Lịch sử: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Lịch sử Hội LHTNVN.
( Theo nguồn: http://tinhdoankiengiang.org.vn/detaillienhiep.php?idcate=3&PHPSESSID=1eebdff5135fb91a291c0a5dd281093f ).
Chương I: Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
Sau khi nổ súng xâm lược nước ta, thực dân Pháp phải mất gần 30 năm mới đặt được bộ máy thống trị của chúng do sự ươn hèn của vua quan nhà Nguyễn ký Hiệp ước công nhận quyền bảo hộ cho bọn thực dân năm 1884.
Từ đó, nhân dân ta phải sống trong cảnh lầm than, cơ cực dưới hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước đã thi hành một chính sách cai trị cực kỳ dã man, tàn bạo. Chúng trắng trợn đàn áp về chính trị, bóc lột tàn tệ về kinh tế, đầu độc thâm hiểm về văn hoá và tinh thần. Trong tình cảnh đó, các tầng lớp thanh niên nước ta không sao thoát khỏi số phận đen tối. Một trong muôn vàn tội ác của bọn thực dân phong kiến đối với thanh niên là buôn người đưa họ bán đi biệt xứ làm phu trên các đảo xa xôi. Bán được một thanh niên, chúng lãi ba nghìn frăng (tiền Pháp). Hàng vạn thanh niên đã trở thành nạn nhân của tội ác này, đem về cho bọn thực dân món lãi kếch xù hàng trăm triệu frăng. Thanh niên công nhân bị bóc lột vô nhân đạo từ tuổi thiếu niên. Không ai khác, chính một nhà báo Pháp đã viết: “Khi tôi tới thăm Hòn Gai, mỏ than lúc nhúc những người rách rưới, gầy guộc. Đằng sau những chiếc goòng, các “nhóc” còng lưng đẩy xe, những thân hình bé nhỏ, khô rạc. Tiền lương danh nghĩa 15 xu, thực tế 12 giờ mỗi ngày chúng chỉ nhận được 7 xu rưỡi vì chúng là nhóc". Trong lúc đó vốn của Công ty than Hòn Gai lúc đầu là 16 triệu frăng, nhưng chỉ riêng năm 1925, bọn chủ mỏ đã lãi tới 36,2 triệu frăng. Tiền lãi một năm nhiều hơn hai lần tiền vốn bỏ ra lúc đầu. Tương tự như vậy, năm 1919 vốn tài chính của Công ty cao su Nam kỳ có 16 triệu frăng, sau lấy lãi bỏ thêm vào năm 1924 tăng lên 100 triệu. Năm 1925 công ty này thu lãi trên 31 triệu frăng cho bọn chủ thực dân. Cứ như thế trong lúc túi tiền của bọn chủ thực dân, tư bản ngày càng đầy thì:
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân!
Từ khi Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị cho đến năm 1929, nhân dân và tuổi trẻ nước ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh quyết liệt không quản máu chảy, đầu rơi. Mặc dù vậy, những năm đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước vẫn lâm vào tình trạng bế tắc, song ngọn lửa căm thù quân xâm lược và dũng khí đấu tranh của nhân dân ta chưa bao giờ bị dập tắt.
Nguyên nhân cơ bản của sự bế tắc nêu trên chính là do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao đi tìm đường cứu nước, cứu dân…
Giữa năm 1911, ở độ tuổi 20, Nguyễn ái Quốc xuống tàu mang tên Đô đốc Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở lên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập". Nguyễn ái Quốc đã đến Pháp, và đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh…vv… và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động xã hội, văn hoá có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác.
Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên công nhân, binh lính và những người du học (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)