mặt trận không tiếng súng đã là một phần quan trọng trong lá chắn bảo vệ Tổ quốc.
Nền ngoại giao thế kỷ XX mang đậm dấu ấn sâu sắc của những chủ trương, phương pháp, chiến lược ngoại giao thông minh, hợp tình, hợp lý của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rõ ràng nhất trong 3 bản Hiệp định: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Genève và Paris. Những tinh hoa, nghệ thuật ngoại giao đã được nước ta kế thừa, tích lũy và phát huy cao độ trong 3 bản Hiệp định này và chắn chắn sẽ tiếp tục được rèn giũa, đúc kết, cải tiến cho phù hợp với thời đại hơn nữa.
Nhóm 5 được phân công nghiên cứu những chủ trương, phương pháp chiến lược ngoại giao trong 3 bản Hiệp định quan trọng trên của nước ta vào thế kỷ XX. Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề rất thời sự, hấp dẫn và có tính thực tiễn cao trong thời đại mới của nước ta – thời đại hội nhập quốc tế với những chuyển biến sâu sắc, quan trọng trong sự kết nối các quốc gia với nhau và Việt Nam là một bộ phận hữu cơ trong mắt xích quan hệ đó. Do vậy, tìm hiểu nội dung, giá trị của 3 bản Hiệp định trong việc thể hiệ chủ trương, chiến lược cũng như phương pháp ngoại giao là tối quan trọng trong việc học tập bộ môn Quốc tế học.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, phân tích các nguồn tài liệu để có được bài thu hoạch tốt nhất, song những sai sót là điều khó tránh khỏi. Nhóm 5 rất mong nhận được những sự đóng góp chân tình, mang tính xây dựng từ Cô và các bạn.
Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn.
Phần nội dung
I. Những nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973
1. Hiệp định Sơ bộ
a. Hoàn cảnh ký kết
Vừa mới giành được độc lập vào năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách, thù trong giặc ngoài là nguy cơ đe dọa nền độc lập vừa mới giành được của chính quyền non trẻ này. Ngày 23/9/1945, Pháp tái chiếm Nam Bộ và âm mưu tiến ra miền Bắc lật đổ chính quyền nhân dân của ta. Trước tình thế nguy nan này, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết là một bước đi phù hợp với sách lược của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ.
Theo Hiệp ước Postdam năm 1945 sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, các nước Đồng Minh sẽ tiến hành vào giải giáp quân đội của các nước phát xít tại các thuộc địa bị chúng chiếm đóng. Tại Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công trên cả nước, Việt Nam đã giành lại được độc lập từ tay đế quốc Nhật. Như vậy, theo tinh thần Hiệp ước Postdam trước đó, tại miền Bắc nước ta quân Tưởng sẽ vào giải giáp quân đội Nhật, tương tự tại miền Nam là quân Anh.
Sau độc lập, chính quyền non trẻ của nước VNDCCH được thành lập và lập tức bắt tay vào việc giải quyết những khó khăn trước mắt, vấn đề xây dựng và cũng cố chính quyền nhân dân, giệt giặc đói giặc dốt được khẩn trương thực hiện; bên cạnh đó, việc từng bước theo dõi và đối phó với âm mưu của Tưởng và Pháp cũng là một vấn đề quan trọng.
Sau khi tái chiếm được miền Nam, thực dân Pháp đã có ý định chiếm luôn miền Bắc, nhưng trở ngại lớn nhất của chúng là vấp phải một lực lượng kháng chiến mạnh của chính quyền VNDCCH (ở miền Nam thực dân Pháp vẫn chưa thể dập tắt được phong trào kháng chiến của nhân dân ta), đồng thời chúng phải đối mặt với 20 vạn quân Tưởng đang giải giáp quân đội Nhật tại đây.
Tại Trung Quốc, lực lượng quân cách mạng đang tấn công quân Tưởng trên khắp nhiều nơi trong cả nước, tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)