Lich su phat trien cua Hoi lien hiep Phu nu Viet Nam
Chia sẻ bởi Đỗ Hoa Chiên |
Ngày 05/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: Lich su phat trien cua Hoi lien hiep Phu nu Viet Nam thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
công đoàn trường tiểu học lộc sơn
tóm tắt Lịch sử phát triển của hội liên hiệp phụ nữ
việt nam
Thay mặt cho BCH CĐ tôi xin thông qua những nét chính về Lịch sử phát triển của HLH phụ nữ Việt Nam:
Ngày 20/10/1930, tổ chức phụ nữ đầu tiên được thành lập. Từ đó đến nay ngày 20/10 được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trải qua 81 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành với bao thăng trầm, bao biến động của lịch sử dân tộc nhưng phong trào phụ nữ Việt Nam không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước.
Từ những khi tổ chức còn phải hoạt động trong bí mật của giai đoạn 1930-1935, phong trào phụ nữ vẫn có nhiều hoạt động sôi nổi dưới hình thức là các hội như: Hội cấy, hội gặt, hội tương tế,... Hình thức hoạt động này của hội đã tập hợp được số đông phụ nữ tham gia, góp phần quan trọng vào đấu tranh chống lại sự áp bức đối với phụ nữ.
Trong phong trào CM 1930-1931 cũng đã hình thành tổ chức “Phụ nữ giải phóng” thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào các cao trào CM như: Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào nổi dậy của nông dân Thái Bình, Công nhân nhà máy dệt Nam Định, Công nhân Phú Riềng,...nhằm giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức bóc lột của thực dân phong kiến.
Giai đoạn CM dân chủ 1936-1939, tổ chức phụ nữ đã chuyển hướng hoạt động mạnh mẽ trong phong trào dân chủ với tên gọi “Hội phụ nữ dân chủ”, vận động phụ nữ tham gia vào các tổ chức CM để đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Đến giai đoạn 1940-1945, Hội lấy tên là “Hội phụ nữ phản đế”, thời gian này phụ nữ hoạt động dưới nhiều hình thức như: gây dựng cơ sở CM, nuôi dấu cán bộ, trực tiếp tham gia Cách mạng,v.v. Những hoạt động này của Hội phụ nữ đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt tham gia vào các phong trào do chính phủ phát động như “Tuần lễ vàng”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo cứu quốc”, “Phụ nữ tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, tích cực tham gia dân công phục vụ chiến dịch, v.v. đã góp phần quan trọng trong việc củng cố chính quyền non trẻ và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược. Và cũng chính trong giai đoạn này, ngày 20-10-1946, tên gọi mới của Hội phụ nữ đã ra đời, đó là: “ Hội LHPN Việt Nam”, tên gọi đó đã tồn tại cho đến ngày nay.
Trong giai đoạn Chống Mỹ cứu nước 1954- 1975, phụ nữ Miền Bắc vừa tích cực tham gia công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc để MB có thể trở thành hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho MN đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
ở MN phụ nữ tích cực tham gia đấu tranh chính trị và hăng hái tham gia lực lượng vũ trang, kết hợp đánh địch trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự, binh vận.
tóm tắt Lịch sử phát triển của hội liên hiệp phụ nữ
việt nam
Thay mặt cho BCH CĐ tôi xin thông qua những nét chính về Lịch sử phát triển của HLH phụ nữ Việt Nam:
Ngày 20/10/1930, tổ chức phụ nữ đầu tiên được thành lập. Từ đó đến nay ngày 20/10 được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trải qua 81 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành với bao thăng trầm, bao biến động của lịch sử dân tộc nhưng phong trào phụ nữ Việt Nam không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước.
Từ những khi tổ chức còn phải hoạt động trong bí mật của giai đoạn 1930-1935, phong trào phụ nữ vẫn có nhiều hoạt động sôi nổi dưới hình thức là các hội như: Hội cấy, hội gặt, hội tương tế,... Hình thức hoạt động này của hội đã tập hợp được số đông phụ nữ tham gia, góp phần quan trọng vào đấu tranh chống lại sự áp bức đối với phụ nữ.
Trong phong trào CM 1930-1931 cũng đã hình thành tổ chức “Phụ nữ giải phóng” thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào các cao trào CM như: Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào nổi dậy của nông dân Thái Bình, Công nhân nhà máy dệt Nam Định, Công nhân Phú Riềng,...nhằm giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức bóc lột của thực dân phong kiến.
Giai đoạn CM dân chủ 1936-1939, tổ chức phụ nữ đã chuyển hướng hoạt động mạnh mẽ trong phong trào dân chủ với tên gọi “Hội phụ nữ dân chủ”, vận động phụ nữ tham gia vào các tổ chức CM để đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Đến giai đoạn 1940-1945, Hội lấy tên là “Hội phụ nữ phản đế”, thời gian này phụ nữ hoạt động dưới nhiều hình thức như: gây dựng cơ sở CM, nuôi dấu cán bộ, trực tiếp tham gia Cách mạng,v.v. Những hoạt động này của Hội phụ nữ đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt tham gia vào các phong trào do chính phủ phát động như “Tuần lễ vàng”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo cứu quốc”, “Phụ nữ tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, tích cực tham gia dân công phục vụ chiến dịch, v.v. đã góp phần quan trọng trong việc củng cố chính quyền non trẻ và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược. Và cũng chính trong giai đoạn này, ngày 20-10-1946, tên gọi mới của Hội phụ nữ đã ra đời, đó là: “ Hội LHPN Việt Nam”, tên gọi đó đã tồn tại cho đến ngày nay.
Trong giai đoạn Chống Mỹ cứu nước 1954- 1975, phụ nữ Miền Bắc vừa tích cực tham gia công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc để MB có thể trở thành hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho MN đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
ở MN phụ nữ tích cực tham gia đấu tranh chính trị và hăng hái tham gia lực lượng vũ trang, kết hợp đánh địch trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự, binh vận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Hoa Chiên
Dung lượng: 11,60KB|
Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)