Lịch sử lớp 10

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Trân | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: lịch sử lớp 10 thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

XIN TRÂN TRỌNG
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY – CÔ
VỀ DỰ BUỔI TẬP HUẤN MÔN LỊCH SỬ
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TRONG DẠY HỌC SINH CHUYÊN VÀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
I. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1/ XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Xã hội cổ đại là xã hội có trước xã hội phong kiến
và xuất hiện sau chế độ công xã nguyên thủy.
Ở phương Đông, XHCĐ không đồng nghĩa với XH
Chiếm hữu nô lệ như ở phương Tây.
2/ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TIÊU BIỂU Ở PHƯƠNG
ĐÔNG
Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và Ấn Độ. Ra đời
sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây.
3/ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI ĐỊA TRUNG HẢI
- Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn các quốc gia CĐ phương Đông từ 20 đến 30 thế kỷ.
+ Hy Lạp ( từ thế kỉ XI –TK II Tcn)
+ La Mã ( từ năm 753 Tcn – 476 )
4/ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ CỦA CÁC QUỐC CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
4.1 - CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
4.1.1 - Thời gian tồn tại của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Ra đời vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN
Kết thúc sự tồn tại sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Tây (thường kết thúc vào trướcTCN)
4.1.2 - Điều kiện tự nhiên
Ra đời trên các con sông lớn ở châu Á và châu Phi những đồng bằng rộng, phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nhiệp.
4.1.3 - Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Nền kinh tế ấy biểu hiện ở những điểm sau:
+ Bốn quốc gia cổ đại đều có đồng bằng rộng, đất đai phì nhiêu, lại cạnh các con sông có thể cung cấp nước, phù sa…
+ Cây trồng chủ yếu là loại ngũ cốc, ngoài ra còn trồng các loại cây ăn quả. Người dân có thể thu hoạch một năm hai vụ lúa, năng suất khá cao ….
+ Về công cụ: vì đất đai màu mỡ, phì nhiêu, mềm, dễ canh tác nên người cổ đại Phương Đông có thể dùng các công cụ rất thô sơ như: cuốc đá, cày đá, nông cụ bằng đồng, gậy vót nhọn,…cũng có thể canh tác được.

+ Tính chất của nền kinh tế: nền kinh tế các nước phương Đông cổ đại là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, mặc dù có sự trao đổi diễn ra, nhưng thời kỳ đầu là hiện tượng vật
đổi vật, sau này mới xuất hiện tiền.
Nhưng, nhìn chung, hoạt động kinh tế để nuôi sống XH diễn ra chủ yếu ở nông thôn.
4.1.4 - Đặc điểm chính trị
- Nhà nước ra đời sớm và được tổ chức theo hình thức quân chủ

.Tuy đều là hình thức nhà nước quân chủ, nhưng ở phương Đông cổ đại có nhiều hình thức nhà nước quân chủ:
- Nhà nước quân chủ quí tộc
- Nhà nước quân chủ phân quyền
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
. Trong các hình thức nhà nước này, hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là hình thức phổ biến nhất.
4.1.5 - Đặc điểm xã hội
Chia thành hai giai cấp đối kháng: Thống trị và bị trị
Đặc biệt: tầng lớp nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất. Là bộ phận SX chủ yếu để làm ra của cải nuôi sống xã hội
4.2 - CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
4.2.1 - Thời gian tồn tại của các quốc gia cổ đại
phương Tây
- Khoảng TNK VIII –VII TCN, kết thúc trong khoảng TNK V –II TCN.
4.2.2 - Điều kiện tự nhiên
- Đất khô và rắn, khó canh tác bằng những công cụ thô sơ.
- Có những bờ biển gồ ghề do 3 mặt là biển và đất liền vươn ra ĐTH, tạo nên những vịnh tốt, cảng nước thuận lợi cho nghề biển và buôn bán trên biển.
- Có nhiều mỏ quý như sắt, vàng, bạc, đồng , đất sét… Do đó, ngành khai thác nỏ sớm phát triển.
4.2.3 - Đặc điểm kinh tế
- Nền kinh tế mang tính chất nền kinh tế hàng hóa, trao đổi, không đóng kín, tự cấp, tự túc như phương Đông – thành thị là các trung tâm KT còn phương Đông thành thị là những TT chính trị.
4.2.4 - Đặc điểm chính trị
Là nhà nước dân chủ chủ nô, có các hình thức khác nhau:
+ Nhà nước cộng hòa
+ Nhà nước cộng hòa quí tộc.
- Đứng đầu nhà nước là Đại hội công dân.
4.2.5 - Đặc điểm xã hội
Gồm hai giai cấp cơ bản đối kháng: Chủ nô và nô lệ
- Dân tự do chủ nô gồm nhiều tầng lớp
+ Quí tộc ruộng đất
+ Quí tộc công thương
BÀI TẬP

1/ Hãy so sánh và phân tích quá trình hình thành và phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

2/ Nêu điều kiện tự nhiên và tác động của các điều kiện đó đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông và Địa Trung Hải.

3/ Lập sơ đồ chế độ xã hội có giai cấp ở phương Đông và phương Tây. Nhận xét quá trình phát triển của nó.
II/ VẤN ĐỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1/ Kết quả, hạn chế và ý nghĩa của cách mạng Hà Lan
a/ Kết quả :
- Lật đổ CĐ thống trị của Phong kiến Tây Ban Nha, tạo điều kiện cho CNTB Hà Lan phát triển.
b/ Hạn chế:
- Động lực chủ yếu là quần chúng ND, nhưng mọi thành quả CM lại rơi vào tay GC TS quí tộc.
c/ Ý nghĩa:
- Báo hiệu sự khởi đầu mới trong LSTG: Thời đại của các cuộc CMTS và sự suy vong tan rã của chế độ phong kiến.
2/ Cách mạng tư sản Anh mang hình thức nội chiến thuần túy.
- Trong cuộc nội chiến ở Anh vào thời kỳ CM, phe nhà vua cùng quí tộc phong kiến bảo thủ chỉ còn trông cậy vào lực lượng của chính mình. Trong tiến trình CM, phe Quốc hội ngày càng mạnh hơn phe nhà vua.

3/ Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Vì không xóa bỏ triệt để CĐ phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nghèo, chế độ bầu cử sau CM rất hạn chế.
4/ Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc cách mạng tư sản.
Và thực chất nó là cuộc CMTS lần thứ nhất ở Bắc Mỹ
5/ Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng Pháp.
6/ Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của nội chiến ở Mỹ.
a/ Nguyên nhân
*Nguyên nhân sâu xa
*Nguyên nhân trực tiếp
b/ Kết quả và ý nghĩa của cuộc nội chiến
7/ Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản
+ Một phong trào giải phóng dân tộc : CM Hà Lan và CMTS Mỹ lần thứ nhất
+ Một cuộc nội chiến : CMTS Anh và nội chiến ở Mỹ (1861 -1865)
+ Một phong trào CM quần chúng: CMTS Pháp ( 1789)
+ Một cuộc cải cách hay duy tân đất nước: Cải cách Nông nô ở Nga ( 1861 -1865) và cuộc Duy tân ở Nhật Bản (1868)
+ Một phong trào thống nhất đất nước : Đức và Italia.
8/ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản: Dân tộc và dân chủ
9/ Những vấn đề về cách mạng công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh
Nước Anh trở thành nước đầu tiên tiến hành CMCN vì đã hội tụ những điều kiện cần và đủ cho công cuộc này.
+ Cuộc CMTS Anh giữa tK XVIII thắng lợi đã đưa GCTS và quí tộc mới lên cầm quyền xóa bỏ rào cản phát triển KTTBCN.
+ Sau CM TS, quá trình tích lũy TB được đẩy nhanh.
+ Cuộc CMCN đẩy nông dân ra các thành thị để kiếm việc làm => nguồn nhân công….
+ Trong các công trường thủ công có những cải tiến lớn về kỹ thuật để tiến hành phân công lao động và cải tiến hàng loạt.
+ Ngoài ra, nước Anh ở vào vị trí địa lý ở trung tâm của thế giới, than và sắt có nhiều, lại dễ khai thác.
- Tất cả những điều kiện – tiền đề trên đã giúp cho cuộc CMCN Anh sớm bùng nổ.
10/ Hệ quả kinh tế - xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp.
11/ Đặc điểm của đế quốc Anh, Pháp, Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Đặc điểm của đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân”….
+ Đặc điểm của đế quốc Pháp là “ đế quốc cho vay lãi”..
+ Đế quốc Đức là “ đế quốc quân phiệt hiếu chiến”
BÀI TẬP
1/ Hồ Chủ Tịch viết: “ Sự tích lũy tư bản nguyên thủy của giai cấp tư sản Anh được tạo ra bằng máu và nước mắt của nhân loại”. Em hãy chứng minh.
2/ Trình bày hai cuộc cách mạng lớn diễn ra ở nước Anh trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Phân tích tác dụng và ý nghĩa của nó đối với nước Anh và thế giới.
3/ Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản trong hai thế kỉ XVII – XVIII. Em có nhận xét gì về các cuộc CMTS trên?
Tại sao CMTS Anh phát triển quanh co và không triệt để, còn CMTS Pháp phát triển đi lên và triệt để?
PHẦN HIỆN ĐẠI
III/ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 1945
1/ Bối cảnh quốc tế trong những năm 1929 – 1939. (Tr 25)
Câu hỏi: Bối cảnh quốc tế trong những năm 1929 – 1939 có tác động như thế nào đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
2/ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ xx. ( Tr 26 -27)
a/ Nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
b/ Điểm giống nhau ( về đặc điểm kinh tế, bản chất, mưu đồ và thái độ trong quan hệ quốc tế) và những điểm khác nhau ( về quá trình xác lập chủ nghĩa phát xit, tiềm lực) giữa ba nước phát xit Đức, Italia, Nhật Bản.
Điểm giống
Điểm khác nhau
Câu hỏi:
Hãy lập bảng so sánh điểm giống nhau ( về đặc điểm kinh tế, bản chất, mưu đồ và thái độ trong quan hệ quốc tế) và những điểm khác nhau ( về quá trình xác lập chủ nghĩa phát xit, tiềm lực) giữa ba nước phát xit Đức, Italia, Nhật Bản.
c/ Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.(Tr 28 -29)
Khác với Đức – quá trình PX hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xit…..
Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật bản kéo dài trong những năm 30 của TK XX là do có những mâu thuẫn và bất đồng giữa sĩ quan trẻ với phái“ tướng lĩnh già”….
- Cùng với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh công cuộc xâm lược thuộc địa….

Câu hỏi: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản có ảnh tác động ntn đối với nước Nhật và thế giới?

d/ Các nước Anh, Pháp và Mỹ với trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. (Tr 29 -30)

3/ Kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chiến thắng chủ nghĩa phát xit.
Câu hỏi:
1/ Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống PX tạo nên những chuyển biến gì?
2/ Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh chống PX trong những năm 1939 -1945.
3/ Vì sao nói trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô, Anh, Mỹ là trụ cột của chiến tranh chống PX?
4/ Hai nước đi đầu trong thắng lợi của chiến tranh chống PX?
5/ Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho nhân loại những kết cục gì? Vì sao nói: Liên Xô là lực lượng đi đầu trong chiến tranh chống PX?
IV/ CHỦ TRƯƠNG ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG THẾ GIỚI CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN TẠI ĐẠI HỘI VII (7/1935)
1/ Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới.
2/ Nguyên nhân

Câu hỏi: Vì sao Quốc tế cộng sản lại chủ trương điều chỉnh chiến lược của CMTG trong những năm 1935 và nội dung đó là gì?
V/ LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU NĂM 1945: SỰ PHÂN CHIA KHU VỰC ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY DIỄN RA Ở CHÂU ÂU
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1/ Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và các nước Âu – Mỹ.
2/ Sự đối đầu Đông – Tây

Câu hỏi: - Trình bày sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô - Mĩ ở Tây Âu và sự đối đầu Đông –Tây.
- Những sự kiện nào nói lên sự đối đầu Đông – Tây? Hãy nhận xét….
VI/ TRẬT TỰ THẾ GIỚI THEO HỆ THỐNG VECXAI – OASINHTƠN VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI HAI CỰC IANTA: ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU
1/ Về những điểm giống nhau
2/ Về những điểm khác nhau
- Trật tự hai cực Ianat thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn: liên Xô và Mỹ không bắt Đức đền bù như sau chiến tranh thế giới thứ nhất (mặc dù Đức là kẻ gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai)
Liên Hợp quốc với vai trò tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội quốc liên, cụ thể như các nước nhỏ cũng được quan tâm: Việt nam…
Câu hỏi: - Phân tích điểm giống nhau và khác nhau …
- Lập biểu bảng về sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống Vecxai – Oasinh tơn và trật tự thế giới hai cực Ianta.
VII/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC NƯỚC Á – PHI - MỸLATINH
1/ Thành phần lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc
Có 2 lực lượng lãnh đạo cơ bản: Vô sản và Tư sản
-> Lực lượngTS lãnh đạo sau khi thành công đưa đất nước theo con đường TBCN.
-> Lực lượng Vô sản lãnh đạo thành công thì đưa đất nước theo con đường XHCN.
Vì vậy: hai lực lượng lãnh đạo này có vai trò và ý nghĩa khác nhau…
Câu hỏi:
- Qua phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mĩlatinh hãy trình bày: lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc gồm GC nào và phân tích vai trò của lực lượng đó?
- Sự ảnh hưởng của phong trào ấy có ảnh hưởng như thế nào trong giải phóng dân tộc và phát triển đất nước sau này?
2/ Lực lượng tham gia phong trào giải phóng dân tộc ( Tr. 36)
Lực lượng tham gia phong trào giải phóng dân tộc rất đông đảo, nhưng lực lượng cơ bản và động lực là: nông dân và công nhân.
Vì: các nước ở khu vực châu Á, Phi, Mỹ latinh là những nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nông dân chiếm đa số. Nền công nghiệp còn non trẻ, tuy GC CN mới ra đời còn bị hạn chế, nhưng họ là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu hỏi: Khái quát lực lượng tham gia trong phong trào giải phóng dân tộc và đánh giá vai trò của những lực lượng này?
3/ Về phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc.
( Tr 36 -39)
Có hai phương pháp và hình thức đấu tranh: Bạo lực và không bạo lực.
( Vận dụng vào hoàn cảnh Lịch sử Việt Nam)
Câu hỏi:
- Qua phong trào giải phóng dân tộc, hãy nêu khái quát phương pháp và hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc, phân tích những phương pháp đó và nêu dẫn chứng cụ thể….
4/ Kết quả, vị trí và ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc (Tr 39 - 40).
Câu hỏi: - Qua phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của ND châu Á, Phi, Mỹ latinh hãy nêu: kết quả và phân tích vị trí, ý nghĩa cụ thể của phong trào giải phóng dân tộc đó.
5/ Các mốc phát triển của cách mạng Lào ( tr 40)
Ý nghĩa thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào giai đoạn 1945 -1975.
Câu hỏi:
Hãy phân tích ý nghĩa thắng lợi của CM Lào
6/ Những sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 70 - 80 của thế kỷ XX ảnh hưởng tới chủ trương đổi mới của nước ta. (Tr 41)
Câu hỏi: - Trình bày Những sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 70 - 80 của thế kỷ XX ảnh hưởng tới chủ trương đổi mới của nước ta.
7/ Mối quan hệ giữa sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc. ( Tr 41 – 46)
Câu hỏi:
- Trình bày Mối quan hệ giữa sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc.
- Ảnh hưởng của cuộc CM tháng mười Nga đối với CM Việt Nam.
MỘT SỐ CÂU HỎI
1/ Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập?
2/ Vào những năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá ? Vì sao nói toàn cầu hoá được xem là thời cơ đồng thời lại là thách thức,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, là một công dân tương lai em làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay ?
1/ Hãy chứng minh rằng: “ Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả lôgic của mâu thuẫn giữa các nước đế quốc”.
- Phân tích tính chất và qui mô của chiến tranh.
2/ Đánh giá về nền hòa bình do Hội nghị Vecxai đem lại, nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc ( Nguyên tổng tư lệnh quân đội đồng minh ở châu Âu) đã nói: “ Đây không phải là hòa bình. Đâu là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy?
2/ Giữa cao trào CM 1918 -1923 và phong trào CM trong những năm 1929 -1939 có gì khác về nội dung và tính chất?
Gợi ý:
2/ - Sau khi Chiến tranh TG thứ nhất kết thúc, để lập lại hòa bình và trật tự thế giới mới, các nước thắng trận đã triệu tập Hội nghị Vecxai….
- Tại HN, các hòa ước đã được ký kết, tạo ra hệ thống hòa ước Vec xai, trong đó quan trọng nhất là hòa ước Vecxai ký với Đức. Ngoài ra còn ký hòa ước với Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Hòa bình lập lại nhưng mang trong lòng nó mầm mống của một cuộc chiến tranh mới…=> mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận và giữa các nước thắng trận với nhau nổi bậc là mâu thuẫn giữa Đức với mỹ, Anh, Pháp..
Với Hòa ước vecxai, Đức phải chịu tổn thất rất lớn….bồi thường chiến phí nặng nề.
- Hòa ước Vecxai đẩy nước Đức đi vào “ Cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy”. Các thế lực quân phiết và giai cấp TS Đức coi Hòa ước Vecxai là một “ quốc sỉ”, “một hòa ước Vecxai nhục nhã”, cần phải phục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn tồn tại.
Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Vecxai..
Hậu quả của cuộc khủng hoảng KTTG là cho 3 nước Đức, Italia và Nhật là những nước bất mãn với hế thống V nhanh chóng đi vào con đường PX hóa, gây chiến tranh, chia lại thế giới…
- ngày 1/9/1939, Đức tấn công Balan….. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ.
- Như vậy: hai mươi năm hòa bình thực ra là hai mươi năm hưu chiến vì đủ để các nước Đức, Italia, Nhật bản chuẩn bị lực lượng đưa loài người vào mốt cuộc chiến tranh thế giới mới.
2/ ND: Cao trào CM 1818 -1923 là sự tấn công vào nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền để tự giải phóng. Do tính chất của cuộc đấu tranh chống đế quốc, đi theo con đường CM tháng Mười Nga.
-ND và TC của PT CM 1929 -1939 là đấu tranh chống PX, chống chiến tarnh, bảo vệ cơm áo cho đông đảo quần chúng, không trực tiếp đấu tranh chống đế quốc…
Lịch sử thế giới
-Đặc điểm của lịch sử thế giới là tính độc lập tương đối nghĩa là khu vực nào, vấn đề nào, nước nào độc lập với nước đó.
-Trong quá trình giảng dạy cần chú ý mối liên hệ, ảnh hưởng qua lại của lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam. Mỗi sự kiện hiện tượng của lịch sử thế giới hiện đại đều tác động, ảnh hưởng đến lịch sử nước ta. Cần chú ý cho học sinh về bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của sự kiện đó.
VD: Hãy nêu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 80 của thế kỷ XX. Những sự kiện đó có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Việt Nam học được những gì từ những kinh nghiệm đó.
- Cần hướng dẫn học sinh học chủ yếu là theo sách giáo khoa
-Một số dạng câu hỏi ngoài sách giáo khoa:
1. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đối với sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ XX.
2. Hãy nêu các bước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1922-1991 và phân tích một giai đoạn mà theo em có nhiều thành tựu nổi bật nhất.
3. Hãy trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ Hai và những biểu hiện của nó ở Việt Nam trước năm 75.
4. Hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1953 – 1973. Việt Nam có thể học được gì từ sự đi lên đó của nền kinh tế Nhật Bản.
5. Hãy trình bày những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai đến cuối thế kỷ XX. Phân tích một đặc điểm quan trọng nhất.
6. Hãy nêu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 80 của thế kỷ XX. Những sự kiện đó tác động và ảnh hưởng như thế nào đối với công cuộc đổi mới ở nước ta.
7. Vì sao năm 1945 chỉ có 3 nước ở Đông Nam Á là Inđônêxia, Việt Nam, Lào giành được độc lập.
8. Hãy trình bày những đặc điểm của trật tự thế giới trong thế kỷ XX. Từ đó nêu suy nghĩ của em về sự ra đời của trật tự thế giới mới hiện nay.
9. Những biểu hiện nào chứng tỏ rằng từ năm 80 đến nay trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Xu thế đó đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với công cuộc đổi mới của nước ta.
Gợi ý
Câu 6:
-Trình bày khái quát lịch sử thế giới những năm 80:
+ Thập niên này là thập niên chuyển biến lớn trong lịch sử loài người: từ đối đầu trong chiến tranh lạnh sang xu thế hòa hoãn.
+ Ta khởi đầu công cuộc đổi mới
-Những sự kiện lớn:
+Thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ 78 đến 80: đạt được những thành tựu to lớn
+ Sự khủng hoảng của các nước XHCN: Liên Xô và Đông Âu => sự sụp đổ của hệ thống XHCN
+CMKHKT đến những năm 80 đạt được những thành tựu rực rỡ, to lớn => tác động mọi mặt của xã hội.
+Xu thế đối đầu chuyển dần sang đối thoại trong quan hệ quốc tế, sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
+Những con rồng ở Châu Á, nền kinh tế ở châu Âu phát triển
Câu 7:
- Trình bày về tình hình ĐNA trước 1945: đều là thuộc địa của Nhật Bản => khi Nhật Bản đầu hàng => thời cơ xuất hiện
- Một cuộc cách mạng muốn dành độc lập phải có 2 yếu tố khách quan và chủ quan
Câu 8:
Lịch sử thế giới trong thế kỷ XX đã chứng kiến sự tồn tại và tan rã của hai hệ thống ; Vecxay-Oadinhtơn và 2 cực Ianta
Trật tự thế giới là cách sắp đặt trong quan hệ quốc tế giữa các nước, các khu vực theo như nghị quyết mà được các tổ chức quốc tế lớn thừa nhận buộc các dân tộc tuân theo.
Hai trật tự thế giới ở thế kỷ XX nói trên có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Ra đời sau chiến tranh thế giới => Chứng minh, là kết quả của chiến tranh, những nước thắng trận (những nước có vai trò quyết định) có quyền sắp đặt trật tự thế giới (dẫn chứng), trước là Anh, Pháp, Mỹ sau là Anh, Mỹ, Liên Xô.
+ Trật tự thế giới trong thế kỷ XX đều sinh ra một tổ chức quốc tế lớn để duy trì trật tự thế giới.


+ Trật tự thế giới trong thế kỷ XX chỉ tổn tại có ý nghĩa tương đối, dễ bị rạn nứt, luôn luôn bị đe dọa phá vỡ
Cả 2 trật tự thế giới ở thế kỷ XX đều không giải quyết được mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, thậm chí lại khoét sâu hơn sự bất bình trong quan hệ quốc tế. Vì vậy một cuộc chiến tranh thế giới mới luôn rình rập và đe dọa.

* Dự kiến xu thế hiện nay: Chiến tranh không còn là nhân tố nữa => một xu thế mới xuất hiện nghĩa là trật tự thế giới mới không ra đời từ chiến tranh vì nếu có chiến tranh thì sẽ là chiến tranh hủy diệt nhưng chiến tranh khu vực, sắc tộc, chủng tộc luôn nổi lên
Kinh tế nổi lên, nước nào, khu vực nào có sự phát triển nhanh về kinh tế => sẽ có tiếng nói quyết định trên thế giới
Mĩ là siêu cường duy nhất còn lại, muốn vươn lên trật tự một cực, trong khi đó nhiều khu vực nổi lên như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu, Đông Nam Á.
Hiện nay đang diễn ra xu thế tranh chấp thế giới một cực là Mĩ và thế giới đa cực: Mĩ là siêu cường duy nhất còn lại nhưng gặp rất nhiều khó khăn thử thách mà Mĩ không giải quyết được; khủng bố, môi trường, bệnh tật mà Mĩ không giải quyết được trong khi đó xuất hiện nhiều nhân tố mới để dẫn đến xu thế đa cực đó là: sự vươn lên của Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây Âu, ĐNA, đó là vai trò của LHQ ngày càng có tiếng nói mới trên trường trường quốc tế. Sự tác động của cuộc CMKHKT, cuộc đấu tranh vì hòa bình dân minh dân chủ của các dân tộc trên toàn thế giới với các yếu tố ấy thì thế giới sẽ là thế giới đa cực.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
QUÍ THẦY – CÔ ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)