Lịch sử: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH








Giáo viên trình bày:
Th.s Lê Đình Hùng
http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=795890
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH

Bản đồ Hà Tĩnh
http://www.hatinh.gov.vn
A. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ từ khi thành lập, những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã đạt trong hơn 79 năm qua.
2. Tổng kết lịch sử Đảng bộ, rút ra những bài học kinh nghiệm, tự hào về truyền thống, tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, truyền thống hào hùng ra sức đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH phấn đấu đưa Hà Tĩnh sớm trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển.
CẤU TRÚC BÀI GIẢNG
I- Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời.
II- Lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
III- Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ và củng cố chính quyền(1945-1946) và kháng chiến chống pháp (1946-1954).
IV- Lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).
V- Đảng bộ Nghệ Tĩnh (giai đoạn 1976-1991).
VI- Đảng bộ Hà Tĩnh tiếp tục Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới CNH-HĐH đất nước, từ ngày tái lập tỉnh đến nay (1991 đến nay).
I. ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH RA ĐỜI.
Năm1920, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp CN Mác-Lênin.
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập Tổ chức “Hội Việt Nam Thanh Niên cách mạng”, huấn luyện cán bộ, tổ chức truyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê nin chuẩn bị cho việc thành lập Đảng.
Ở Trung kỳ:
-14-7-1925, một tổ chức được thành lập ở Vinh lấy tên là Hội Phục hưng Việt Nam (gọi tắt là “Hội Phục Việt”) bao gồm 1 số sỹ phu hết hạn tù Côn Đảo (Như: Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Tế Tự, Trần Tích Thiện, Nguyễn Công Hạnh, Nguyễn Huy Lung, Nguyễn Đình Chuyên) nhiều nhà nho có chí khí, các nhà giáo, học sinh, sinh viên.
- 11/1925: Tổng bộ phục Việt để cử Lê Duy Điếm đi Quảng Châu bắt liên lạc với Thanh niên.
Những lần đổi tên:
Phục Việt

Hưng Nam

Việt Nam CM Đồng chí Hội

Việt Nam CM Đảng

Tân Việt CM Đảng (14-7-1928)).
Xu hướng chuyển hóa dẫn đến việc thành lập Đảng:

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG: ý thøc hÖ t­ s¶n: §Êu tranh vµ thÊt b¹i (9/2/1930)


§«ng d­¬ng CS §¶ng (6/1929)
HỘI VNTNCM: ý thøc hÖ v« s¶n

An Nam CS §¶ng (8/1929)


TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG: §«ng d­¬ng CS Liªn ®oµn (9/1929)
Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn:
* Là 1 tổ chức tiền thân của Đảng. Tuy không kịp cử đại biểu đi dự hội nghị hợp nhất.
* Nhưng đến tháng 3/1930 việc thống nhất giữa Đông Dương Cộng sản liên đoàn vào Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hoàn tất.
Ở Trung kỳ, Trung ương cử Đồng chí Nguyễn Phong Sắc về lập ra phân cục Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ chức này có nhiệm vụ chỉ đạo việc thành lập Đảng bộ lâm thời các tỉnh ở Trung Kỳ.
* Cuối 3/1930, phân cục Trung ương Đảng ở Trung kỳ cử phái viên (Đ/c Trần Hữu Thiều (tức Nguyễn Trung Thiên))về Hà Tĩnh triệu tập hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Hội nghị được thành lập tại bến đò Thượng trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc). Hội nghị cử ra ban chấp hành lâm thời gồm: Trần Hưng, Mai Kính, Võ Quế, Hồ Tuy, Trần Xu và cử Ban tỉnh uỷ lâm thời do đồng chí Trần Hữu Thiều làm Bí thư.
II. ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN(1930-1945)

1. Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh .
- Công tác xây dựng tổ chức Đảng, quần chúng sau thành lập Đảng bộ
Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động( 1-5)
Tháng 9/1930, phong trµo ®¹t ®Õn ®Ønh cao.
+ Nguyªn nh©n:
- §¶ng bé m¹nh:
- NghÖ tÜnh cã truyÒn thèng anh hïng bÊt khuÊt chèng giÆc ngoai x©m.
-Sớm xây dùng ®­îc khèi liªn minh c«ng- n«ng.
Đỉnh cao của cao trào
1/1930 5/1930 9/1930 1/1931
Đỉnh cao của cao trào

Mức
độ
Đỉnh cao
----------------------------------------


Cao trào
----------------------
Phong trào
----- Thoái trào

-------------------------------------------------------------------------------

Thời gian:1/1930-----5/1930--------9/1930-------------1/1931------
Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào:
Phát triển Đảng:
Bảo vệ uy tín của Đảng và Xô Viết
Thành lập Hội phản đế đồng minh
Thành lập đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần chúng đấu tranh
Phê phán tả khuynh: "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ"
Đại hội Đảng bộ tỉnh
Cuối tháng 9-1930
Tại làng Phù Việt, Thạch Hà
20 đại biểu của 8 huyện đảng bộ thay mặt cho 376 đảng viên
BÇu Ban ChÊp hµnh chÝnh thøc cña §¶ng bé
§ång chÝ NguyÔn ThiÕp(Tøc Ch©u, tøc Kim §¬n) lµm BÝ th­.
Những biện pháp của Xô Viết Nghệ Tĩnh:
Về Chính trị:
Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân
Xoá bỏ các bất công vô lý của Đế quốc và tay sai
Trấn áp bọn phản cách mạng.
Về kinh tế:

Chia lại ruộng đất công.
Xoá nợ, giảm tô, bãi bõ các thứ thuế vô lý
Tổ chức đắp đê, phòng lụt,

Về văn hoá, xã hội:
Bài trừ các thủ tục mê tín dị đoan
Tổ chức học chữ quốc ngữ.
Tổ chức đời sống mới
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của Xô Viết.
khủng bố trắng
Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
- Nguyên nhân:
+Nổ ra khi chưa có điều kiện, thời cơ
+ Kẻ địch đang còn mạnh
+ Đảng bộ chưa có kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm:

- Xây dựng khối liên minh công nông ,
- Sử dụng bạo lực cách mạng
- Chính quyền cách mạng kiểu mới ...
=> tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945
b. Quá trình khôi phục Đảng bộ và phong trào cách mạng(1932-1939)
Cuộc “khủng bố trắng” ở Hà Tĩnh diễn ra rất khốc liệt:
Các chi bộ Đảng lần lượt bị phá vỡ. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt lần lượt bị bắt và bị giết hại. Cơ sở đảng từ tỉnh xuống huyện, xã bị phá vỡ hàng loạt.
19/01/1932: Tỉnh Uỷ Hà Tĩnh bị phá vỡ.
Quá trình khôi phục Đảng bộ gặp bế tắc.
Tháng 3/1935 Đại hội Đảng lần thứ nhất được tổ chức tại Ma cao, Trung Quốc). Đại hội I có nhiệm vụ khôi phục lại Đảng, khôi phục lại phong trào cách mạng ở Đông Dương.


Trong những năm 1936-1939 được sự lãnh đạo của Đảng, đảng bộ Hà Tĩnh hưởng ứng cuộc vận động dân chủ 36-39 - Cuéc tæng diÔn tËp lần thứ hai chuẩn bị cách mạng tháng 8.
4. Lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945.
Mâu thuẫn dân tộc: Điều kiện giải phóng dân tộc:
Mâu thuẫn Nhật- Pháp: “hai con chó đế quốc không thể ăn chung miếng mồi béo bở ở Đông dương”
Nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945(Ất dậu): 2 triệu người chết đói. Hà tĩnh: 5 vạn. Phong trào phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
Cao trào kháng Nhật ở Hà Tĩnh chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành cho chính quyền
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tĩnh:
Đã có sự chuẩn bị từ trước
Thời cơ ngàn năm có một
(từ 16-21/8/1945(5 ngày))
-16/8/1945: khởi nghĩa ở Can Lộc
-17/8/1945: khởi nghiã ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên
-18/8/1945: khởi nghĩa ở tỉnh lỵ cùng ngày Đức Thọ , Kỳ Anh
-19/8/1945: khởi nghĩa ở Nghi Xuân ,Hương sơn
-21/8/1945: khởi nghĩa ở Hương Khê xa trung tâm
=> Khởi nghĩa thắng lợi trọn vẹn
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
( Nguồn: http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4148/1/Tom%20tat.doc ).
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Chương 1
ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC, TỪ NĂM 1996 – 2000
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những yêu cầu cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh
1.1.1. Vai trò của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
- Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong CCKT đó.
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình CNH, HĐH toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Với những nước nghèo hay có truyền thống sản xuất nông nghiệp, thì bên cạnh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Trình độ phát triển công nghiệp của một nước thể hiện trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế nước đó. Nước ta trước kia là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lac hậu. Do đó trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương xây dựng nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại theo hướng CNH, HĐH từ đó đạt được sự vững chắc của liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong cơ cấu xã hội làm động lực thúc đẩy sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH.
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
1.1.2. Thực trạng và tiềm năng của Hà Tĩnh về xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau khi tái lập tỉnh
1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1.2.2. Thực trạng xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sau khi tái lập tỉnh
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 1996 - 2000
1.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nước ta trong thời kỳ đổi mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã chỉ rõ trong toàn bộ quá trình xây dựng CNXH, kể cả trong chặng đường hiện nay không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, không chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp, nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau. Đây là cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên lên CNXH ở nước ta, là bước đột phá trong tư duy và nhận thức đổi mới về chuyển dịch CCKT trong thời kỳ mới của Đảng ta.
Đại hội VII của Đảng (6-1991) đã tổng kết 5 năm đổi mới khẳng định thành tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thông qua Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ “Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng”.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Hội nghị Trung ương 7 khoá VII (11-1994) ra nghị quyết về: “ phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”.
Đại hội VIII của Đảng (6- 1996) khẳng định những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép nước ta chuyển sang thời kì mới - thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [16,tr.80].
Những quan điểm chỉ đạo đó được triển khai quán triệt và vận dụng trên phạm vi cả nước. Đây là nền tảng và căn cứ xuất phát quan trọng của việc phát triển CN, TTCN nói riêng và chuyển dịch CCKT nói chung ở Hà Tĩnh thời kì từ sau khi tách tỉnh, nhất là từ giai đoạn 1996 - 2000.

1.2.2. Những chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ Hà Tĩnh sau tái lập tỉnh
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV (diễn ra từ ngày đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Đại hội đã xác định phương hướng cơ bản của 5 năm tới là: “huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế;… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ. Củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn sau năm 2000”.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Hội nghị lần thứ Tư của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 1-7-1997 “Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2000 và những năm tới”.
“Thời kỳ năm 1996 - 2000 đối với đất nước ta, đối với tỉnh ta hết sức quan trọng. Đây là giai đoạn bản lề, tạo đà, tạo thế, tạo sự phát triển mới để chúng ta bước vào thế kỷ XXI tự tin hơn”.
1.2.3. Quá trình Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từng bước đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra “Phương hướng cơ bản về qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2010”. Trong đó đã đưa ra phương hướng qui hoạch cụ thể của các ngành bao gồm cả công nghiệp.
Ngày 17-7-1996 UBND tỉnh Hà Tĩnh đề ra Chỉ thị số 19 CT/UB về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1997 đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho CN, TTCN là: “Khuyến khích hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; ngoài các dự án lớn của tỉnh, cần chú ý phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ”.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 04NQ/TU ngày 01-7-1997 và thông báo số 301TB/TU ngày 10-7-1999 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, UBND Hà Tĩnh đã ra Chỉ thị số 11/2000/CT-UB Về việc tăng cường quản lý và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngày 03-11-2000 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định số 2323/2000/QĐ-UB Về việc một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Tóm lại, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV, thế và lực của tỉnh Hà Tĩnh đã được tăng cường, kinh tế có bước tăng trưởng khá và tương đối toàn diện.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Chủ trương đó, bước đầu đã phát huy được thế mạnh của tỉnh, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh thay đổi rõ rệt so với trước khi tách tỉnh. Điều đó chứng tỏ cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân là bước trưởng thành rất quan trọng về tư duy nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKT, phát triển CN, TTCN ở Hà Tĩnh nói riêng.
Chương 2
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN MỘT BƯỚC QUAN TRỌNG
CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM 2001 – 2006
2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đầu thế kỷ mới
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, bước sang thế kỷ XXI trước nhiều cơ hội, thách thức, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng đã xác định đường lối kinh tế là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”.
Đảng xác định kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Với mục tiêu quan trọng và trước hết là: tăng trưởng kinh tế và bền vững, chuyển dịch mạnh CCKT, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
Hội nghị Trung ương 5, khóa IX (18-3-2002) đã ra nghị quyết “về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001 - 2010” cũng đã chỉ rõ nội dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Báo cáo chính trị của Đại hội X (4 - 2006 ) đã nêu mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Một trong những định hướng quan trọng cho 4 năm còn lại (2006 - 2010 ) mà Đại hội X xác định là: phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Đảng bộ Hà Tĩnh trước những yêu cầu, thách thức của thời kỳ mới đã vận dụng chủ trương của Đảng để tiến hành xây dựng nền công nghiệp tỉnh ngày càng phát triển hơn, làm nền tảng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đi lên, trở thành một trong những tỉnh có kinh tế phát triển mạnh trong cả nước.
2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
2.2.1. Đặc điểm, tình hình mới của tỉnh đầu thế kỷ XXI
Sau mười năm tái lập và năm năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên giành được những thành tựu quan trọng, tạo được chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo đà và cơ sở thuận lợi cho bước phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Riêng về lĩnh vực CN, TTCN phát triển bình quân hàng năm đạt gần 11%, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng gấp 2 lần. Nhiều cơ sở công nghiệp đã từng bước phát huy hiệu quả… Từng bước hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tuy nhiên, CN, TTCN còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng trong cơ cấu GDP còn thấp. TTCN chưa khai thác hết tiềm năng, chuyển dịch CCKT chưa đạt mục tiêu đề ra, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp TTCN còn chậm. Cơ chế chính sách còn thiếu và chưa tạo động lực mạnh mẽ để phát triển.
Những đặc điểm nêu trên đã ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và quá trình phát triển CN, TTCN nói riêng.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
2.2.2.Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đại hội XV của Đảng bộ Hà Tĩnh diễn ra (từ ngày 04 - 01 - 2001 đến ngày 06 - 01 - 2001) trong thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại tiếp nối giữa hai thế kỷ, là dấu mốc quan trọng của chặng đường phấn đấu và trưởng thành của Đảng bộ từ ngày tái lập tỉnh.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp lớn phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, trong đó nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu. Ở giai đoạn tới, tỉnh cũng “dồn sức phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TU “Về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới”.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (từ ngày 9-12-2006 đến 11-12-2006), nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã quyết định phương hướng, mục tiêu chủ yếu của Tỉnh trong thời gian tới là “Tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 tỉnh ta sớm trở thành một trung tâm công nghiệp của miền Trung”.
Với việc xác định tập trung mọi nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá về CN, TTCN, có thể coi đây là quyết định mang tính đột phá đảm bảo tính lý luận và thực tiễn, vừa mang tầm chiến lược vừa có tính sách lược, tạo bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh, đáp ứng ý chí và nguyện vọng của nhân dân toàn tỉnh.“Có thể khẳng định lúc này là lúc đã hội tụ đủ các yếu tố để Hà Tĩnh bứt phá đi lên”.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Tóm lại, trong những năm 2001 - 2006, cùng với việc đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm phát huy được lợi thế của tỉnh, khắc phục được tình trạng sản xuất thuần nông, manh mún, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, phát triển sản xuất CN, TTCN lên một bước mới, nhằm đưa nền kinh tế của Hà Tĩnh hội nhập với kinh tế của cả nước, khu vực và thế giới.
2.2.3. Quá trình Đảng bộ Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Năm 2002, thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23 - 9 - 1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1995 đã được rà soát, bổ sung phù hợp với tình hình mới. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 47/2002/QĐ-UB “Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” giai đoạn 2001 - 2010.
Ngày 31 - 10 - 2001 Ban Thường vụ tỉnh uỷ Hà Tĩnh ra Nghị quyết số 09 - NQ/TU “Về việc tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 - 2005”.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ hợp tác đầu tư, căn cứ vào các văn bản pháp lý của Nhà nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 12/2003/QĐ-UB “Về việc ban hành quy định về tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” và Quyết định số 13/2003/QĐ-UB “Về việc ban hành quy định ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Với những chủ trương mới của Đảng bộ Hà Tĩnh trong Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và sự thay đổi trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh, ngày 13 - 5 - 2005 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định số 902 QĐ/UB-XD “Về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020”.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM MƯỜI NĂM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH (1996 - 2006)
3.1. Kết quả
3.1.1. Một số thành tựu cơ bản
Qua 10 năm từ sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có bước trưởng thành rõ nét về nhận thức và hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chuyển dịch CCKT và lãnh đạo phát triển CN, TTCN. Đảng bộ đã nghiêm túc đánh giá, rút ra kết quả bước đầu và những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình ấy. Trong 10 năm (1996 - 2006), tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đã có bước phát triển quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không ngừng tăng: giai đoạn 1996 - 2000 trung bình đạt 7,06%/năm, những năm 2001-2005 đạt trung bình là 8,9%/năm; riêng năm 2006 đạt 9,52%, năm 2007 đạt 10,5%…
Chuyển dịch CCKT theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, và chuyển dịch khá nhanh so với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
Thời kì 1996 - 2006 cơ cấu công nghiệp - xây dựng trong Tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Năm 1991, chỉ chiếm 9,0% tổng GDP toàn tỉnh, năm 1996 đạt 10,3%, năm 2000 đạt 13,5%, năm 2005 tăng lên 22,5% và đến năm 2006 đạt 23,4%.
Tóm lại, bước phát triển nhanh chóng của CN, TTCN Hà Tĩnh đến năm 2006 đã tạo đà cho sự chuyển dịch mạnh mẽ của CCKT tỉnh, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh cùng với các lĩnh vực văn hoá xã hội khác. .
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
3.1.2. Những hạn chế và yếu kém
Xem xét một cách khách quan và toàn diện, nhất là so sánh với sự phát triển một số tỉnh trong khu vực có thể thấy khá rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh tương đối nhanh nhưng không đồng đều giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng và khu vực. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chuyển dịch CCKT theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp.
Tỷ trọng công nghiệp trong CCKT thấp; các cơ sở công nghiệp còn phân tán, nhỏ lẻ, thiết bị lạc hậu chậm được đổi mới, nhìn chung công nghệ cũ, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Tiểu thủ công nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Sự chuyển dịch CCKT vùng theo hướng CNH, HĐH ở một số nơi còn chậm.
Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, nhất là TTCN chưa tạo động lực lớn hơn, thúc đẩy phát triển.
Bên cạnh những hạn chế về phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội, y tế… cũng bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội.
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã nhìn thẳng vào sự thật đó, nghiêm túc xem xét những nguyên nhân đó để tìm ra hướng đi mới khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh đi đúng hướng.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
3.1.3. Những vấn đề mới nảy sinh trong lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh
3.1.3.1 Các khu công nghiệp và các công trình công cộng khác tăng nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp ngày càng nhiều
3.1.3.2 Những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh
3.2. Một số kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 1996 - 2006
Từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo phát triển CN, TTCN gắn với sự nghiệp CNH, HĐH trong chặng đường 10 năm qua của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, có thể đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
Một là: Quán triệt sâu sắc, vận dụng năng động, sáng tạo đường lối, chủ trương , chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể địa phương; bám sát thực tiễn để đề ra chủ trương xây dựng các chương trình đề án, kế hoạch hành động, nhiệm vụ, giải pháp và các cơ chế phù hợp nhằm phát triển kinh tế CN, TTCN hiện đại là nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế của tỉnh.
Hai là: Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình chuyển dịch CCKT, xây dựng phát triển CN, TTCN và cải thiện đời sống của người dân, nhất là nông dân ở những vùng chuyển đổi đất canh tác sang đất công nghiệp.
Ba là: Chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH.
Những kinh nghiệm đó cần được phát huy bổ sung để tiếp tục đưa kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển mạnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, tích cực góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp; chuẩn bị sẵn sàng thế và lực mới tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, phấn đấu để đến năm 2020 Hà Tĩnh trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
KẾT LUẬN
Chặng đường 10 năm (1996 - 2006) là một giai đoạn ngắn trong lịch sử của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)” của Luận văn đã góp phần làm rõ chặng đường lịch sử đó. Tuy nhiên đây là một đề tài rất lớn. Trong khuôn khổ của luận văn này chủ yếu đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CN, TTCN . Đó là quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện phát triển CN, TTCN trong tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH trên địa bàn.
Để tiếp tục đẩy nhanh quá trình phát triển CN, TTCN của tỉnh theo hướng sớm trở thành một tỉnh có cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại trong thời gian tới, tác giả nhận thấy sự cần thiết và trong Luận văn có nêu một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc hơn nữa trong Đảng bộ và nhân dân quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về CNH, HĐH, để phát triển kinh tế toàn diện, chú trọng CN, TTCN phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ hai: Phát huy tiềm năng tài nguyên, nguồn nhân lực lao động của tỉnh, truyền thống lịch sử - văn hoá, tinh thần tự lực tự cường, kết hợp giúp đỡ của Trung ương và kêu gọi đầu tư quốc tế để phát triển CN, TTCN đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển.
Thứ ba: Quan tâm phát triển hệ thống TTCN ngoài quốc doanh, du nhập nghề mới, củng cố các làng nghề.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
Thứ tư: Phát triển CN, TTCN theo chiến lược phát triển của tỉnh, của đất nước, kết hợp với chăm lo đời sống của nhân dân, tăng cường sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ năm: Xây dựng Đảng bộ đoàn kết, nhất trí, bản lĩnh vững vàng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển CN, TTCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Quá trình phát triển CN, TTCN của Hà Tĩnh còn rất mới mẻ, nhất là chỉ đến năm 2006 vấn đề này mới được Đảng bộ đặt thành nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Đảng bộ cũng đã đúc rút được những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển CN, TTCN. Tuy vậy cần có đủ thời gian để Đảng bộ Hà Tĩnh tổng kết và nghiên cứu thêm, đồng thời trao đổi, học hỏi ở nhiều tỉnh nông nghiệp ở Bắc Bộ, Trung Bộ, thậm chí ở một số nước nông nghiệp khác để xác định được mô hình tối ưu cho xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh có truyền thống thuần nông nghèo, nhưng rất giàu truyền thống cách mạng, sáng tạo như Hà Tĩnh. Đây cũng là mong muốn của người con quê hương Hà Tĩnh mà tác giả Luận văn này là một trong số đó có ước vọng được tiếp tục nghiên cứu để có thể thực hiện một đề tài ở cấp độ cao hơn.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
Đề tài dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Các tác phẩm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài.
Hệ thống văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 2006.
Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Báo cáo hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, của Mặt trận và các đoàn thể. Báo cáo hàng năm của một số huyện tiêu biểu.
Tư liệu điều tra và khảo sát thực tế.
* Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic, lấy phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)