Lịch sử: Lịch sử biên niên Đảng cộng sản VN( tập 1& tập2)
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: Lịch sử biên niên Đảng cộng sản VN( tập 1& tập2) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập 1 (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội - 2007)
( Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT27121231743 ).
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
LỊCH SỬ BIÊN NIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẬP I & TẬP II
Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc
và các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1911 – 1929)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2007
CHỦ BIÊN
GS,TS. TRỊNH NHU
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
GS,TS. TRỊNH NHU
PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC
PGS,TS.NGUYỄN QUÝ
THƯ KÝ KHOA HỌC
ThS.TRẦN THỊ BÍCH HẢI
TẬP THỂ TÁC GIẢ
GS,TS.TRỊNH NHU
TS.KHỔNG ĐỨC THIÊM
ThS.ĐỖ THỊ OANH
HOÀN CHỈNH BẢN THẢO
GS,TS.TRỊNH NHU
ThS.TRẦN TRỌNG THƠ
ThS.DƯƠNG MINH HUỆ
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, tìm hiểu lịch sử nói chung và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đang trở thành nhu cầu của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, trong quá trình thực hiện Đề tài cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1920-1954), Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam tập 1 (1911- 1929) - Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuốn sách là tập hợp những sự kiện lịch sử được lựa chọn, biên soạn với những tư liệu mới, những kết quả nghiên cứu mới, những nhận định, đánh giá mới mang tính khoa học. Những sự kiện được trình bày tập trung phản ánh quá trình tìm đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, thông qua những luận điểm về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Người vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam và Đông Dương; làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như những phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân ta trong thời kỳ vận động thành lập Đảng; sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là quá trình ra đời và phát triển của các tổ chức tiền thân và cuộc đấu tranh dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, khai thác tư liệu và cập nhật những kết quả nghiên cứu mới, nhưng do nguồn tư liệu còn chưa được khai thác hết và do những bất cập khác nên những nội dung trình bày trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc để cuốn sách được đầy đủ, chính xác và đạt chất lượng cao hơn khi tái bản.
Xin chân thành cảm ơn.
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
NĂM 1911
NGÀY 5-6
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam tìm đường cứu nước
Nguyễn Tất Thành, lúc còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại làng Hoàng Trù (làng Trùa), quê mẹ, thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc, đỗ phó bảng năm 1901, quê làng Kim Liên (làng Sen) xã Chung Cự, cùng tổng, huyện với làng Hoàng Trù. Mẫu thân là bà Hoàng Thị Loan. Chị gái của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Thị Thanh và anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm cả hai người đều tham gia nhiều hoạt động chống Pháp, bị chính quyền thuộc địa giam giữ, quản thúc nhiều năm.
Từ tuổi ấu thơ đến khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã tích luỹ được nhiều tri thức văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông qua những lớp học chữ Hán, và một mức độ nhất định văn minh Pháp tại nhiều trường tiểu học và Quốc học Huế. Đồng thời, Nguyễn Tất Thành còn được tiếp xúc, tiếp nhận tinh thần yêu nước của nhiều thầy học và nhiều chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Người chứng kiến nhiều phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ XX và chính Người tham
( Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT27121231743 ).
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
LỊCH SỬ BIÊN NIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẬP I & TẬP II
Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc
và các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1911 – 1929)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2007
CHỦ BIÊN
GS,TS. TRỊNH NHU
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
GS,TS. TRỊNH NHU
PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC
PGS,TS.NGUYỄN QUÝ
THƯ KÝ KHOA HỌC
ThS.TRẦN THỊ BÍCH HẢI
TẬP THỂ TÁC GIẢ
GS,TS.TRỊNH NHU
TS.KHỔNG ĐỨC THIÊM
ThS.ĐỖ THỊ OANH
HOÀN CHỈNH BẢN THẢO
GS,TS.TRỊNH NHU
ThS.TRẦN TRỌNG THƠ
ThS.DƯƠNG MINH HUỆ
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, tìm hiểu lịch sử nói chung và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đang trở thành nhu cầu của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, trong quá trình thực hiện Đề tài cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1920-1954), Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam tập 1 (1911- 1929) - Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuốn sách là tập hợp những sự kiện lịch sử được lựa chọn, biên soạn với những tư liệu mới, những kết quả nghiên cứu mới, những nhận định, đánh giá mới mang tính khoa học. Những sự kiện được trình bày tập trung phản ánh quá trình tìm đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, thông qua những luận điểm về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Người vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam và Đông Dương; làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như những phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân ta trong thời kỳ vận động thành lập Đảng; sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là quá trình ra đời và phát triển của các tổ chức tiền thân và cuộc đấu tranh dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, khai thác tư liệu và cập nhật những kết quả nghiên cứu mới, nhưng do nguồn tư liệu còn chưa được khai thác hết và do những bất cập khác nên những nội dung trình bày trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc để cuốn sách được đầy đủ, chính xác và đạt chất lượng cao hơn khi tái bản.
Xin chân thành cảm ơn.
VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
NĂM 1911
NGÀY 5-6
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam tìm đường cứu nước
Nguyễn Tất Thành, lúc còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại làng Hoàng Trù (làng Trùa), quê mẹ, thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc, đỗ phó bảng năm 1901, quê làng Kim Liên (làng Sen) xã Chung Cự, cùng tổng, huyện với làng Hoàng Trù. Mẫu thân là bà Hoàng Thị Loan. Chị gái của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Thị Thanh và anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm cả hai người đều tham gia nhiều hoạt động chống Pháp, bị chính quyền thuộc địa giam giữ, quản thúc nhiều năm.
Từ tuổi ấu thơ đến khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã tích luỹ được nhiều tri thức văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông qua những lớp học chữ Hán, và một mức độ nhất định văn minh Pháp tại nhiều trường tiểu học và Quốc học Huế. Đồng thời, Nguyễn Tất Thành còn được tiếp xúc, tiếp nhận tinh thần yêu nước của nhiều thầy học và nhiều chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Người chứng kiến nhiều phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ XX và chính Người tham
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)