Lịch sử nền giáo dục Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Dung | Ngày 18/03/2024 | 54

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử nền giáo dục Việt Nam thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ GIÁO DỤC VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Hà Văn Tú
Mục tiêu môn học
Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Hình thành và bồi dưỡng thái độ yêu thích nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử giáo dục cho sinh viên
Hình thành ở sinh viên kỹ năng nghiên cứu, phân tích, so sánh những sự kiện, hiện tượng lịch sử để có được những nhận xét, đánh giá khách quan, phù hợp
Kết cấu chương trình
Chương 1. Giáo dục Việt Nam thời phong kiến (Từ thế kỷ X đến năm 1858).
Chương 2. Giáo dục Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1975
Chương 3. Giáo dục Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Tài liệu tham khảo
1.Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945, Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên), NXB Giáo dục, 1996.
2. Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Phan Trọng Báu, NXB Giáo dục, 2006.
3. Giáo dục Việt Nam 1945-2005, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, NXB CTQG, 2005.
4. Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo dục, 1998.
5. Hỏi đáp giáo dục Việt Nam, Lê Minh Quốc, NXB Trẻ, 2001.
6. Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Hữu Châu, NXB Giáo dục, 2007.
7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đặng Quốc Bảo, NXB Giáo dục, 2008.
Câu hỏi thảo luận

Lịch sử giáo dục Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với lịch sử Việt Nam ?

Thế nào là dòng giáo dục dân gian ? Những biểu hiện của nó là gì ?
Chương 1. Giáo Dục Việt Nam Thời Phong Kiến (giai đoạn từ thế kỷ X đến năm 1858 )
Những nội dung chính:
Tìm hiểu mục đích, nội dung, hệ thống nhà trường, chế độ thi cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam.
Tìm hiểu những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu lịch sử giáo dục phong kiến Việt Nam.
1. Quá trình phát triển và những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
1.1. Quá trình phát triển
Từ năm 111TCN, nước ta bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ, bắt đầu thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc và cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta để dành độc lập cho đất nước
Từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XX là thời kỳ tồn tại, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2. Đặc điểm chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Đặc điểm về chính trị: là quá trình nhiều triều đại luân phiên cai quản đất nước, xây dựng nhà trước phong kiến trung ương tập quyền.
Về kinh tế : nền kinh tế chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam là kinh tế nông nghiệp.
Về xã hội : hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân phụ thuộc và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội cũng là mâu thuẩn của hai giai cấp này.






Về văn hóa: một đất nước có một truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng và đặc sắc .

2. Giáo dục Việt Nam thời phong kiến

2.1. Tư tưởng chủ đạo của giáo dục Việt Nam.
Việt Nam tồn tại cùng lúc nhiều hệ tư tưởng
Ở giai đoạn đầu Phật Giáo phát triển cực thịnh.
Chùa chiền mọc lên khắp nơi,

Nhiều nhà sư tài giỏi đã có nhiều đóng góp cho đất nước
Nhà chùa trở thành nơi học tập của quảng đại quần chúng trong lúc trường của nhà nước chưa thành lập
Tiến cử qua con đường Phật giáo
Thi tam giáo – 1195; 1227; 1247

Nho giáo đã được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm tư tưởng chủ đạo để xây dựng nhà nước phong kiến và nền giáo dục.
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử
Năm 1075, Nhà Lý mở khoa thi Nho học tam trường đầu tiên.
Năm 1076 Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta.
2.2. Mục đích giáo dục.
Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương

Xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh
Đào tạo quan lại để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội
Làm quan là một nghề duy nhất được đào tạo trong xã hội



Năm 1471 cả nước có 5370 quan lại (trung ương : 2755 người, các địa phương: 2615 người)
Năm 1442 có 450 người thi Hội lấy đỗ 30 người
Năm 1448 có 750 người thi Hội lấy đỗ 27 người
Sinh đồ ba quan
Năm 1767 – Nguyễn Cơ – Nghệ An
Trọng thầy khinh thợ
Làm quan để bóc lột nhân dân
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuyển chọn hiền tài giúp vua trị nước
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”(Thân Nhân Trung)
Nguyên khí là gì? GS Mai Quốc Liên (tạp chí Hồn Việt 06/10/2009) : Nguyên 元 là thứ nhất, là đứng đầu. Nguyên khí 元氣 chỉ cái khí đầu tiên, khi trời đất hỗn độn chưa phân, vũ trụ chưa hình thành. “Nguyên khí là khởi đầu của trời đất, là tổ của vạn vật” (Nguyên khí giả, thiên địa chi thủy, vạn vật chi tổ - Hán Việt đại từ điển, Thượng Hải, La Trúc Phong chủ biên, q.2, tr.214). Cũng phiếm chỉ khí của tự nhiên, vũ trụ, cho nên nguyên khí là thiên khí. Nguyên khí cũng chỉ tinh thần, tinh khí của con người. Cùng chỉ cả lực lượng vật chất, tinh thần của quốc gia, xã hội: “Đạo trị nước, trước tiên là bồi dưỡng nguyên khí” (Trị quốc chi đạo, tiên tại dưỡng kỳ nguyên khí).
Trong câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, các nghĩa trên đều đúng. Duy, cho thật sát nghĩa, thì có lẽ nên hiểu là tinh thần, tinh khí, hoặc lực lượng tinh thần (và cả lực lượng vật chất) của quốc gia.
Chính sách đào tạo và sử dụng hiền tài ở nước ta hiện nay ?
Giáo dục phong kiến nhằm mục đích truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân.
Đi học để biết cương thường đạo lý, biết cách làm người

Thực trạng việc giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức công dân cho học sinh sinh viên trong giai đoạn hiện nay?
2.3. Nội dung giáo dục.
Nội dung giảng dạy trong nhà trường phong kiến chủ yếu là:
Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội
Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca
Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo,
Cách sống, đạo trị nước, an dân.

Nội dung giáo dục thể hiện qua các sách giáo khoa như:
Tam tự kinh : nói về bổn phận của trẻ con, các điều thường thức trong cuộc sống…
Nhất thiên tự, tam thiên tự, ngũ thiên tự.
Sơ học vấn tâm: nói về lịch sử Trung Quốc, sử Việt Nam và khuyên học trò về phép xử thế.

Minh tâm bảo giám (gương quý soi sáng cõi lòng): dạy học trò tu tâm, sửa tính cho ngày một tốt hơn.
Minh Đạo gia huấn (sách dạy trong nhà của Minh Đạo): đó là những lời khuyên dạy về đạo lý làm người, tu thân, cư xử theo luân thường đạo lý….
Tứ thư : Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung Dung.
Luận ngữ: chép lời dạy của Khổng Tử về luân lý, triết học, chính trị…
Mạnh Tử: sách của Mạnh Tử chép những lời bàn về chính trị, kinh tế, đạo đức
Đại học: sách dạy cái đạo người quân tử do Tăng Tử chép lại những lời dạy của Khổng Tử
Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch
Một số tác phẩm của Nho giáo.
Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu
Kinh thi: sách sưu tầm những bài dân ca, ca dao và những bài hát trong cung đình Trung Quốc và các nước chư hầu
Kinh thư: là những lời khuyên răn dạy bảo của các vua đời trước.
Kinh dịch: sách về tướng số và bói toán
Kinh lễ: sách chép lại những lễ nghi trong gia đình và triều đình
Kinh xuân thu: là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử
Nhận xét về nội dung giáo dục
Tích cực:
Đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất cho người học
Hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội
Hạn chế
Chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật
Nội dung giáo dục chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Xu hướng đổi mới nội dung giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Những bất cập:
Chương trình chậm đổi mới, nhiều nội dung không thiết thực, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành
Chưa gắn với nhu cầu xã hội, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của mọi đối tượng người học
Hạn chế tính hàn lâm, tăng cường thực hành,
Gắn liền với thực tiễn cuộc sống, yêu cầu của xã hội
Tăng cường tích hợp nội dung
Xây dựng các chương trình giáo dục địa phương
Áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học uy tín trên thế giới
Câu hỏi thảo luận
Việc học tập của người học trò xưa?
Các loại hình nhà trường của giáo dục phong kiến Việt Nam?
Các loại hình thi cử của giáo dục phong kiến Việt Nam?
Trường quy và ân điển ngày xưa?
Những thành tựu, hạn chế của giáo dục PKVN
Những bài học kinh nghiệm
2.4. Nhà trường phong kiến Việt Nam.
Nhà trường phong kiến Việt Nam
bao gồm hệ thống trường công và trường tư.
Hệ thống trường công bao gồm Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công ở các tỉnh.
Hệ thống trường tư bao gồm các lớp tư gia và các trường tư.
2.4. Hình thức tổ chức dạy học
Từ hình ảnh trên, bạn hãy cho biết việc học của người học trò ngày xưa như thế nào?
2.4.1. Trường Quốc Tử Giám
Câu 1.Văn Miếu được xây dựng năm nào ?
Năm 1069
Năm 1070
Năm 1071
Năm 1072
Câu 2. Trường đại học đầu tiên của nước ta được thành lập năm nào và dưới triều đại nào?

Năm 1008, Nhà Tiền Lê
Năm 1076, Nhà Lý
Năm 1226, Nhà Trần
Năm 1403, Nhà Hồ
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, cho con em nhà vua vào học.
Từ năm 1253 vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám, đổi tên thành Viện Quốc Học và thu nhận con em thường dân có sức học xuất sắc vào học.
Năm 1483, Lê Thánh Tông cho sữa lại nhà thái học và mở rộng Văn miếu Quốc Tử Giám.
Đến đời nhà Lê thì thành phần học sinh ở Quốc Tử Giám được mở rộng hơn. Đến đầu thế kỷ 16 (1501) thì Quốc Tử Giám thật sự là nhà quốc học, là trường học của cả nước do triều đình lập ra
Đến đời nhà Nguyễn, Văn Miếu được chuyển về Phú Xuân, Huế.
Năm 1805, xây Khuê Văn Các.
Câu 3. Nhiệm vụ chủ yếu của Trường Quốc Tử Giám là gì ?

Trông coi Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiền hiền Nho giáo.
Rèn tập sĩ tử, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Câu 4. Những chức quan làm việc tại Quốc Tử Giám là gì ?
Quốc tử giám tế tửu.
Quốc tử giám tư nghiệp.
Ngũ kinh giáo thụ và ngũ kinh học chính.

Câu 5. Học sinh ở Quốc Tử Giám bao gồm những đối tượng nào ?


Các hoàng tử con vua
Con các quan lại
Con em nhân dân
Quân nhân và lại điển
Tất cả các đối tượng trên
Học sinh Quốc Tử Giám

Các hoàng tử con vua
Con quan lại đã thi đỗ Hương Cống
Con em nhân dân đã thi đỗ Hương Cống
Quân nhân và lại điển đã thi đỗ Hương Cống
Học sinh Quốc Tử Giám thời nhà Nguyễn
Giám sinh
Tôn sinh
Ấm sinh
Học sinh

Câu 5. Bạn hãy cho biết ý nghĩa của hai tấm bia nhỏ đặt trước cổng vào Văn Miếu Quốc Tử Giám ?

Câu 6. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm nào và ý nghĩa biểu tượng của nó là gì ?
Câu 7. Truyền thống dựng bia tiến sĩ được bắt đầu thực hiện từ năm nào?

Năm 1442
Năm 1450
Năm 1480
Năm 1484

Hiện nay Văn Miếu Hà Nội còn 82 bia, ghi tên 1323 vị tiến sĩ .
Tại Văn Miếu Huế còn lại 32 bia tiến sĩ.
Chiều 9-3 tại Macao, Trung Quốc, trong phiên họp toàn thể thường niên Ủy ban ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, hồ sơ bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (bia tiến sĩ Văn Miếu) đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Câu 9. Hãy cho biết những nhân vật nổi tiếng nào của nước ta được thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay?
2.4.2. Các trường công ở các tỉnh.
Năm 1281, nhà Trần mở nhà học ở Phủ Thiên Trường, Nam Định. Đây là trường học đầu tiên do nhà nước lập ra ở các tỉnh sau Quốc Tử Giám ở kinh đô.
Nhà Minh xâm lược nước ta, đã chủ trương thành lập trường học ở các phủ, huyện để mở mang văn hóa, che đậy âm mưu xâm lược của chúng nhưng đã vấp phải sự phản kháng rất mạnh của nhân dân ta.
Sau khi đánh tan quân Minh xâm lược, Lê Lợi ra lệnh cho lập nhà học ở các địa phương va chủ trương này cũng được tiếp tục phát triển mạnh ở thời Tây Sơn.
Đến thời nhà Nguyễn đã chủ trương mở rộng trường học ở các trấn, phủ, huyện, đặt chức quan đốc học ở các dinh trấn để đôn đốc, kiểm tra, quản lý việc dạy học và trực tiếp dạy ở các trường.
2.4.3. Hệ thống trường tư.
2.4.3.1. Lớp tư gia.
Là các lớp nhỏ do tư nhân tổ chức, đặt tại nhà riêng của mình và mời thầy về dạy.
Thầy dạy các lớp tư gia là những nho sĩ không đủ điều kiện học lên cao nữa, không đỗ đạt làm quan.
2.4.3.2. Trường Tư
Là những ngôi trường lớn, đông học sinh,có trường sở khang trang, đầy đủ tài liệu sách vở do người có danh tiến mở ra.
Trường tư bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Trần với những trường học của Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố.











Thầy đồ đang dạy học.
Thầy dạy ở các trường tư rất đa dạng:
Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan
Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học vừa tranh thủ học thêm để đi thi tiếp
Người đã đỗ đạt, làm quan nhưng bị cách chức về làng mở trường dạy học
Người đỗ đạt, làm quan nhưng chán cảnh quan trường nên bỏ về dạy học.
2.5. Chế độ thi cử thời phong kiến.
Quan niệm về thi cử.
Các loại hình thi.
Trường quy và ẩn điển.
2.5.1. Quan niệm về thi cử:
Coi thi cử và tiến cử là hai biện pháp quan trọng nhất để để phát hiện nhân tài cho đất nước.
Vua Lê Thái Tông năm 1434 “muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là hàng đầu”
Để lựa chọn được hiền tài thì yêu cầu cơ bản nhất của việc thi cử là phải nghiêm túc, công minh, ngăn chặn được kẻ gian.
2.5.2. Các loại hình thi cử:
Thi văn: tuyển chọn quan cai trị và giáo dục, truyền bá tư tưởng của chế độ cai trị đến nhân dân.
Thi võ: tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm.
Thi lại viên: tuyển chọn lại điển các loại để giúp việc cho các quan.
2.5.2.1. Thi Văn:
Gồm có Thi Hương, Thi Hội và Thi Đình.
Thi Hương: kì thi do các địa phương tồ chức.
Trước khi thi Hương, các thí sinh phải trải qua kì thi khảo hạch, đậu khảo hạch được gọi là cống sĩ và mới được thi hương.
Trường thi xưa
Năm 1396 bắt đầu xuất hiện thuật ngữ thi Hương. Qui định về phân biệt thi Hương, thi Hội, thi Đình, theo đó năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, đậu thi hội thì vào thi Đình.
Thí sinh dự thi Hương phải trải qua bốn trường và đậu kỳ trước mới được thi kỳ sau:
Kì thứ nhất thi kinh nghĩa: giải thích những câu trong kinh truyện (tứ thư và ngũ kinh).
Kì thứ hai thi thơ, phú, đòi hỏi thí sinh phải nắm rõ niêm luật và các thể thơ, phú.
Kì thứ ba thi chế, chiếu, biểu.
Kì thứ tư thi một bài văn sách.

Đời Nhà Trần quy định ai đỗ thi Hương gọi là cử nhân.
Đến đời Lê Thánh Tông ai đỗ bốn kỳ thi Hương gọi là Hương Cống, đỗ ba trường gọi là Sinh đồ.
Đến đời Nhà Nguyễn đổi lại Hương Cống thành cử nhân và sinh đồ thành tú tài.

Thi Hội:
Do triều đình tổ chức và cũng trải qua bốn kì như thi Hương.
Kết thúc thi Hội chưa có học vị mà phải chờ thi Đình mới quyết định. Người đỗ đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên.
Thi Đình.
Được tổ chức trong sân điện của nhà vua dành cho những thí sinh đã đỗ thi Hội.
Đề thi thường do nhà vua ra và hỏi về việc dùng người, những biện pháp làm ích nước, lợi dân.

Danh hiệu sau thi Đình:
Đệ nhất giáp tiến sĩ: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.
Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.
Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.
Trường Quy
Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi.
Không được tẩy xoá lung tung trong bài làm.
Ngoài ra phải tránh phạm những lỗi sau: trọng húy, khinh húy, khiếm trang, khiếm đài,
Giám thị Trường Thi.
Thống kê
Thời gian tồn tại: 844 năm
Có tổng cộng 185 khoa thi
Có 46 trạng nguyên
Có 48 bảng nhãn
Có76 thám hoa
Có 2462 tiến sĩ
Có 266 phó bảng
Ân điển.
Thời nhà Trần những người thi đỗ rạng nguyên được ban yến và áo xếp,cho chức quan theo thứ bậc và được dẫn đi chơi phố.
Từ đời Lê Sơ trở đi thì chính sách đãi ngộ về nhiều mặt,rỏ ràng, đầy đủ hơn. Đó là:
Treo Bảng Vàng
Lễ Xướng Danh
Lễ ban áo mũ
Dựng bia Tiến Sĩ
Các tân khoa dự yến tiệc
Các Tiến sĩ đi thăm quan phố phường
Nhận xét
Tích cực:
Thi cử nghiêm túc chọn được người thực tài
Đề cao giá trị và vai trò của việc học
Hạn chế
Trường quy quá nghiêm khắc gây khó khăn cho thí sinh, hình thành thói quen học để đối phó, học vẹt, hạn chế rất nhiều khả năng tư duy sáng tạo của người học
Bài học kinh nghiệm
Phát huy tối đa tính nghiêm túc trong thi cử
Đa dạng hóa hình thức thi, đề thi phải phát huy tính tư duy, sáng tạo của người học
2.6. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phong kiến Việt Nam.
2.6.1. Thành tựu:
GDPKVN góp phần thúc đẩy văn hoá đại việt phát triển, truyền bá văn hóa dân tộc vào trong nhân dân.
GDPKVN đã đào tạo được một đội ngũ hiền tài đông đảo, đóng góp cho sự phát triển đất nước.
Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
Giáo dục phong kiến đã có được một hệ thống nhà trường tương đối đa đạng và đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của xã hội.
Các triều đại phong kiến Việt Nam rất quan tâm đến giáo dục.
Đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, lễ nghĩa.
Trọng dụng và đề cao nhân tài.
Đề cao việc học và truyền thống tôn sư trọng đạo.
Quan tâm đến rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học.
Tổ chức thi cử nghiêm túc, hạn chế được gian lận và tuyển chọn được người thực tài.



2.7.2. Hạn chế.
GDPKVN quá coi trọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người đi học và kết quả đào tạo của nhà trường.
Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa là tốt nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh động.
Nội dung dạy học thiên về KHXH mà chưa chú trọng đến KHTN và thực tiễn của đất nước.
Lối học nhồi nhét, từ chương dẫn đến không phát huy được tính năng động và sáng tạo của học sinh.
Trường quy quá nghiêm ngặt, gây rất nhiều khó khăn cho học sinh và phần nào hạn chế khả năng của học sinh.
Đối tượng được đi học, được tiếp cận hệ thống giáo dục chính thống của nhà nước còn hạn chế.
7.2.3. Những bài học kinh nghiệm
Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động.
Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.
Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật
Chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách cho người học
Đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người thực tài.

Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân,
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục.
Câu hỏi thảo luận chương 2
Chính sách ngu dân của thực dân Pháp
Mục đích, nội dung của giáo dục Pháp – Việt
Nguyên nhân xuất hiện dòng giáo dục yêu nước
Nhà trường đông kinh nghĩa thục
Những chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục sau năm 1945
Tư tưởng Hồ Chí Minh về:
Vai trò, Mục đích giáo dục
Phương pháp giáo dục
Nhà trường và người thầy giáo xã hội chủ nghĩa







Chương 2. Giáo dục Việt Nam giai đoạn
1858 – 1975

Nội dung chính
Chính sách ngu dân của thực dân Pháp
Mục đích, nội dung giáo dục Pháp - Việt
Sự hình thành và phát triển của dòng giáo dục yêu nước và giáo dục cách mạng
Nhà trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng trong giai đoạn 1945 – 1975
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục


1. Bối cảnh lịch sử từ 1858 - 1945

Ngày 1.9.1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta với mục đích nô dịch nhân dân Việt Nam.
Nhà Nguyễn lần lượt kí với Pháp hiệp ước cắt các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ cho Pháp

Bối cảnh lịch sử (tt)
Năm 1873 Pháp tấn công Hà Nội lần thứ 1
Năm 1882 Pháp tấn công Hà Nội lần thứ 2
Đến năm 1884, với hiệp ước Paternote được ký kết, Pháp áp đặt nền bảo hộ trên toàn lãnh thỗ Việt Nam


Thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của những tầng lớp yêu nước Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngày 2.9.1945 thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Bối cảnh lịch sử (tt)



Về chính trị:


Thành lập liên bang Đông Dương thuộc Pháp
Chia nước ta thành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ với những chế độ cai trị khác nhau

Quan hệ giai cấp trong xã hội
Về mâu thuẫn xã hội


THUỘC ĐỊA

Về kinh tế :

Thị trường Đông Dương dành riêng cho thị trường Pháp
Về nông nghiệp: tước đoạt ruộng đất của nhân dân, áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô, đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê

CHIẾM
RUỘNG
ĐẤT
LẬP
ĐỒN
ĐIỀN
TRỒNG
LÚA

CAO
SU
Công nghiệp: đẩy mạnh ngành công nghiệp khai thác than và quặng; sản xuất xi măng, chế biến nông lâm sản, rượu, đường, vải sợi…
Giao thông vận tải: mở rộng đường bộ, đường sắt, đường thủy phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa

PHÁT
TRIỂN
CÁC
NGÀNH
CÔNG
NGHIỆP
PHỤC
VỤ
CHO
KHAI
THÁC


Thương nghiệp: áp dụng chính sách thuế quan cao để chống lại sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều, Ấn độ, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp



Văn hoá
xã hội
Bóp nghẹt
tự do

Nô dịch
ngu dân
Chính sách của thực dân Pháp
Chính trị
Kinh tế
Lạc hậu
phụ thuộc
Thực dân pháp đã thi hành một chính sách văn hoá giáo dục nô địch nhằm thực hiện một âm mưu thâm độc nhằm đồng hoá lâu dài đối với nhân dân ta. Đó là thi hành chính sách ngu dân.
Ngu dân có nghĩa là làm cho dân ngu đi để dễ bề cai trị.

2. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
Chính sách ngu dân (tt)

Hạn chế giáo dục, kể cả việc tạo nên các rào cản để người dân khó tiếp cận với giáo dục
Hạn chế truyền bá và phổ biến thông tin
Mục đích của chính sách ngu dân:
Nhằm tấn công trực diện vào nền văn hoá dân tộc hòng tiêu diệt ý chí độc lập, tự do, truyền thống vẽ vang chống xâm lược của nhân dân ta.
Nhằm nô dịch hóa, ngu dốt hóa, bần cùng hóa, gieo rắc tâm lý bệnh hoạn, khiếp sợ uy quyền của “Đại Pháp”.
Chính sách ngu dân (tt)
Chính sách ngu dân (tt)
Nhằm kìm hãm nhân dân lao động trong vòng dốt nát.
Hạn chế nâng cao trình độ văn hóa, khoa học
Hạn chế truyền bá thông tin, phát triển mê tín dị đoan… để dễ bề cai trị, bóc lột
1. Hạn chế truyền bá và phổ biến thông tin
Báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in, báo tiếng Việt không được xuất bản nếu không được phép của quan toàn quyền.
Giấy phép xuất bản chỉ được cấp với điều kiện là các bài báo phải được duyệt trước và có thể bị rút bất cứ lúc nào
Chủ trương thực hiện chính sách ngu dân
Hạn chế truyền bá và phổ biến thông tin (tt)
Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm họa hoặc tranh ảnh làm tổn thương đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền điều bị trừng trị
Người An Nam không có quyền hội họp quá số 20 người
Hạn chế phát triển giáo dục
Thực dân Pháp xem giáo dục như là một công cụ chắc chắn nhất để thực hiện mưu đồ “chinh phục tâm hồn ” những người dân thuộc địa.

Chủ trương thực hiện chính sách ngu dân (tt)
- Nếu chúng ta muốn đặt được vĩnh viễn ảnh hưởng của nước Pháp trên phần đất này của thế giới thì:
Phải làm cho họ tiêm nhiễm tư tưởng của chúng ta
Dạy cho họ tiếng nói của chúng ta
Do đó phải bắt đầu từ nhà trường và trước tiên chú ý đến trẻ em
Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Pháp luật chỉ đàn áp được một thời gian, chỉ có giáo dục mới chinh phục được con người mãi mãi.
Tại hội nghị thuộc địa Pari – 1906: “ sau khi người lính đã hoàn thành sự nghiệp của mình thì đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp của họ”.

Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Phát triển giáo dục theo chiều nằm, chủ yếu là cấp thấp, hạn chế mở trường lớp.
Năm 1924, toàn quyền Méc Lanh “9/10 học sinh nông thôn Việt Nam không đủ sức theo học hết bậc sơ học cho nên chỉ cần mở thêm loại trường thuộc bậc sơ học là đủ”.
Trường học được mở rất hạn chế, vào kỳ khai giảng nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường học
“Thiên đàng trường học”
Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc
Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Đối tượng giáo dục
Toàn quyền Dume cho rằng:
Nền giáo dục của chúng ta không có điều kiện và không cho phép đến quản đại quần chúng
Chỉ cho một thiểu số do đó phải lựa chọn
Coi giáo dục như là một thứ của quý, không thể đem ban phát cho bất kỳ ai mà phải hạn chế sự ban ơn đó cho những người thừa hưởng xứng đáng.
Con em những nhà cầm đầu
Những người giàu có, tư sản, địa chủ phong kiến.
Năm 1924, Trung Kỳ có 15 tỉnh với 4 triệu dân nhưng chỉ có 4 trường cao đẳng tiểu học ở Huế, Quy Nhơn, Vinh.
Năm 1936-1937 :
100 người dân/2 học sinh sơ học
100 người dân/0,4 học sinh tiểu học

Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Hạn chế phát triển giáo dục (tt)

Năm học 1936-1937 cả nước có 369 học sinh trung học, tương đương 19 học sinh /1 triệu dân.
Năm học 1941 -1942 có 834 sinh viên đại học và 201 sinh viên cao đẳng.
Thống Kê Số Trường học Năm 1936-1937
Tìm mọi cách ngăn cản không cho học sinh An Nam sang Pháp du học vì sợ nhiễm phải chủ nghĩa cộng sản.
Toàn quyền Pháp – Anbe – Xaro “ để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi vòng kiểm tỏa của chúng ta, chịu ảnh hưởng văn và chính trị nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng. Những người tri thức đó trở về nước đã đưa hết tài năng của họ để tuyền truyền vận động chống lại chúng ta là người bảo hộ đã ngăn cấm không cho họ học tập”

Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
“Trước khi lên đường, người đó phải đến nha học chính xin một quyển học bạ có dán ảnh và ghi rõ căn cước lý lịch của mình, địa chỉ cha mẹ, những trường đã học, những bằng cấp đã có và địa chỉ của người bảo lãnh tại Pháp. Học bạ ấy phải được toàn quyền chứng thực… và phải được quan toàn quyền cho phép”
Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc
Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Hạn chế phát triển giáo dục (tt)
Sinh hoạt đắt đỏ nên du học sinh phải rất giàu mới đủ tiền đến học ở một trường chính quốc
Phải đảm bảo về tinh thần, nghĩa là phải có thái độ phục tùng chính phủ
Phải chịu sự giám sát, theo dõi của chính phủ Pháp
3. Giáo dục Pháp – Việt giai đoạn 1858 -1945
3.1 Mục đích giáo dục
Đào tạo người bản xứ phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
Đồng hóa nhân dân Việt Nam nhằm biến họ thành người ngoan ngoãn, phục tùng sự thống trị của Pháp
Truyền bá tư tưởng nô dịch trong nhân dân.
3.2. Nội dung giáo dục
Giới thiệu “mẫu quốc”và sự văn minh của nước mẹ.
Ca tụng công ơn khai hoá của Pháp đối với Việt Nam.
Tuyên truyền phổ biến chính sách của thực dân Pháp.
Dạy chữ quốc ngữ thay dần chữ Hán, chữ Pháp đựơc đưa vào nhà trường với nhiệm vụ “ dạy chữ Pháp để người ta hiểu mình và đào tạo những người cộng tác bản xứ.
Nội dung các môn học
Các môn khoa học tự nhiên được đưa vào khá nhiều như: toán, lí, hóa, sinh … nhưng nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu những tri thức gắn với thực tiễn Việt Nam
Các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lý, triết học, công dân giáo dục được biên soạn lại cho phù hợp để tăng cường chính sách nô dịch, phản động
Môn lịch sử: công cuộc chiếm đóng xứ An Nam của người Pháp; người Pháp đã làm gì cho xứ An Nam; cuộc chiếm đóng xứ Nam Kỳ của người Pháp; cuộc bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kỳ và Trung Kỳ…
Dạy về lịch sử Việt Nam “tổ tiên ta là người xứ Gô-loa, xứ Đông Dương thuộc Pháp…”
Nội dung các môn học
Môn luân lý: học sinh phải học bổn phận đối với nước Pháp, phải yêu kính, biết ơn, cúc cung tận tụy trung thành với nước Pháp
“ Gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát và một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ cho họ biết sùng bái kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu tổ quốc không phải tổ quốc mình, một tổ quốc đã áp bức dân tộc mình”
Nguyễn Ái Quốc
Nội dung các môn học
3.4. Hệ thống tổ chức của giáo dục Pháp –Việt
Ngày 16 tháng 7 năm 1864 Pháp ra nghị định thành lập một số trường tiểu học ở các tỉnh để dạy chữ quốc ngữ và toán.
Năm 1867 bỏ thi chữ hán ở Nam Kỳ
Năm 1871 thành lập trường sư phạm thuộc địa để đào tạo giáo viên.
Thay thế các trường chữ Nho bằng các một loại hình trường mới gọi là trường QN, dạy chữ QN, ít chữ Pháp và một ít kiến thức khoa học khác nhằm mau chóng đồng hóa nhân dân.
Quy chế giáo dục 1874:
Các trường tư thục không được mở cửa nếu không được phép.
Phải đặt dưới sự kiểm sát của Pháp vì chúng sợ giáo viên dạy học sinh làm loạn.
Đưa ra chế độ khen thưởng: thầy đồ nào dạy thêm chữ QN sẽ thưởng thêm 200 France 1 năm.
Ngày 3.3.1906 toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ.
Nghiên cứu việc thiết lập hay cải tổ nền giáo dục bản xứ
Duyệt các sách giáo khoa, từ điển
Nghiên cứu, thu thập, tái bản các tác phẩm cổ đại, cận đại về văn học, triết học, lịch sử của các nước Phương Đông
Năm 1933 thành lập bộ quốc gia giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý bậc tiểu học và trung học ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
Ở các tỉnh triều đình Huế cho đặt các chức đốc học, còn ở phủ, huyện đặt chức huấn đạo và giáo thụ
Nền giáo dục Việt Nam có 2 cơ quan quản lý
Bậc tiểu học: do Bộ quốc gia giáo dục của triều đình Huế quản lý
Từ trung học trở lên do chính quyền Pháp quản lý
Nha học chính Đông Dương là tổ chức có vai trò quan trọng nhất
Hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học.
Năm 1861, mở trường đào tạo thông ngôn đầu tiên ở Việt Nam lấy tên là Bá Đa Lộc.
Năm 1873 Pháp mở trường hậu bổ nhằm đào tạo những tên thanh tra dân sự.
Cao đẳng y dược Đông Dương, thành lập 1902
Trường công chánh: thành lập 1902 đào tạo cán bộ địa chính
Năm 1906 thành lập trường đại học Đông Dương gồm năm trường cao đẳng là Luật và Pháp chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng, Văn chương
Cao đẳng thú y Đông Dương, thành lập năm 1917.
Đại học Đông Dương những năm đầu thế kỷ
Trường Pháp Chính, thành lập 1917, đào tạo quan lại phục vụ cho chính quyền thực dân ở các lịnh vực như hành chính, tài chính, tư pháp.
Trường cao đẳng sư phạm, thành lập 1917, nhằm đào tạo giáo chức cho các trường sư phạm sơ cấp và các trường cao đẳng tiểu học.
Bằng của giáo viên dạy tiểu học
Trường cao đẳng nông lâm: thành lập 1918, đào tạo kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp.
Trường thương mại Đông Dương, thành lập 1920.
Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương thành lập 1925
Tháng 10.1941 đổi tên trường kiêm bị y dược Đông Dương thành Đại học Y dược, cao đẳng Luật khoa thành Đại học Luật Khoa Đông Dương
Nhận xét:
Việc thiết lập các trường cao đẳng và đại học chỉ nhằm cung cấp các phụ tá cho Pháp trong việc khai thác tài nguyên.
Việc nâng cấp các trường cao đẳng và đại học cũng không nằm trong chủ trương của người Pháp mà là do hoàn cảnh chính trị qui định.
3.3. Hai lần cải cách giáo dục và sự xoá bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến
3.3.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất - 1906.
A. Nguyên nhân.
Nền giáo dục cổ truyền về căn bản vẫn là phổ biến trong nhân dân.
Giáo dục Pháp -Việt không đàn áp nổi giáo dục chữ Hán, kết quả còn đi ngược lại mong muốn của họ.
Nếu không tiến hành cải cách thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa những người cộng sự của họ.
Ảnh hưởng bởi các tác động của các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản
B. Nội dung cải cách.

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ I này sẽ tác động đến:
Hệ thống trường Pháp - Việt,
Hệ thống trường dạy chữ Hán,
Cải cách trong hệ thống trường Pháp - Việt
Trường Pháp - Việt là những trường dạy chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Trong cuộc cải cách này hệ thống trường Pháp - Việt được chia ra làm hai bậc: tiểu học và trung học.
Bậc tiểu học Pháp – Việt
Chia làm 4 lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất
Cuối bậc có thi lấy bằng tiểu học Pháp – Việt
Chương trình hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và chữ Hán chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ mang nội dung luân lý, không dạy kiến thức khoa học
Cải cách trong hệ thống trường Pháp - Việt (tt)
Bậc trung học Pháp – Việt
Chia làm trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp
Trung học đệ nhất cấp học 4 năm.
Đệ nhị cấp học 1 năm, chia làm hai ban văn học và khoa học
Cải cách trong hệ thống trường Pháp - Việt (tt)
Cải cách trong hệ thống trường chữ Hán:
Trong khi chưa có điều kiện xoá bỏ, phải giữ lại nền giáo dục chữ Hán cổ truyền ra sao ?
Làm thế nào để đưa vào một chương trình khoa học nhưng phải dùng chữ Quốc ngữ làm chuyển ngữ?
Nền giáo dục chữ Hán đựơc chia làm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.
Cải cách trong hệ thống trường chữ Hán (tt)
Bậc ấu học có ba loại trường:
Trường 1 năm hoặc dưới một năm cho những làng xa xôi, hẻo lánh, dạy chữ Quốc ngữ, không dạy chữ Hán và chữ Pháp
Trường 2 năm dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn
Trường 3 năm dạy ba thứ tiếng, chữ Hán không bắt buộc nhưng chữ Pháp bắt buộc.
Chương trình ấu học
Bậc tiểu học
Học trong hai năm mở ở các phủ huyện do các giáo thụ, huấn đạo chịu trách nhiệm
Chương trình dạy gồm ba thứ chữ nhưng quốc ngữ cũng chiếm nhiều giờ hơn
Các môn học chủ yếu như toán, sử, địa, vệ sinh, trang trí…
Bậc trung học
Mở ở các tỉnh
Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp được dạy nhiều hơn
Chương trình chữ Hán chỉ có 7 giờ mỗi tuần, nặng về kinh thi, kinh thư, kinh lễ
Học hết trung học, học sinh phải qua một kỳ thi gọi là “thí sinh hạch”; người đậu được cấp bằng Thí sinh, được miễn sưu dịch một năm và được đi thi Hương
Cải cách thi Hương
Trường Nhất: thi Văn sách viết bằng chữ Hán
Trường Nhì : luận chữ Việt
Trường Ba: dịch một bài chữ Pháp ra chữ Việt và một bài chữ Hán sang chữ Pháp
Kỳ phúc hạch: để chọn cử nhân, thí sinh phải làm một bài luận chữ Hán, một bài luận chữ Việt và một bài dịch chữ Pháp sang chữ Hán. Tùy theo số điểm cao thấp mà định cử nhân hoặc tú tài
Thực dân Pháp tích cực lợi dụng giáo dục phong kiến, kết hợp giáo dục phong kiến với giáo dục thực dân, lấy giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)