Lich sử Nhật Tân
Chia sẻ bởi Trần Thị Nhung |
Ngày 24/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Lich sử Nhật Tân thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Giới thiệu về làng hoa Nhật Tân
Phường Nhật Tân cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây.
Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Lúc đó vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở đây. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng loại hoa đào mới, hoa đào bích. Kỹ thuật trồng hoa đào ở Nhật Tân đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào theo kịp.
Hàng năm cứ khoảng 20 tháng Chạp người làng Nhật Tân thường cắt đào đem lên chợ Ngũ Xã, Sau mới mang lên chợ Hoa ở Cống Chéo phố Hàng Lược bán cho nhân dân các nơi về mua hoa đón Tết. Sau này cứ vào dịp Tết hoa đào bích Nhật Tân không chỉ khoe sắc trên khắp mọi miền đất nước, mà còn sang cả các nước bè bạn trên thế giới.
* Hội đình Nhật Tân
Thời gian: 2-2, 10-2 và 8-8 âm lịch.
Chính hội 10-2 âm lịch
Địa điểm: Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Uy Đô Linh Lang (hoàng tử nhà Trần).
Đình Nhật Tân - phường Nhật Tân
- Địa điểm: nằm ở phường Nhật Tân, ngày xưa có tên là phường Nhật Chiêu (nghĩa là “làng bừng tỉnh dậy luôn thấy mặt trời mọc”, sau đổi tên thành Nhật Tân (có nghĩa là “ngày mới”). Đây là một quần thể thống nhất từ xưa, 4 thôn có chung 1 đình. Nghề truyền thống là trồng đào và trồng dâu nuôi tằm.
Nhật Tân quê của hoa đào
Nhật Tân quê của những người đào hoa
Nhật Tân quê của chính ta
Nhật Tân quê của bài ca xây đời
(Theo lời đọc của ông Chu Văn Hồng, nghệ nhân gỗ lũa phường Nhật Tân)
- Thời gian xây dựng đình: cách đây hơn 742 năm.
- Đình thờ Uy đô Linh lang, là hoàng tử thứ 7 con vua Trần Thánh Tông. Mộ của Thánh hiện ở Hải Dương.
- Do chiến tranh và cải cách ruộng đất, đình bị phá rất nhiều, sau mới được xây dựng lại và vẫn đang được tiếp tục tu bổ. Còn giữ nguyên được như xưa một gian thờ phía sau, để chứa các hiện vật quý, đặc biệt là các sắc phong. Theo tục lệ, chỉ có nam giới được phép vào gian thờ phía sau đó.
- Lễ hội: tổ chức mồng 10 tháng 2 (kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh) và mồng 8 tháng 8 (kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh)
+ Có các đội múa trống, múa bồng gồm các cụ từ 50 tuổi trở lên.
+ Đội múa xin tiền gồm các thiếu niên 19-20 tuổi.
+ Rước kiệu: có 8 kiệu tượng trưng 8 vị Thánh, mỗi vị có một màu đặc trưng.
Đội rước kiệu là con trai và con gái chưa có người yêu.
Khi rước kiệu, cứ 3 lần trống lại đổi tay 1 lần, đi 3 bước dừng 1 bước.
+ Lễ phong loãng: rước chóe ra sông lấy nước về là cầu mong mùa màng tốt tươi. Đúng 12 giờ trưa, đi thuyền ra giữa sông, chặt thủ heo quay ném xuống sông, rồi múc nước về.
+ Lễ hội tổ chức 5 năm một lần. Do nhân dân trong vùng đóng góp kinh phí và công sức. Số người tham gia lên đến hơn 1200 người.
Ở Hà Nội, Nhật Tân nổi tiếng với món thịt chó. Nơi đây thực khách đến ăn thịt cầy không ngồi ghế mà ngồi chiếu. Chính cái vẻ bình dân cộng với tài chế biến của các đầu bếp chuyên gia về thịt cầy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất Nhật Tân.
THỊT CHÓ NHẬT TÂN
Nói đến quán thịt chó đầu tiên tại khu vực này thì phải kể đến A Trang. A Trang xuất hiện lần đầu tiên tại khu vực này vào năm 1985. Anh Tú là cửa hàng thứ hai xuất hiện sau A Trang. Anh Tú đồng thời là tên của người chủ cửa hàng Anh Tú. Vào thời gian đó, A Trang thuê Anh Tú giết mổ chó với số thù lao là 1,000 đồng/ một con. Sau khi xuất hiện nhiều khách, Anh Tú liền đề nghị mỗi con là 1,500 đồng nhưng A Trang không đồng ý. Vì thế, Anh Tú mới đứng ra mở độc lập nhà hàng thịt chó với tên là Anh Tú Nhà Kính. Thời điểm đông nhất các nhà hàng thịt chó là vào khoảng từ năm 1988 đến năm 1993. Có thời điểm Liên Hiệp Thịt Chó Nhật Tân có con số nhà hàng lên tới 25. Hiện nay, liên hiệp thịt chó chỉ còn vẻn vẹn có chừng 10 nhà hàng do lượng khách vơi đi rất nhiều và bởi trên mọi nẻo đường phố Hà Nội hầu như đều tìm thấy một quán thịt chó.
Thực khách vào cửa hàng là một cái nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn lợp mái cọ, ngồi ăn thịt chó bằng chiếu trên sàn nhà. Chính cái vẻ bình dân cộng với tài chế biến của các đầu bếp chuyên gia về thịt cầy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất Nhật Tân.
Phường Nhật Tân cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây.
Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Lúc đó vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở đây. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng loại hoa đào mới, hoa đào bích. Kỹ thuật trồng hoa đào ở Nhật Tân đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào theo kịp.
Hàng năm cứ khoảng 20 tháng Chạp người làng Nhật Tân thường cắt đào đem lên chợ Ngũ Xã, Sau mới mang lên chợ Hoa ở Cống Chéo phố Hàng Lược bán cho nhân dân các nơi về mua hoa đón Tết. Sau này cứ vào dịp Tết hoa đào bích Nhật Tân không chỉ khoe sắc trên khắp mọi miền đất nước, mà còn sang cả các nước bè bạn trên thế giới.
* Hội đình Nhật Tân
Thời gian: 2-2, 10-2 và 8-8 âm lịch.
Chính hội 10-2 âm lịch
Địa điểm: Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Uy Đô Linh Lang (hoàng tử nhà Trần).
Đình Nhật Tân - phường Nhật Tân
- Địa điểm: nằm ở phường Nhật Tân, ngày xưa có tên là phường Nhật Chiêu (nghĩa là “làng bừng tỉnh dậy luôn thấy mặt trời mọc”, sau đổi tên thành Nhật Tân (có nghĩa là “ngày mới”). Đây là một quần thể thống nhất từ xưa, 4 thôn có chung 1 đình. Nghề truyền thống là trồng đào và trồng dâu nuôi tằm.
Nhật Tân quê của hoa đào
Nhật Tân quê của những người đào hoa
Nhật Tân quê của chính ta
Nhật Tân quê của bài ca xây đời
(Theo lời đọc của ông Chu Văn Hồng, nghệ nhân gỗ lũa phường Nhật Tân)
- Thời gian xây dựng đình: cách đây hơn 742 năm.
- Đình thờ Uy đô Linh lang, là hoàng tử thứ 7 con vua Trần Thánh Tông. Mộ của Thánh hiện ở Hải Dương.
- Do chiến tranh và cải cách ruộng đất, đình bị phá rất nhiều, sau mới được xây dựng lại và vẫn đang được tiếp tục tu bổ. Còn giữ nguyên được như xưa một gian thờ phía sau, để chứa các hiện vật quý, đặc biệt là các sắc phong. Theo tục lệ, chỉ có nam giới được phép vào gian thờ phía sau đó.
- Lễ hội: tổ chức mồng 10 tháng 2 (kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh) và mồng 8 tháng 8 (kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh)
+ Có các đội múa trống, múa bồng gồm các cụ từ 50 tuổi trở lên.
+ Đội múa xin tiền gồm các thiếu niên 19-20 tuổi.
+ Rước kiệu: có 8 kiệu tượng trưng 8 vị Thánh, mỗi vị có một màu đặc trưng.
Đội rước kiệu là con trai và con gái chưa có người yêu.
Khi rước kiệu, cứ 3 lần trống lại đổi tay 1 lần, đi 3 bước dừng 1 bước.
+ Lễ phong loãng: rước chóe ra sông lấy nước về là cầu mong mùa màng tốt tươi. Đúng 12 giờ trưa, đi thuyền ra giữa sông, chặt thủ heo quay ném xuống sông, rồi múc nước về.
+ Lễ hội tổ chức 5 năm một lần. Do nhân dân trong vùng đóng góp kinh phí và công sức. Số người tham gia lên đến hơn 1200 người.
Ở Hà Nội, Nhật Tân nổi tiếng với món thịt chó. Nơi đây thực khách đến ăn thịt cầy không ngồi ghế mà ngồi chiếu. Chính cái vẻ bình dân cộng với tài chế biến của các đầu bếp chuyên gia về thịt cầy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất Nhật Tân.
THỊT CHÓ NHẬT TÂN
Nói đến quán thịt chó đầu tiên tại khu vực này thì phải kể đến A Trang. A Trang xuất hiện lần đầu tiên tại khu vực này vào năm 1985. Anh Tú là cửa hàng thứ hai xuất hiện sau A Trang. Anh Tú đồng thời là tên của người chủ cửa hàng Anh Tú. Vào thời gian đó, A Trang thuê Anh Tú giết mổ chó với số thù lao là 1,000 đồng/ một con. Sau khi xuất hiện nhiều khách, Anh Tú liền đề nghị mỗi con là 1,500 đồng nhưng A Trang không đồng ý. Vì thế, Anh Tú mới đứng ra mở độc lập nhà hàng thịt chó với tên là Anh Tú Nhà Kính. Thời điểm đông nhất các nhà hàng thịt chó là vào khoảng từ năm 1988 đến năm 1993. Có thời điểm Liên Hiệp Thịt Chó Nhật Tân có con số nhà hàng lên tới 25. Hiện nay, liên hiệp thịt chó chỉ còn vẻn vẹn có chừng 10 nhà hàng do lượng khách vơi đi rất nhiều và bởi trên mọi nẻo đường phố Hà Nội hầu như đều tìm thấy một quán thịt chó.
Thực khách vào cửa hàng là một cái nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn lợp mái cọ, ngồi ăn thịt chó bằng chiếu trên sàn nhà. Chính cái vẻ bình dân cộng với tài chế biến của các đầu bếp chuyên gia về thịt cầy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất Nhật Tân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)