Lịch sử: Những chặng đường lịch sử của Quân đội nhân dân VN
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Những chặng đường lịch sử của Quân đội nhân dân VN thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Những chặng đường lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam
( Nguồn: http://nguyenthuonghien.edu.vn/word/22_12_NTH/22_11QDND.HTM ).
Hơn 60 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ". Chiến công nối tiếp chiến công - tạo nên trang sử oanh liệt của "Bộ đội Cụ Hồ"
THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN (22/12/1944): Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Ngày 22/12 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân.
Mãi mãi thực hiện lời thề
trung với Ðảng, hiếu với dân
Sáu mươi ba năm qua lời thề giữ nước vẫn âm trong lòng bao thế hệ. Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những truyền thống giữ nước chung của dân tộc. Bản chất "Bộ đội cụ Hồ" của Quân đội nhân dân việt Nam cũng là những tinh hoa, khí phách của con người Việt Nam.
CHIẾN THẮNG PHAY KHẮC VÀ NÀ NGẦN (25 VÀ 26/12/1944): Ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cải trang dùng mưu tập kích diệt đồn Phai Khắc thuộc tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tiếp đó, ngày 26/12, Đội đánh Đồn Nà Ngần (cách Phai Khắc 15 km về phía Đông Bắc). MỘT SỐ CHIẾN THẮNG ĐẦU TIÊN CỦA NAM BỘ KHÁNG CHIẾN: Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp có quân Anh tiếp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, đã tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Nổi bật là các trận đánh ở Thị Nghè, cầu Bến Phân, đánh phá Khám lớn Sài Gòn, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn. MỘT SỐ CHIẾN CÔNG MỞ ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC (19/12/1946): Đêm 19 rạng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", các chiến sĩ vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, Nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân. Cùng với Hà Nội, quân và dân ta ở nhiều thành phố khác cũng tiến công và vây hãm địch. CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (17/10 ĐẾN 22/12/1947): Ngày 17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kết thúc "chớp nhoáng" cuộc chiến tranh xâm lược. Quân và dân Việt Bắc đã liên tiếp đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, nổi bật là các trận Bình Ca (Tuyên Quang), Bông Lau (Cao Bằng), Đoan Hùng, Khu Lau trên sông Lô. CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI (16/9 ĐẾN 14/10/1950): Ngày 07/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Lạng (chiến dịch Lê Hồng Phong II). Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9/1950, quân ta đánh trận mở đầu, diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 03/ 10/1950 địch vội cho quân ở Cao Bằng rút chạy, đồng thời huy động quân ở Thất Khê lên ứng cứu. Bộ đội ta liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)