Lịch sử - Inđônêxia

Chia sẻ bởi Miêu Văn Bẩy | Ngày 05/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử - Inđônêxia thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

kính chào thầy cô GIáO Và CáC BạN SINH VIÊN
Đề TàI LịCH Sử
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Hồng
Nhóm thực hiện: Miêu Văn Bẩy
Hoàng Minh Tuân
Dương Văn Duy
I N Đ Ô N Ê X I A
iNĐÔNÊXIA
Khái quát chung
Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia; Hán Việt: Nam Dương), là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này
Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Ấn Độ Đảo Andaman và Nicobar. Thủ đô là Jakarta cũng đồng thời là thành phố lớn nhất.
Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất.
Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.
Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị.
Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.
Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.
Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo. Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.
Năm 1850, George Earl, một nhà phong tục học người Anh, đã đề xuất thuật ngữ Indunesians — và, từ được ông thích hơn, Malayunesians — để chỉ những người dân sống trên "Quần đảo Ấn Độ hay Quần đảo Malaya". Cũng trong bài viết đó, một sinh viên của Earl là James Richardson Logan, đã sử dụng Indonesia như một từ đồng nghĩa với Quần đảo Ấn Độ. Tuy nhiên, các tài liệu của viện hàn lâm Hà Lan viết về Đông Ấn đã lưỡng lự trong việc sử dụng Indonesia.
Từ năm 1900, tên gọi Indonesia trở nên phổ thông hơn trong các cộng đồng hàn lâm bên ngoài Hà Lan, và các nhóm quốc gia Indonesia đã chấp nhận từ này trong cách thể hiện chính trị. Adolf Bastian, thuộc Đại học Berlin, đã giúp từ này được biết đến rộng rãi hơn qua cuốn sách Indonesien oder die Inseln des Malayischen Archipels, 1884–1894 của ông. Học giả Indonesia đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là Suwardi Suryaningrat (Ki Hajar Dewantara), khi ông thiết lập một văn phòng báo chí tại Hà Lan với tên gọi Indonesisch Pers-bureau in 1913
II. Inđônêxia trước năm 1945
Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan. Jayakarta được người Hà Lan đặt tên lại là Batavia (Jakarta ngày nay) Công ty VOC đã mở rộng từ từ sự hiện diện của nó tại quần đảo Indonesia. Từ thế kỷ 17-18, nó hành xử như một vương quốc địa phương, liên minh hoặc cắt đứt quan hệ với các vương quốc lân cận, buôn bán rộng rãi cả với Trung Hoa, Ấn Độ và Châu Âu. Tuy vậy, tới năm 1756, VOC mới cai quản được toàn bộ Java, lúc đó nó đã kiểm soát Java, Ambon, và một số khu vực ở miền trung và miền nam Sumatra.
Vua Hà Lan đã tiếp quản lại tài sản của VOC, tới thế kỷ 19, chính quyền Đông Ấn Hà Lan đã mở rộng quyền kiểm soát khắp Sumatra và miền đông Indonesia, cùng với sự sụp đổ của hai vương quốc Bali, Acer trước Hà Lan vào các năm 1905, 1911. Lúc đó quá trình thuộc địa đã được hoàn tất khắp Indonesia.
Trong thời kỳ Hà Lan đô hộ, cuộc khởi nghĩa giành độc lập lớn nhất có lẽ là cuộc Chiến tranh Java
(1825-1830) giữa hoàng tử Diponegoro và tướng
De Kock.
Kết quả khoảng 200.000 người chết, trong đó 8.000 là người Hà Lan. Mặc dù người Hà Lan sau này thường nói tới sự hiện diện 3 thế kỷ của họ ở Đông Ấn, song đối với đa số dân cư ở đây, sự sát nhập vào Đông Ấn chỉ diễn ra vào cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Niềm tự hào địa phương, văn hóa chính trị và hiểu biết về lịch sử địa phương vẫn mạnh mẽ trong dân chúng cho đến khi người Nhật tiêu diệt đế chế Hà Lan ở đây vào năm 1941


Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hà Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập
hai ông Sukarno và Hatta
III. Inđônêxia sau năm 1945
Sau khi tuyên ngôn đọc lập được công bố, nhân dân cả nước đứng dậy hưởng cứng cuộc Cách mạng tháng 8 chống đế quốc Nhật giành độc lập bùng nổ.
Ở các thành phố lớn như Giacácta, Xurabaya…quần chúng nổi dậy đánh chiếm các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.
Ngày 18-8-1945, Hội nghị ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia gồm đại diện các đảng phái, các đoàn thể đã họp và thông qua Hiến pháp bầu Xucácnô làm Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia.
Được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Hà Lan phát động cuộc chiến tranh xâm lược trở lại Inđônêxia. Để bảo nền độc lập dân tộc, nhân dân Inđônêxia nhất tề đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan.
Tháng 1-1948, hiệp định đình chiến giữa 2 bên được ký kết trên chiến hạm Mỹ “Renvin”. Theo hiệp định Renvin, Inđônêxia phải gia nhập Liên bang Inđônêxia do Hà Lan lập, bị mất chủ quyền ở phần lớn bán đảo Giava. Thực dân Hà Lan trên thực tế vẫn nắm quyền thống trị Inđônêxia.
Chính phủ lâm thời do Sariphútđinh , lãnh tụ Đảng cộng sản đứng đầu, buộc phải từ chức. Lãnh tụ Đảng Hồi giáo Inđônêxia, Hátta đứng ra lập chính phủ mới.
Nhằm nhăn chặn phong trào cách mạng phát triển, Hátta dựng lên sự kiện Mađium (vu cáo những người cộng sản âm mưu đảo chính ở Mađium) để khủng bố những người cộng sản. Tháng 11-1949, Chính phủ Hà Lan ký hiệp ước Lahay, đặt Liên bang Inđônêxia trong khối Liên hiệp Hà Lan – Inđônêxia do nữ hoàng Hà Lan đứng đầu. Các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, ngoại thương đều do Hà Lan hoàn toàn quyết định.
Từ sau năm 1949, những người cộng sản đã củng cố, phát triển lực lượng và thực hiện sách lược liên minh với Đảng Quốc dân của giai cấp tư sản, tiến hánh đấu tranh chống các chính sách của chính phủ Hátta. Cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 1950.
Ngày 15-8-1950, Xucácnô đã chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia, xóa bỏ chế độ Liên bang, tách khỏi sự thống trị của thực dân Hà Lan. Tuy nhiên cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ những ảnh hưởng chính trị của thực dân Hà Lan vẫn tiệp tục trong những năm tiếp theo.

Tháng 8-1953, Chính phủ Hátta bị lật đổ, Chính phủ Đảng Quốc dân được thành lập. Tổng thống Xucácnô được đong đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của đất nước:
1. Phế bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở Inđônêxia (1953)
2. Đề xướng hội nghị các nước Á – Phi tại Băngdung (1955)





































































































































































































































































































































































































3. Hủy bỏ hiệp ược Lahay (1956)

4. Thu hồi miền tây Iran (1963)
6. thi hành nhiều chính sách tự do dân chủ trong nước ………
Vào cuối những năm 60, nền độc lập dân tộc của Inđônêxia được củng cố và địa vị của nước Cộng hòa Inđônêxia không ngừng nâng cao trên trường quốc tế.
Sukarno chuyển từ dân chủ sang chủ nghĩa độc đoán, và duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội, và Đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Quân đội âm mưu đảo chính ngày 30 tháng 9 năm 1965, dẫn tới một phong trào thanh trừng bạo lực chống cộng, trong đó Đảng Cộng sản Indonesia bị cáo buộc âm mưu đảo chính và cuộc đảo chính bị tiêu diệt. Khoảng 500 nghìn tới 1 triệu người đã bị giết hại.Lãnh đạo quân đội, Tướng Suharto, công khai làm suy yếu vị trí chính trị của Sukarno, và được chính thức chỉ định làm tổng thống vào tháng 3 năm 1968.
Chính sách Trật tự Mới của ông được chính phủ Mỹ ủng hộ, và khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia, đây là một yếu tố chính dẫn tới ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế ổn định sau đó. Tuy nhiên, sự độc đoán của chính sách "Trật tự Mới" bị chỉ trích rộng rãi vì tình trạng tham nhũng và đàn áp chính trị đối lập.
Năm 1997 và 1998, Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á, Điều này càng khiến sự bất mãn của dân chúng với Trật tự Mới gia tăng và dẫn tới các cuộc tuần hành dân chúng. Suharto từ chức ngày 21 tháng 5 năm 1998. Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, sau một cuộc xâm chiếm quân sự dài 25 năm được đánh dấu bởi những lời lên án quốc tế và những vụ đàn áp thường xuyên với người Đông Timor
Từ khi Suharto từ chức, một quá trình tăng cường dân chủ gồm cả một chương trình trao quyền tự trị cho các vùng, và cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp năm 2004. Tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, bất ổn xã hội, tham nhũng và chủ nghĩa khủng bố đã giảm sút đáng kể. Dù các quan hệ giữa các tôn giáo và các nhóm sắc tộc phần lớn hài hòa, những vấn đề bất đồng và bạo lực tại một số khu vực vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Một cuộc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột vũ trang ly khai ở Aceh đã được thực hiện năm 2005.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Miêu Văn Bẩy
Dung lượng: 1,13MB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)