Lịch sử lớp 5
Chia sẻ bởi Đinh Thị Minh Vân |
Ngày 20/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử lớp 5 thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN THAY SÁCH GIÁO KHOA
Môn: LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ
Phần Lịch Sử
LỚP 5
TP Hồ Chí Minh , Hè 2006
SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH
NỘI DUNG TẬP HUẤN
Quan điểm chỉ đạo,
mục tiêu của môn học.
2. Tìm hieåu Saùch giaùo khoa
3. Phương pháp đặc trưng
dạy học Lịch sử.
KHOA HỌC
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
CƠ BẢN
DÂN TỘC
THỰC THI
Lựa chọn , trình bày nội dung chính xác giúp HS nhận thức LS một cách khách quan.
Tập trung những nội dung cốt lõi, then chốt , có ý nghĩa nhất giúp HS hiểu biết cơ bản về Lịch sử dân tộc Việt Nam
Phù hợp với
bối cảnh CT-KT-XH và yêu cầu của đất nước Việt Nam
Phù hợp với điều kiện KT-XH, khả năng của GV-HS, có thể điều chỉnhphù hợp với các nhóm đối tượng HS .
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
1. Cung cấp cho HS một số KIẾN THỨC
cơ bản, thiết thực về :
Một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của của Lịch sử Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 cho tới nay.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
2. Bước đầu hình thành và rèn luyện
cho học sinh các KĨ NĂNG:
Quan sát SVHT; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật hiện tượng lịch sử.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở
học sinh những THÁI ĐỘ:
Ham học hỏi, tìm hiểu để biết lịch sử dân tộc.
Yêu đất nước, thiên nhiên, con người.
Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di tích lịch sử và di sản văn hoá.
Nhöõng ñieåm môùi veà SAÙCH GIAÙO KHOA
1. Sửa tên một số bài
& nội dung
ĐỔI MỚI PPDH
NỘI DUNG NGẮN GỌN
2. Bỏ bớt một
số bài không tiêu biểu
3. Bổ sung bài mới
4. Câu chữ , từ ngữ ngắn gọn,
dễ hiểu.
5. Mỗi nội dung có câu hỏi,
bài tập, chỉ thị
CẤU TẠO CHƯƠNG TRÌNH
Thực hiện trong 35 tiết học gồm :
- 26 tiết cung cấp kiến thức mới;
- 3 tiết ôn tập;
- 4 tiết kiểm tra cuối kì;
- 2 tiết dành cho giáo dục lịch sử
địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ
PHẦN LỊCH SỬ
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858-1945 )
11 bài (gồm cả bài ôn tập)
Bài 1. "Bình Tây Đại Nguyên Soái " Trương Định
Bài 2 . Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
Bài 3 . Cuộc phản công kinh thành Huế
Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Bài 5. Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Bài 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
Bài 8. Xô viết Nghệ Tĩnh.
Bài 9. Cách mạng mùa thu .
Bài10 . Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Bài 11. Ôn tập : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp
xâm lược và đô hộ ( 1858-1945 )
CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ
PHẦN LỊCH SỬ
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ ,
TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954 )
7 bài (gồm cả bài ôn tập) .
Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo .
Bài 13. " Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước"
Bài 14. Thu - đông 1947 , Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp"
Bài 15 . Chiến dịch biên giới thu- đông 1950
Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới .
Bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
Bài 18 . Ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập
dân tộc ( 1945-1954 )
CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ và ĐỊA LÍ
PHẦN LỊCH SỬ
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ
ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ( 1954-1975 )
8 bài
Bài 19. Nước nhà bị chia cắt .
Bài 20. Bến Tre đồng khởi . mất nước"
Bài 21. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta .
Bài 22. Đường Trường Sơn .
Bài 23. Sấm sét đêm giao thừa .
Bài 24. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
Bài 25. Lễ kí Hiệp định Pa-ri .
Bài 26. Tiến vào Dinh Độc Lập .
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC
( TỪ 1975 ĐẾN NAY ) 3 bài (gồm cả bài ôn tập) .
Bài 27. Hoàn thành thống nhất đất nước .
Bài 28. Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình .
Bài 29. Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
Chữ nhỏ gíới thiệu bối cảnh lịch sử, tiểu sử hoặc tư liệu tham khảo dẫn dắt sự kiện.
Chữ vừa ghi nội dung kiến thức.
Chữ xanh in đậm ghi kiến thức trọng tâm.
Chữ in nghiêng định hướng hoạt động.
Câu hỏi cuối bài giúp củng cố kiến thức.
KÊNH CHỮ
Chú thích.
KÊNH HÌNH
Minh họa cho
kênh chữ.
Định hướng
hoạt động.
Cung cấp kiến thức.
SÁCH GIÁO KHOA
VỀ CẤU TRÚC : SGK lịch sử đã đưa vào những sử liệu gốc , những chứng cứ lịch sử
1. Bài viết của tác giả .
2. Các tài liệu, tư liệu, tranh ảnh, biểu bảng .
3. Các bài tập, câu hỏi, chỉ thị làm việc .
4. Các phương tiện giúp đỡ việc học tập của học sinh .
SÁCH GIÁO KHOA
SGK là sách viết cho HS nên bài viết ngắn, gọn, rõ, vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.
Có tính đến dành thời gian cho các hoạt động tự lập, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh; không chỉ viết theo lối diễn giảng, truyền thụ một chiều mà còn viết theo lối gợi mở, nêu vấn đề.
ƯU ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA
Được lựa chọn phù hợp và thể hiện rõ lịch sử trong các mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề .
In ở dạng dễ đọc.
Giảm thiểu các khó khăn đọc hiểu nhờ việc giải thích các từ khó, các điển tích
Kèm theo các câu hỏi gợi ý, khai thác, đánh giá văn bản.
Có nhiều ảnh lịch sử, tranh đương thời; (tất cả đều có xuất xứ , kèm theo các câu hỏi, các yêu cầu làm việc)
ƯU ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA
Các phương tiện giúp đỡ việc học tập của học sinh:
Các lược đồ .
Các bảng tóm tắt, hệ thống hoá kiến thức.
Danh mục giải thích khái niệm, thuật ngữ khoa học ở cuối sách.
Các hoạt động được thiết kế có kế hoạch từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Phương pháp dạy học
ĐÀM
THOẠI
KỂ
CHUYỆN
MIÊU TẢ
TƯỜNG THUẬT
THẢO LUẬN NHÓM
TRỰC
QUAN
ĐÓNG VAI
TÁI TẠO HÌNH ẢNH LỊCH SỬ
MIÊU TẢ
Phương pháp dạy học
TRỰC
QUAN
TƯỜNG THUẬT
KỂ
CHUYỆN
ĐÓNG
VAI
ĐÀM THOẠI
THẢO LUẬN NHÓM
GIÚP HỌC SINH ĐƯA RA KẾT LUẬN ,
RÚT RA BÀI HỌC LỊCH SỬ
GIÚP HỌC SINH TÌM TÒI, PHÁT HIỆN BẢN CHẤT, Ý NGHĨA CỦA SỰ KIỆN , HIỆN TƯỢNG LỊCH SỬ
Phương pháp ĐÀM THOẠI
Đây là đòn bẩy kích thích :
HS lĩnh hội kiến thức vững chắc hơn;
HS phát triển tư duy tốt hơn.
*GV phải sử dụng khéo léo và chuẩn bị kĩ trong quá trình đặt câu hỏi ; cần lưu ý :
Ngắn gọn , rõ ràng , hết sức tường minh .
Không đưa ra câu hỏi vụn vặt , tuỳ tiện , hoặc câu hỏi trả lời Đ - S ; C - K .
Không đặt câu hỏi quá khó , đánh đố HS .
Không đặt câu hỏi có đáp án ngay bên cạnh .
Tránh đặt câu hỏi mớm lời .
Phương pháp ĐÀM THOẠI
Khi nêu câu hỏi , GV lưu ý ?
Không nên chỉ trích , nhắc đi nhắc lại lỗi sai của học sinh .
Không nên quá tán dương trẻ .
Tránh câu hỏi sẵn giọng, tra xét, thẩm vấn .
Không lạm dụng hs Giỏi, hs tích cực .
Câu hỏi phải hướng vào tất cả học sinh.
Phải biết chờ đợi, cho học sinh có thời gian suy nghĩ rồi hãy trả lời.
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
Giúp HS :
Nhớ được 50% kiến thức.
Có năng lực hợp tác, làm việc cùng đồng đội.
Bộc lộ được năng lực, ý nghĩ, tinh thần của trẻ
Tổ chức vào lúc nào, cho những nội dung gì ?
Những phần kiến thức có nhiều cách hiểu khác nhau .
Những vấn đề phức tạp cần tranh luận để thống nhất ý kiến, rút ra nhận xét ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
CHỈ ĐẠO DẠY HỌC LỊCH SỬ
Theo văn bản hướng dẫn phân phối chương trình lớp 5 do Vụ Giáo dục Tiểu học chỉ đạo .
Mỗi tuần học 1 tiết ;
Tổng số 35 tiết học / 35 tuần có :
26 tiết học bài mới .
7 tiết tổng kết , ôn tập .
2 tiết dành cho nội dung giáo dục
lịch sử địa phương .
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
CHỈ ĐẠO DẠY HỌC LỊCH SỬ
GV thực hiện nội dung dạy học theo từng bài cụ thể trong SGK theo phân phối chương trình.
Quán triệt và nắm vững quan điểm dạy học tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí; liên hệ kiến thức trong bài với kiến thức lịch sử, địa lí địa phương làm cho nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, gần gũi.
Kiến thức của GV đưa vào nội dung bài giảng mà SGK không có. Đây là kiến thức bên ngoài đưa vào bổ sung, giảng giải.
1
2
3
Phần kiến thức có trong SGK; GV không cần thiết giải thích mà học sinh vẫn có thể hiểu và nắm được (như phần chú thích SGK.)
Là một nửa kiến thức có trong SGK và một nửa kiến thức của GV đưa vào làm cho bài giảng thêm phong phú sinh động .
SƠ ĐỒ RAI - SI
1
Cám ơn quý thầy cô đã cộng tác , hỗ trợ .
Kính chúc thầy cô nhiều sức khoẻ và hạnh phúc .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Minh Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)