Lịch sử phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến 2018

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Thế Tín | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1949 đến 2018 thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

TRUNG QUỐC
Quốc huy:
Quốc kỳ
TBT - Chủ tịch nước Tập Cận Bình

I.Khái quát về đất nước Trung Quốc
* Diện tích: 9.57 triệu km (lớn thứ tư trên thế giới.)
Là một nước láng giềng nằm ở phía bắc nước ta.Có quan hệ mật thiết với ta từ lâu đời.
* Dân số: 1.3 tỷ người (2005)
* Thủ đô: Bắc Kinh
* Bình quân thu nhập đầu người: 5.530 USD/người (2005).
II. Các giai đoạn phát triển các chiến lược phát triển xã hội
2.1 Mười năm xây dựng chế độ mới 1949-1959
Bối cảnh trong nước

Sau khi cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Đảng cộng sản, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập.

Nhiệm vụ lớn nhất của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu tiến hành công nghiệp hóa phát triển kinh tế xã hội.
Bối cảnh khu vực và quốc tế

Các quốc gia sau khi giành được độc lập ớ Á Phi, Mĩ latinh bước vào công cuộc khôi phục đất nước. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 1950 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong đó có Trung Quốc, đòi hỏi Đảng cộng sản Trung Quốc cần có những hoạch định chính và chính sách xây dựng phát triển đất nước, để phù hợp với bối cảnh của thế giới.
Quá trình thực hiện và những kết quả đạt được
Từ năm 1950 nhân dân Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế, bắt đầu là cải cách ruộng đất hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng công nghiệp dân tộc phát triển văn hóa giáo dục.
Công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm; 246 công trình nông nghiệp được xây dựng, sản xuất công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952
Năm 1956, 99% nền kinh tế Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước. Phần lớn dân số tiếp tục sống tại nông thôn và tham gia sản xuất nông nghiệp. Bất chấp những nỗ lực công nghiệp hóa của Chính phủ, kết quả đạt được rất khiêm tốn. (Ảnh: Getty Image)
2. Giai đoạn 1959-1978 (Giai đoạn này Trung Quốc đầy biến động và kéo dài 20 năm)

+ Trong giai đoạn này nền kinh tế trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm xút đời sống nhân dân điêu đứng, xã hội mất ổ định.

+ Đứng trước khó khăn trên, Đảng cộng sản đề ra biện pháp với phương châm “điều chỉnh, củng cố, bổ sung, nâng cao”. Các biện pháp khắc phục đã được đưa ra như : giảm bớt hạng mục xây dựng, tập trung sản xuất tiêu dùng và nông nghiệp, chỉnh đốn lại công xã nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế phụ gia đình,… Trong quản lí kinh tế các đòn bẫy kinh tế được đưa ra và áp dụng kịp thời.
Quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Thực hiện “Đại nhảy vọt” (1958-1960)

Mục tiêu “trong vòng 3 năm, 5 năm, hay 7 năm phải biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp” của Mao Trạch Đông được nêu rõ và  phong trào “Ba ngọn cờ hồng” là đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân.

Nông nghiệp : Năm 1958 nổ ra phong trào xây dựng “công xã nhân dân” và đến 10/1958 Trung Quốc đã xây dựng được 26578 công xã nhân dân. Tuy nhiên đây là hình thức nóng vội, duy ý chí và bất chấp tình trạng lạc hậu của nền nông nghiệp.
Công nghiệp: phong trào “toàn dân làm gang thép”, “toàn dân làm công nghiệp” đã bùng lên nhanh chóng. Nhưng vì chưa có kế hoạch nhất định, sai lầm trong phương pháp nên phong trào đã thất bại.
♦ Kết quả :
Kinh tế Trung Quốc rơi vào cảnh trầm trọng nạn đói hoành hành, tiêu tốn cả sức người lẫn của cải của nên kinh tế.

Đến giai đoạn 1961-1965 nền kinh tế được phục hồi và phát triển. Năm 1965, giá trị tổng sản phẩm công nông nghiệp đã đạt 223,5 tỷ NDT tăng 59,9% so với năm 1957. Thu nhập quốc dân tăng, cụ thể : Năm 1952 : 100 ,  năm 1957 : 153, năm 1963 : 144,9 và năm 1965 : 197,5.
Giai đoạn thực hiện “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)
+ Nền kinh tế quản lí theo mệnh lệnh một cách nghiêm ngặt, các biện pháp sai lầm của giai đoạn “đại nhảy vọt” lại được thực hiện và còn thực hiện một cách mạnh mẽ hơn. Cụ thể : xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, chỉ đặt nặng về phát triển công nghiệp nặng và quân sự dẫn đến mất cân đối. Trong nông nghiệp, công xã nhân dân lại đẩy mạnh xã hội hóa tư liệu sản xuất, sức lao động phụ gia đình lại vị xóa bỏ.
+ Kết quả : Kinh tế bị tê liệt, chỉ tiêu kinh tế giảm sút toàn diện.Nhân dân rơi vào cảnh đói ngheo. Bội chi ngân sách lên tới 3 tỷ NDT, thu nhập quốc dân giảm 2,7%.
Công cuộc cải cách và mở cửa từ năm 1978- đến nay
Bối cảnh Quốc tế

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số

Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.

Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị – xã hội để thích ứng.
Bối cảnh trong nước
Từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976).
Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. 
 
-> Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định… 
3.1 Đường lối chiến lược
 
– Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. 
 
– Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. 
 
– Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. 
 
Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: 
 
Con đường xã hội chủ nghĩa. 

 Chuyên chính dân chủ nhân dân.  

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. 

 Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
 3.2 Thành tựu. 
 
Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. 

Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999) 

Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục :Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) 

Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. 

Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
III. Nguyên nhân phát triển các chiến lược và bài học kinh nghiệm.
1.Nguyên nhân phát triển
Sự quản lí và điều tiết tốt của nhà nước.
Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng cộng sản, với những mục tiêu chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Con người Trung Quốc cần cù, ham học hỏi và sáng tạo trong lao động.
Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Xây dựng nhiều Mô hình đặc khu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Trung Quốc luôn áp dụng thành công khoa học kĩ thuật vào phát triển đất nước.
2. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội cần mở rộng quan hệ đối ngoại.
Xây dựng các đặc khu kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương với các chính sách mở cửa minh bạch dựa trên cơ chế kinh tế tự do hóa để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cải cách kinh tế theo chiều sâu:
+ Cơ cấu lại nền kinh tế trong nước
+ Khai thác các thế mạnh nội lực
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất cạnh tranh
+ Hội nhập kinh tế quốc tế
Tăng cường cải cách giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ cho đất nước.

Thúc đẩy sự quản lí và vai trò của Đảng và nhà nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Thế Tín
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)