Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường

Chia sẻ bởi Ngô Đình Trí | Ngày 19/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: lịch sử hình thành và phát triển nhà trường thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS DIỄN TRƯỜNG.
I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA PHƯƠNG.
1. Vị trí địa lý:
Diễn Trường là một xã nằm phía bắc huyện Diễn Châu, có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao thông. Tổng diện tích toàn xã là 9,920 km2. Dân số: 10.211 người. Với 2/3 là diện tích lúa nước, 1/3 diện tích đất màu.
2. Truyền thống lịch sử của địa phương
a. Truyền thống chính trị, quốc phòng, an ninh:
- năm 1930 có 7 chi bộ với 58 Đảng viên, có cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh với phong trào Long Ân quật khởi. Đình Long Ân được nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 1936-1939 có tổ chức Đảng với 42-45 cơ sở chi bộ - mặt trận Việt Minh. Ngày 17/8/1945 tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và thành lập UBND Tổng Hoàng Trường.
- Đảng bộ và nhân dân xã Diễn Trường là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
- Cá nhân đóng góp to lớn cho kháng chiến: 17 cán bộ lão thành cách mạng. 4 cán bộ tiền khởi nghĩa; 143 liệt sỹ; số người bị bắt, bị cầm tù: 94 nười; Huân chương chiến công: 248 người. Huân chương các loại: 586 người; 6 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Tập thể xã: huân chương chiến công hạng 3(1966). Năm 2002 xã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đảng bộ nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”.
b. Truyền thống về kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Về văn hóa:
- Trước cách mạng tháng 8/1945: Có 2 người đậu đại khoa, 3 tiến sỹ, 11 hương cống, xã có trường học Quốc ngữ, trường Tiểu học Long Ân.
- Sau cách mạng Tháng 8/1945:
Xã được công nhận xóa xong nạn mù chữ năm 1956. Hệ thống giáo dục từ nhà trẻ, mầm non, cấp 1, cấp 2 phát triển mạnh. Hiện nay 2 trường Tiểu học và THCS đã hoàn thành công tác PCGD. Hằng năm số học sinh tốt nghiệp các cấp, đậu đại học, cao đẳng cao. Toàn xã có 12 phó Giáo sư, Tiến sĩ; 100% số xóm có nhà văn hóa. 12/20 đơn vị đạt làng văn hóa. 97% gia đình đạt Gia đình văn hóa.
* Về kinh tế xã hội:
Nhân dân xã Dễn Trường không ngừng phấn đấu đi lên. Thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm khang trang; Hiện đại hóa giao thông. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Kế thừa truyền thống cha ông, nhất là khi có Đảng cộng sản Việt nam ra đời, Đảng bộ và nhân dân xã Diễn Trường đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu và sản xuất. Là một địa phương có nhiều “huyền thoại”, Diễn Trường đang chuyển mình cho hạnh phúc mai sau, xứng đáng là quê hương truyền thống anh hùng.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG/
Trường THCS Diễn Trường được khởi công xây dựng từ năm 1994 trên một khuôn viên bằng phẳng, thoáng mát, với diện tích 11.976 m2, cách Đình Long Ân lịch sử 100 m về phía Đông.
Được thành lập từ năm học 1964-1965, tiền thân là trường cấp 2 Diễn Trường do thầy Trần Dịu (quê ở Diễn Phong) làm hiệu trưởng. Lúc đầu cơ sở vật chất của trường mới có một dãy nhà cấp 4 với 4 lớp học (2 lớp 5; 1 lớp 6; 1 lớp 7). Từ năm 1965-1971 do chiến tranh phá hoại của Mỹ, trường phải sơ tán xuống địa bàn xóm 17. Các thầy Hiệu trưởng Vũ Trọng Mậu (Diễn Hoàng), thầy Lê Huy Tô (Diễn Quảng), thầy Đạt (Diễn Hùng), thầy Nguyễn Văn Ban (Diễn Phong) đã vận động phụ huynh đóng góp trang tre, đắp lũy đất, xây dựng các lớp học. Dưới làn bom đạn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thống, trường vẫn đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, noi gương điển hình trường Bắc lý. Phong trào hoạt động Đội cũng rất sôi nổi: thi đua trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, Giúp đỡ gia đình Thương binh – Liệt sĩ, góp lá ngụy trang cho trận địa pháo của bội đội trực chiến ở cầu Cẩm bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đình Trí
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)