Lich su hien dai

Chia sẻ bởi Đinh Thi Viet Hoa | Ngày 26/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: lich su hien dai thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Chương I
Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941).
Bài 1:
Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
và cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng (1917 - 1920)

1. tiền đề khách quan và chủ quan của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
1.1. Tiền đề khách quan:
+ Kinh tế: (đã phát triển lên CNĐQ, có mức độ tập trung sản xuất và công nhân cao nhất thế giới, CNTB trung bình mang tính phụ thuộc nước ngoài, cùng với một biển tiểu nông chiếm 90% dân số).
Trong tác phẩm “Sự phát triển của CNTB ở Nga”, Lênin đã phân tích một cách khoa học, toàn diện quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga và những đặc điểm chủ yếu của quá trình ấy. Thực tế, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mặc dù xuất phát sau các nước Tây Âu nhưng nước Nga cũng đã đồng thời bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Tại Nga đã hình thành nên một nền công nghiệp với trình độ tập trung sản xuất cao, đặc biệt là trong các ngành luyện kim, cơ khí, dầu khí, … với sự xuất hiện hình thức phổ biến của các công ty độc quyền là các Xanhđica như Prôđamêt (CN luyện kim), Prôtvagon (xe lửa), Prôđugôn (Than)…Đến đầu thế kỷ XX, 150 công ty độc quyền đã thao túng chặt chẽ nhiều ngành kinh tế quốc dân; hình thành nhiều tập đoàn tài chính trên cơ sở cấu kết giữa tư bản tài chính và tư bản ngân hàng như tập đoàn Nga - á khống chế nhiều ngành công nghiệp và 1/3 tổng số vốn các ngân hàng ở Nga. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 4% sản phẩm công nghiệp thế giới và xếp ở vị trí thứ 5. đế quốc Nga cũng đã bắt đầu tham gia vào phân chia thuộc địa thế giới (mang đủ đặc điểm của CNĐQ).
Tuy nhiên, nước Nga là một nước tư bản phát triển ở mức độ trung bình và phụ thuộc sâu sắc vào nước ngoài. Trước CTTGI, công nghiệp Nga kém Mỹ 14 lần, kém đức 5,9 lần, kém Anh 4,5 lần… Tư bản nước ngoài như Anh, Pháp, Đức đầu tư khoảng 5 tỷ rúp vào Nga và chiếm giữ nhiều ngành công nghiệp quan trọng như Dầu lửa (Tởt của Anh và Hà Lan), Than, Cơ khí…. Các ngân hàng lớn của nước ngoài đã cho Nga hoàng vay 7,5 tỷ rúp (1914) lên 16 tỷ rúp năm 1917. Sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của nước Nga đã không thể vượt qua được sự lạc hậu thế kỷ so với các nước khác. Bên cạnh đó, những tàn tích phong kiến nông nô trung cổ vẫn tồn tại dai dẳng. Lê nin gọi đó là một nền kinh tế “sự sở hữu ruộng đất lạc hậu nhất, nông thôn hoang sơ nhất và CNTB tài chính, công nghiệp tiên tiến nhất”. Có thể nói, tính chất nhiều thành phần đã để lại cho cơ cấu xã hội Nga những dấu ấn quan hệ giai cấp và đảng phái hết sức phức tạp(90% tiểu nông).
Tuy là một nước TB trung bình nhưng mức độ tập trung sản xuất lại cao nhất thế giới; công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn như Pêtơrôgrat,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thi Viet Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)