Lịch sử phát triển Thị xã Mường Lay

Chia sẻ bởi Triệu Quốc Bình | Ngày 27/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử phát triển Thị xã Mường Lay thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Class B1
Bài thực hành nhóm 1
(Thực hiện ngày 16/03/2013)
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Thực hành tìm hiểu về T.x Mường Lay
Đôi nét về T.x Mường Lay
Thị xã Mường Lay trước năm 1995 là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu cũ có tên là thị xã Lai Châu. Năm 2005, Chính phủ tái thành lập thị xã và đổi tên là thị xã Mường Lay trực thuộc tỉnh Điện Biên. Thị xã Mường Lay trước khi di dân có khoảng hơn 3.000 hộ dân, có ba xã phường. Từ 2005, thị xã đã triển khai di dân theo quy hoạch gồm năm điểm tái định cư: khu Đồi Cao dành cho du lịch – dịch vụ cảng; khu Nậm Cản dành cho trường học, lực lượng vũ trang; khu cơ khí dành cho trung tâm thương mại; khu Chi Luông dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp; khu Lay Lưa dành cho khu đô thị mở rộng.
2.Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lí
3.Lịch sử
4.Dân cư
5.Văn hóa xã hội và giáo dục
Vị trí địa lí
Thị xã Mường Lay nằm ở phía bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên phủ 102 km, có giới hạn từ 21°57’35” đến 22°06’10” vĩ độ Bắc và từ 103°02’35” đến 103°11’10” kinh độ Đông.Phía bắc và tây bắc giáp huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; phía Đông, phía nam và tây nam giáp huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.


Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Thị xã Mường Lay có địa hình đa dạng, phức tạp. Đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhiều (5,5 - 6km/km2). Độ dốc tự nhiên lớn hơn 250 chiếm hơn 90% tổng diện tích của Thị xã, hướng dốc chính thấp dần về phía Bắc (sông Đà). 
Thị xã được chia thành 3 vùng chính
+ Vùng đồng bằng
+ Vùng núi thấp
+ Vùng núi trung bình và cao
Mường Lay
Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Khí hậu thị xã thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam.Là vùng đón gió tây và đông nam. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (Gió Lào).Hằng năm có 2 mùa rõ rệt : Mùa đông tương đối lạnh , ít mưa và sương muối kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 , nóng, mưa nhiều.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.066,1mm mưa tập chung theo mùa.

Sông suối
Đặc thù sông suối ở đây độ dốc lớn, có lượng dòng chảy lớn, không đều, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Thị xã nằm trong thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: Sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Phần lớn đất đai Thị xã thuộc lưu vực của suối Nậm Lay.
Điều kiện tự nhiên
Thổ nhưỡng
Thị xã bao gồm 6 loại đất chính:Đất cát ven sông suối, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Khoáng sản
Ít chủng loại nhưng có 1 số khoáng sản giàu về số lượng:Khoáng sản vật liệu xây dựng ốp lát, đá phiến lợp, khai thác cát sỏi…
Lịch sử
Thời Hùng Vương, nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, Thị xã Mường Lay ngày nay thuộc bộ Tân Hưng; thời Lý thuộc châu Lâm Tây; thời Trần thuộc lộ Đà Giang; thời Lê Lợi thuộc trấn Gia Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3 phủ: Gia Hưng, Quy Hóa, An Tây. Phủ An Tây có 10 châu, Thị xã Mường Lay hiện nay thuộc Châu Lai của phủ An Tây.
Năm 1841, nhà Nguyễn lấy đất các châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Châu Lai lập thành phủ Điện Biên. Châu Lai thuộc phủ Điện Biên.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta song mãi đến tháng 4-1890 chúng mới chiếm được Lai Châu, trong đó có Châu Lai.
Lịch sử
Ngày 10-10-1949, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu ra đời. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo.
Ngày 12-12-1953, huyện Châu Lai và thị trấn Mường Lay được bộ đội chủ lực giải phóng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Đồng bào các dân tộc của huyện đã được hưởng tự do, hòa bình. Do địa bàn hoạt động rộng, cán bộ ít nên Ban cán sự Đảng liên huyện Tuần - Lai không đảm đương được địa bàn mới, do đó Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu quyết định tách Ban cán sự Đảng liên huyện Tuần - Lai thành Ban cán sự Đảng huyện Tuần Giáo và Ban chi uỷ huyện Mường Lay.
Lịch sử
Ngày 29-4-1955, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập gồm 16 châu, châu Mường Lay trực thuộc khu tự trị Thái - Mèo vì không có cấp hành chính tỉnh
Sau kỳ họp thứ V Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa( 24 đến 27-10-1962 ), 2 kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu  (1963),  Công văn số 1222/CQĐG của Bộ Nội vụ( 3-4-1964 ), Quyết định số 664/TCCB của  Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu(28-8-1964), Quyết định số 189-CP của Hội đồng Chính phủ (8-10-1971). Ngày 2-3-2005, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 25/2005/NĐ-CP về việc "điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên Thị xã Lai Châu thành Thị xã Mường Lay“. Một quá trình dài với những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi nhưng địa danh Châu Lai - thị trấn Mường Lay - thị trấn Lai Châu - Thị xã Lai Châu - Thị xã Mường Lay vẫn trường tồn với thời gian và lịch sử.
Dân cư
Thị xã Mường Lay có 2 phường, 1 xã, 47 tổ bản, địa bàn dân cư với 2.561 hộ, dân số trung bình 10.699 người. Những năm qua, công tác dân số trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa hiểu đầy đủ về Pháp lệnh Dân số, tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn gia tăng ở một số bản vùng cao, tỷ lệ mất cân bằng giới tính đang là một thách thức với công tác dân số - KHHGĐ..
Địa bàn Mường lay có 8 dân tộc anh em sinh sống trong đó có dân tộc thái chiếm 59,8%, dân tộc kinh chiếm 32,6 % , dân tộc mông chiếm 6,1 % còn lại là các dân tộc khác chiếm 1,5%. Đời sông nhân dân thị xã vẫn còn ở mức thấp số hộ nghèo nhiều( theo số liệu 2009)
Văn hóa xã hội và giáo dục
Văn hóa xã hội
Từ khi thành lập đến nay, văn hoá - xã hội của các dân tộc trên địa bàn Thị xã có nhiều chuyển biến tích cực. Dân tộc Thái vẫn lưu giữ và phát triển được những bản sắc văn hoá đặc trưng của mình.
Ăn: Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, tuy vậy gạo nếp vẫn được nhiều người ưa thích. Trên mâm không thể thiếu được món ớt giã với muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hẹ hoặc củ kiệu... có thể thêm gan gà luộc chín, cá nướng... gọi là chẩm chéo. Các món ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc Thái trắng nơi đây như: Thịt hun khói, cá nướng (pa pỉnh tộp), cơm lam (khẩu lam), gà nướng (nhắm cáy pỉnh), xôi ngũ sắc, canh măng chua nấu cá (pa canh nó xủm), canh chân trâu nấu lá vón vén, rêu đá, rau rớn nộm, hoa chuối rừng nộm, măng lay nộm...
Văn hóa xã hội và giáo dục
Văn hóa xã hội
Mặc: Các cô gái Thái trắng mặc áo cánh và áo cóm, đủ màu sắc, đính khuy bạc hình con bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, kết hợp với chiếc váy vải màu thẫm, thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây, đeo dây xà tích bạc ở bên hông. Ngày lễ, tết có thể khoác thêm chiếc áo dài đen, xẻ nách, hoặc kiểu chui đầu, hở ngực có hàng khuy bướm của áo cánh, chiết eo, vai phồng, đính vải trang trí ở nách và đôi vai ở phía trước. Nam giới mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt và một túi ở ngực trái.
Ở: Người Thái ở nhà sàn. Nhà có dáng vẻ khác nhau: Nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.
Văn hóa xã hội và giáo dục
Người Thái trắng ở Mường Lay việc lấy vợ và lấy chồng phải trải qua nhiều bước, trong đó có ba bước cơ bản : Bước một là “khơi khoản”( người con trai đến ở rể chưa được vào trong nhà mà phải ở ngoài.), bước hai là “khửn khơi”( chàng rể được vào trong nhà để thử thách phẩm chất và lao động), bước ba là “tỏn pậu” (đón dâu về nhà chồng).

Lễ hội Then Kin Pang là lễ hội tiêu biểu của dân tộc của người thái trắng.

Ngoài ra người Thái trắng còn có các hoạt động văn hoá - văn nghệ khác như: Các điệu xòe, các loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú. Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, dạo thuyền, bắn nỏ, tó cù và tó má lẹ...

Văn hóa xã hội và giáo dục
Dân tộc Mông trên địa bàn Thị xã cũng vẫn lưu giữ được nét văn hoá truyền thống riêng như: Ăn tết vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hàng năm và tổ chức lễ hội vui chơi: Ném pa pao, múa khèn... Trang phục nhiều màu sắc, trong đó màu chủ đạo là màu đen. Thị xã thường xuyên tổ chức các đợt thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
Trang phục dân tộc Thái
Trang phục dân tộc Mông
Nhà sàn người Thái
Văn hóa xã hội và giáo dục
Giáo dục
Hệ thống GD được mở rộng đến các xã, phường từ mầm non đến THPT. Năm học 2009 - 2010 toàn Thị xã có 9 trường (8 trường Mầm non, Tiểu học, THCS và 1 trường THPT). Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng ở các cấp học, bậc học; các cán bộ quản lý GD cùng toàn thể đội ngũ giáo viên thường xuyên được đầu tư, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới đánh giá và đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư đầy đủ, hiện đại hơn, nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Thị xã. Đến năm 2007, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông.




Trường MN Nậm Cản
Trường Tiểu học Nậm Cản
Trường THPT T.x Mường Lay
Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc
Bài thực hành có sử dụng tư liệu của:
Lịch sử Đảng bộ Thị xã Mường Lay
(1971- 2011)
Trang web: http://www.muonglay.gov.vn

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Quốc Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)