Lịch sử Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.doc

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.doc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa) chưa bao giờ xuất hiện trong chính sử Trung Quốc

Lịch sử

Mấy chục năm nay, người Trung Quốc đã đưa ra một lượng lớn sách vở, tư liệu và sử liệu để chứng minh rằng từ đời Hán 2000 năm trước, người Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Tây Sa và Nam Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và cho rằng sự phát hiện hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa  của Trung Quốc cổ đại đã đủ chứng minh Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sau khi phát hiện Nam Sa, chậm nhất là đời Đường - Tống tới nay, người Trung Quốc đã luôn tiến hành các hoạt động sản xuất như đánh bắt, trồng trọt trên quần đảo này và vùng biển phụ cận; hàng năm đều nộp thuế cho chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thực hiện quản lý đối với quần đảo Tây Sa và  Nam Sa thể hiện ở một loạt hành vi chính phủ liên tục và có hiệu lực. Từ đời Đường Trinh Nguyên đến nay, Trung Quốc đã đưa quần đảo Tây Sa và Nam Sa  vào lãnh thổ của mình, đến đời Minh - Thanh thì điều này càng được làm rõ.
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, bài viết này sẽ rà soát những bộ chính sử của Trung Quốc như Tiền Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Khâm định Đại Thanh hội điển đồ để xem quần đảo Tây Sa và  Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) có được đề cập đến không và đề cập như thế nào trong chính sử Trung Quốc từ Tiền Hán cho đến cuối đời Thanh. Những sách và tài liệu khác, không thuộc chính sử, không nằm trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này.
1. Tiền Hán thư (76 – 84) :
Tiền Hán thư là bộ sử của nhà Tiền Hán (206 TCN) do Ban Cố (32-92) đời Đông Hán (25-220) soạn vào những năm Kiến Sơ (76-83) đời Chương Đế (76-88).
Vào thời kỳ này, có thể nói rằng theo chính sử người Trung Quốc chưa biết gì về các quần đảo ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Những ghi chép trong bộ Tiền Hán thư chỉ nhắc đến đảo Hải Nam. Đoạn này được ghi chép như sau :
“Từ (huyện) Từ Văn (quận) Hợp phố đi vào biển ở phía Nam, được đại châu (đảo lớn), Đông, Tây, Nam, Bắc vuông ngàn dặm. Năm đầu niên hiệu Nguyên Phong (110 TCN) đời Vũ Đế (140-87 TCN) lấy làm quận Đảm Nhĩ, Châu Nhai. Dân đều mặc vải như vỏ chăn khoét giữa chùm qua đầu khi mặc. Đàn ông cày ruộng, trồng lúa, đay, gai, đàn bà trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Không có ngựa và hổ, dân có 5 gia súc, trên núi có nai, hoãng. Binh thì dùng giáo, mộc, đao, cung, nỏ, tên tre hoặc mũi bằng xương. Ban đầu là quận huyện, quan lại là người Trung Quốc phần nhiều nhũng nhiễu, nên (dân) mấy năm một lần chống lại. Đời Nguyên Đế (48-33 TCN) bèn bãi bỏ.”
Như vậy, Tiền Hán thư chỉ nhắc đến đảo Hải Nam và sự kiện chinh phục đảo Hải Nam năm 110 TCN của Nhà Hán. Sự kiện chinh phục đảo Hải Nam chứng tỏ đảo này không phải thuộc nhà Hán. Người dân bản xứ được nhắc đến ở đây là các tộc người đã đứng dậy chống lại ách đô hộ của Nhà Hán, buộc quân Hán xâm lược phải rời bỏ đảo vào thời gian đó.
2. Đường thư (1060) :
Đường thư là bộ sử nhà Đường (608-907) do Âu Dương Tu (1007-1072) biên soạn trong những năm 1054-1060. Trong bộ Đường thư này, có hai đoạn liên quan đến địa lý hành chính của đảo Hải Nam.
Đoạn thứ nhất về sự kiện xảy ra năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên. Đoạn này viết như sau :
“Tháng 10, Lĩnh Nam tiết độ sứ (thống đốc) Lý Phục lấy lại Quỳnh Châu” (Quyển 7, bản kỷ, tờ 71).
Về sự kiện thống đốc đạo Lĩnh Nam (nay là Quảng Đông, Quảng Tây) đem quân lấy lại đảo Hải Nam năm Trinh Nguyên thứ 5 (789), sau 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo này (từ năm 666 – theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc sử đời Tống, quyển 167, tờ 11a-11b), một số học giả Trung Quốc đã xuyên tạc là “các đảo Nam Hải từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc (Hàn Chấn Hoa, Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên, 1988, trang 33) hoặc quần đảo Trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)