Lịch sử: Những sự kiện quan hệ VN- Lào

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Những sự kiện quan hệ VN- Lào thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN TRANG VIỆT - LÀO
Tin hoạt động | Tư liệu lịch sử | Cuộc thi
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào (1931-1949)

21:14` 23/4/2012( Nguồn: http://tuyengiao.vn/Home/Viet-Lao/Tu-lieu-lich-su/2012/4/40776.aspx ).



Ảnh tư liệu

(TCTG) - Nhằm cung cấp những thông tin chính, những tư liệu lịch sử phục vụ Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam”, TCTG cung cấp cho bạn đọc biên niên sự kiện lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Năm 1931 Tháng 4, ngày 20 Nguyễn Ái Quốc viết Thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thư, Người phê bình cuộc Hội nghị Xứ uỷ Trung và Bắc trong "cách khai hội", "cách thảo luận", "vấn đề công tác" và "vấn đề tên Đảng". Về vấn đề tên Đảng, Người viết: "Trung đề nghị chờ bao giờ Cao Miên và Lào có đảng rồi sẽ nhập các đảng lại và đổi tên. Thế là các đồng chí Trung không hiểu chỉ thị Quốc tế nói rằng Đảng phải gồm cả vô sản ở Đông Dương và không hiểu nhiệm vụ Đảng là phải làm cho Lào và Cao Miên có đảng bộ". NĂM 1939 Cuối tháng 7 Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Trong đó, Người nhắc đến ngày Quốc tế Lao động 1-5-1939 có 40 người ở Thà Khẹt (Lào) tham gia biểu tình.   NĂM 1940 Tháng 7, ngày 12 Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản.   Trong báo cáo Nguyễn Ái Quốc viết về địa lý, dân tộc, chế độ chính trị, tài nguyên, nạn bóc lột, quốc phòng, phong trào giải phóng dân tộc, các tầng lớp xã hội và khuynh hướng của họ, các đảng phái ở Đông Dương và Việt Nam. Người phân tích tình hình Việt Nam sau khi chiến tranh châu Âu bùng nổ, sau khi Pháp đầu hàng Đức và động cơ hành động của Đảng. Cuối bản báo cáo, Nguyễn Ái Quốc mong Quốc tế Cộng sản giúp đỡ để có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc để giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. NĂM 1945 Đầu tháng 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đại diện của Chính phủ vào Vinh mời Hoàng thân Xuphanuvông ra Hà Nội.
Tháng 9, ngày 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được thư của Hoàng thân Xuphanuông.
Tháng 9, ngày 4 Tối, tại Bắc Bộ Phủ-Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ và tiếp thân mật Hoàng thân Xuphanuvông
Tháng 10, ngày 27 9 giờ, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp báo. Buổi họp có sự tham dự của các phóng viên Hãng Thông tấn Mỹ, các phóng viên Trung Hoa (Trung ương Thông tấn xã, Trung ương nhật báo, Thanh niên nhật báo, Vân Nam nhật báo, Chính nghĩa báo), Hãng Thông tấn Pháp AFP và hơn 20 phóng viên Việt Nam. Người trả lời vắn tắt về các vấn đề thời hạn công bố Hiến pháp Việt Nam, Quốc dân đại hội, thể lệ Tổng tuyển cử, thái độ của Chính phủ Việt Nam với Lào và Campuchia, vấn đề tài chính và các đảng phái trong Chính phủ Việt Nam... NĂM 1946 Tháng 1, ngày 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm. Trong thư Người viết: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết. Đối với kiều bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước Lào thì Lào lại như là một Tổ quốc thứ hai. Tục ngữ có câu: “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” ý nghĩa là như thế. Vậy nên sự đoàn kết chẳng những bao gồm đồng bào Việt, mà bao gồm cả đồng bào Việt với đồng bào Lào. Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi. Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình.” Tháng 2, ngày 14 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn đến đồng bào cả nước, kiều bào ở Lào, Xiêm và Trung Quốc đã gửi hơn hai nghìn bức thư, điện và quà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)