Lịch sử lập hiến Việt Nam

Chia sẻ bởi Lưu Quốc Vinh | Ngày 26/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử lập hiến Việt Nam thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

SƯU TẦM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lịch sử lập hiến Việt Nam
I. Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có hiến pháp. Vào những năm đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị Thiên Hoàng đã áp dụng tại Nhật Bản, trong giới tri thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chính trị chủ yếu trong thời gian này. Khuynh hướng thứ nhất, xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến trong sự thừa nhận quyền bảo hộ của chính phủ Pháp. Khuynh hướng thứ hai, chủ trương giành độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó xây dựng hiến pháp của nhà nước độc lập vì không có độc lập, tự do thì không thể có hiến pháp thực sự.
Đầu năm 1919, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi tám điểm yêu sách của nhân dân An Nam cho Hội nghị Versailles của các nước đồng minh trong đó đã thể hiện rõ tư tưởng lập hiến của Người. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã dịch và diễn thành lời ca bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" để tuyên truyền trong đồng bào Việt kiều sống trên đất Pháp. Trong tám điều yêu sách, đáng lưu ý là điều thứ 7 - đó là yêu cầu lập hiến, lập pháp cho nhân dân Việt Nam:
                  "Bảy xin hiến pháp ban hành
       Trăm điều phải có Thần linh pháp quyền"
Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc lại cho công bố một bản yêu sách nữa mang đầu đề: "Lời hô hoán cùng Vạn quốc hội". Bản yêu sách đòi trả quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam và đòi quyền độc lập hoàn toàn và tức khắc ngay cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách tuyên bố: "Nếu được độc lập ngay thì Việt Nam sẽ tình nguyện trả (dần từng năm) một phần nợ mà nước Pháp đã vay Mỹ và Anh trong hồi Âu chiến, Việt Nam sẽ ký Hoà ước liên minh với nước Pháp và sẽ xếp đặt một nền hiến pháp theo lí tưởng dân quyền".([1])
II. Hiến pháp năm 1946
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" lịch sử ngày 02/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ; một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng hiến pháp. Về vấn đề hiến pháp, Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ".([2])
Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của họ về độc lập và tự do.
Ngày 02/3/1946, trên cơ sở Ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, Quốc hội Khoá I, kỳ họp thứ nhất đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngày 28/10/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội Khoá I đã khai mạc. Ngày 09/11/1946, sau hơn 10 ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu trống.
Ngày 19/12/1946, 10 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban Thường vụ Quốc hội luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.
2. Nội dung cơ bản
Hiến pháp năm 1946 bao gồm Lời nói đầu, 7 chương và 70 Điều.
Lời nói đầu xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Quốc Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)