Lịch sử hà Nội
Chia sẻ bởi Kim Lan |
Ngày 24/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử hà Nội thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Tổ 3
Lê Thị Thanh Vân
Lịch sử Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội
từ 1864 đến 1873
1864 - Giáp Tí
Tháng mười
Sĩ tử trường thi hương Hà Nội công khai phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp. Họ hò reo ầm ĩ, không chịu vào thi, đòi hoãn kỳ thi. Trường thi phải hoãn đến hôm sau mới thi được. Hai người khởi xướng là Phạm Gia Tự và Nguyễn Danh Án bị bắt và bị phạt trượng, phạt giam.
1865 - Ất Sửu
- Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra sửa lại đền Ngọc Sơn, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc, dựng Tháp Bút và Đài Nghiên.
- Bắt đầu biên soạn “Đại Nam nhất thống chí” (bộ sách địa lý hoàn chỉnh nhất thời phong kiến, biên soạn tới năm 1885 mới xong).
- Tạ Văn Phụng, dân đạo, người huyện Thọ Xương, tự nhận dòng dõi nhà Lê nên xưng là Lê Văn Phụng hoặc Lê Bảo Phụng, khởi loạn, bị triều đình bắt, xử chém cùng với 34 người khác tại pháp trường Bắc Dã.
1866 - Bính Dần
- Mở thêm lò đúc vàng, bạc ở Sơn Tây
1867 - Đinh Mão
Tháng hai
- Đặt trường thi võ ở Hà Nội cho các thí sinh từ Ninh Bình trở ra. Khoa thi Đinh Mão là khoa đầu tiên.
Tháng sáu
- Bão lớn, nhiều nhà cửa, đình chùa, dinh thự bị đổ.
Tháng mười
- Lập sở đồn điền ở huyện Kim Anh (nay thuộc huyện Sóc Sơn) để khai hoang ruộng đất. Đến tháng 8 - 1868 phải bãi bỏ vì không thực hiện được.
1868 - Mậu Thìn
Tháng tư
- Quy định kỳ thi hương võ được tiến hành ngay sau kỳ thi hương văn ở trường thi Hà Nội.
1870 - Canh Ngọ
- Khắc in “Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Đặng Huy Trứ.
1871 - Tân Mùi
Tháng sáu
- Vỡ đê Hà Nội, Sơn Tây… phải phá một đoạn đê ở Thạch Thất để giảm mức nước. Các huyện Tiên Phong, Bất Bạt, Tùng Thiện (nay đều thuộc huyện Ba Vì), Thạch Thất, Phú Thọ bị thiệt hại nặng.
1872 - Nhâm Thân
Tháng một
- Cục Thông Bảo Hà Nội đúc loại tiền đồng mới trên có khắc hai chữ “Lục văn”. Tiền có pha nửa kẽm, nặng 7 phân, trị giá mỗi đồng ăn 6 đồng tiền kẽm, mười đồng lục văn bằng một “tiền” cũ.
22 - 12
- Tên lái buôn Pháp là Giăng Đuypuy (Jean Dupuis) đưa chiến hạm đến Hà Nội buộc quân Kinh lược Bắc Kỳ là Lê Tuân phải cho mượn đường sông Hồng chở hàng đi Vân Nam. Lực lượng của Đuypuy gồm 2 tàu, 7000 súng tay, 30 đại bác, 15 tấn đạn và hơn 100 người vũ trang.
1873 - Quý Dậu
30 - 4
- Đuypuy từ Vân Nam trở về Hà Nội, gây hành động ngang ngược đòi có nhượng địa, tự lập đồn lũy ở bờ sông Hồng với gần 400 quân, mở cửa hàng ở phố mới (nay là phố Hàng Chiếu)
27 - 5
- Nguyễn Tri Phương đến Hà Nội nhận chức Khâm sai đại thần ở Bắc Kỳ.
20 - 6
- Đuypuy vẽ cổng thành ở cửa ô Tiên Trung (nay ở phố Hàng Đậu). Nhà nho Lê Đình Duyên, hiệu Cúc Hiên, người làng Mọc Hạ Đình đến ngăn cản đã bị y hành hung.
Nguyễn Tri Phương
Tháng 10
- Đuypuy kéo quân lên tận cửa Nam, phá phủ đường, bắt quan phủ Hoài Đức đem xuống tàu.
3 - 11
- Chiến hạm của Pháp do Phơrăngxi Gacnhiê (Fancis Garmier) chỉ huy, từ Sài Gòn ra cập bến sông Hồng. Chiến hạm bắn 23 phát đại bác thị uy.
- Nguyễn Tri Phương gửi thư phản kháng cho Gacnhiê: “Ông đến Bắc Kỳ là để trục xuất tên Giăng Đuypuy. Vậy thì ông hãy lôi cổ hắn và cùng hắn đi khỏi nơi đây”.
5 - 11
- Gacnhiê đổ quân lên đóng ở Trường Thi
8 - 11
- Gacnhiê tự dán thông cáo ở Hà Nội. Thông cáo tuyên bố từ ngày 15 - 11 - 1873, sông Hồng được khai phóng tới Vân Nam. Các tàu thuyền của Pháp, Y Pha Nho, Trung Quốc được tự do đi lại. Pháp thu thuế thương chính. Tàu các nước vào Bắc kỳ phải xin phép quân Pháp.
Nguyễn Tri Phương
12 - 11
- Gacnhiê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc hạ khí giới và giao thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18 - 11.
19 - 11
- Gacnhiê gửi tối hậu thư thứ hai buộc Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành Hà Nội trong vòng 24 giờ.
20 - 11
4 giờ sáng thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Một toán quân Pháp vượt cửa ô Đông Hà (nay là Ô Quan Chưởng) bị chặn đánh quyết liệt. Sau một giờ kịch chiến, các cửa thành bị phá vỡ. Phò mã đô úy Nguyễn Lâm, con trai của Nguyễn Tri Phương chết tại trận. Nguyễn Tri Phương bị thương vào bụng và bị bắt. Thành Hà Nội bị mất lần thứ nhất. Theo Gacnhiê, lúc này Hà Nội có 56 nghìn suất đinh và 2 vạn héc-ta ruộng.
Cùng ngày, giặc Pháp đánh chiếm phủ Hoài Đức.
Ô Quan Chưởng
21 - 11
- Tên đại úy Pháp Bácniê (Barnier) đánh nống ra ven ngoại, bị quân ta giết ở Cầu Diễn (Từ Liêm)
4 - 12
- Nghĩa quân Nguyễn Cao tấn công địch ở Gia Lâm.
20 - 12
- Khâm sai Nguyễn Tri Phương sau khi bị giặc bắt, không chịu cho chữa vết thương ở bụng, nhịn đói cho tới chết. Lúc này, ông là Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, xung khâm mạng tuyên sát Đổng sức đại thần.
- Phái đoàn của triều đình Huế cho Trần Đình Túc được cử làm Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Nguyễn Trọng Hợp: tuần phủ, Đặng Văn Huấn: bố chánh, Trương Gia Hội: án sát, Phan Đề: đề đốc, Hoàng Đôn Điển: lãnh binh.
21 - 12
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. Quân ta phối hợp với quân Cờ đen phục kích giết chết tên đại úy Gacnhiê ở Cầu Giấy và giết tên sĩ quan thủ thành Hà Nội là Banny (Balny d’ Avricourt) ở trước cửa đền Voi Phục.
Năm 1873
Phạm Đình Bách vẽ bản đồ Hà Nội
Bản đồ Hà Nội năm 1873 (Nguồn ảnh: Internet
Lê Thị Thanh Vân
Lịch sử Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội
từ 1864 đến 1873
1864 - Giáp Tí
Tháng mười
Sĩ tử trường thi hương Hà Nội công khai phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp. Họ hò reo ầm ĩ, không chịu vào thi, đòi hoãn kỳ thi. Trường thi phải hoãn đến hôm sau mới thi được. Hai người khởi xướng là Phạm Gia Tự và Nguyễn Danh Án bị bắt và bị phạt trượng, phạt giam.
1865 - Ất Sửu
- Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra sửa lại đền Ngọc Sơn, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc, dựng Tháp Bút và Đài Nghiên.
- Bắt đầu biên soạn “Đại Nam nhất thống chí” (bộ sách địa lý hoàn chỉnh nhất thời phong kiến, biên soạn tới năm 1885 mới xong).
- Tạ Văn Phụng, dân đạo, người huyện Thọ Xương, tự nhận dòng dõi nhà Lê nên xưng là Lê Văn Phụng hoặc Lê Bảo Phụng, khởi loạn, bị triều đình bắt, xử chém cùng với 34 người khác tại pháp trường Bắc Dã.
1866 - Bính Dần
- Mở thêm lò đúc vàng, bạc ở Sơn Tây
1867 - Đinh Mão
Tháng hai
- Đặt trường thi võ ở Hà Nội cho các thí sinh từ Ninh Bình trở ra. Khoa thi Đinh Mão là khoa đầu tiên.
Tháng sáu
- Bão lớn, nhiều nhà cửa, đình chùa, dinh thự bị đổ.
Tháng mười
- Lập sở đồn điền ở huyện Kim Anh (nay thuộc huyện Sóc Sơn) để khai hoang ruộng đất. Đến tháng 8 - 1868 phải bãi bỏ vì không thực hiện được.
1868 - Mậu Thìn
Tháng tư
- Quy định kỳ thi hương võ được tiến hành ngay sau kỳ thi hương văn ở trường thi Hà Nội.
1870 - Canh Ngọ
- Khắc in “Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Đặng Huy Trứ.
1871 - Tân Mùi
Tháng sáu
- Vỡ đê Hà Nội, Sơn Tây… phải phá một đoạn đê ở Thạch Thất để giảm mức nước. Các huyện Tiên Phong, Bất Bạt, Tùng Thiện (nay đều thuộc huyện Ba Vì), Thạch Thất, Phú Thọ bị thiệt hại nặng.
1872 - Nhâm Thân
Tháng một
- Cục Thông Bảo Hà Nội đúc loại tiền đồng mới trên có khắc hai chữ “Lục văn”. Tiền có pha nửa kẽm, nặng 7 phân, trị giá mỗi đồng ăn 6 đồng tiền kẽm, mười đồng lục văn bằng một “tiền” cũ.
22 - 12
- Tên lái buôn Pháp là Giăng Đuypuy (Jean Dupuis) đưa chiến hạm đến Hà Nội buộc quân Kinh lược Bắc Kỳ là Lê Tuân phải cho mượn đường sông Hồng chở hàng đi Vân Nam. Lực lượng của Đuypuy gồm 2 tàu, 7000 súng tay, 30 đại bác, 15 tấn đạn và hơn 100 người vũ trang.
1873 - Quý Dậu
30 - 4
- Đuypuy từ Vân Nam trở về Hà Nội, gây hành động ngang ngược đòi có nhượng địa, tự lập đồn lũy ở bờ sông Hồng với gần 400 quân, mở cửa hàng ở phố mới (nay là phố Hàng Chiếu)
27 - 5
- Nguyễn Tri Phương đến Hà Nội nhận chức Khâm sai đại thần ở Bắc Kỳ.
20 - 6
- Đuypuy vẽ cổng thành ở cửa ô Tiên Trung (nay ở phố Hàng Đậu). Nhà nho Lê Đình Duyên, hiệu Cúc Hiên, người làng Mọc Hạ Đình đến ngăn cản đã bị y hành hung.
Nguyễn Tri Phương
Tháng 10
- Đuypuy kéo quân lên tận cửa Nam, phá phủ đường, bắt quan phủ Hoài Đức đem xuống tàu.
3 - 11
- Chiến hạm của Pháp do Phơrăngxi Gacnhiê (Fancis Garmier) chỉ huy, từ Sài Gòn ra cập bến sông Hồng. Chiến hạm bắn 23 phát đại bác thị uy.
- Nguyễn Tri Phương gửi thư phản kháng cho Gacnhiê: “Ông đến Bắc Kỳ là để trục xuất tên Giăng Đuypuy. Vậy thì ông hãy lôi cổ hắn và cùng hắn đi khỏi nơi đây”.
5 - 11
- Gacnhiê đổ quân lên đóng ở Trường Thi
8 - 11
- Gacnhiê tự dán thông cáo ở Hà Nội. Thông cáo tuyên bố từ ngày 15 - 11 - 1873, sông Hồng được khai phóng tới Vân Nam. Các tàu thuyền của Pháp, Y Pha Nho, Trung Quốc được tự do đi lại. Pháp thu thuế thương chính. Tàu các nước vào Bắc kỳ phải xin phép quân Pháp.
Nguyễn Tri Phương
12 - 11
- Gacnhiê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc hạ khí giới và giao thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18 - 11.
19 - 11
- Gacnhiê gửi tối hậu thư thứ hai buộc Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành Hà Nội trong vòng 24 giờ.
20 - 11
4 giờ sáng thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Một toán quân Pháp vượt cửa ô Đông Hà (nay là Ô Quan Chưởng) bị chặn đánh quyết liệt. Sau một giờ kịch chiến, các cửa thành bị phá vỡ. Phò mã đô úy Nguyễn Lâm, con trai của Nguyễn Tri Phương chết tại trận. Nguyễn Tri Phương bị thương vào bụng và bị bắt. Thành Hà Nội bị mất lần thứ nhất. Theo Gacnhiê, lúc này Hà Nội có 56 nghìn suất đinh và 2 vạn héc-ta ruộng.
Cùng ngày, giặc Pháp đánh chiếm phủ Hoài Đức.
Ô Quan Chưởng
21 - 11
- Tên đại úy Pháp Bácniê (Barnier) đánh nống ra ven ngoại, bị quân ta giết ở Cầu Diễn (Từ Liêm)
4 - 12
- Nghĩa quân Nguyễn Cao tấn công địch ở Gia Lâm.
20 - 12
- Khâm sai Nguyễn Tri Phương sau khi bị giặc bắt, không chịu cho chữa vết thương ở bụng, nhịn đói cho tới chết. Lúc này, ông là Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, xung khâm mạng tuyên sát Đổng sức đại thần.
- Phái đoàn của triều đình Huế cho Trần Đình Túc được cử làm Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Nguyễn Trọng Hợp: tuần phủ, Đặng Văn Huấn: bố chánh, Trương Gia Hội: án sát, Phan Đề: đề đốc, Hoàng Đôn Điển: lãnh binh.
21 - 12
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. Quân ta phối hợp với quân Cờ đen phục kích giết chết tên đại úy Gacnhiê ở Cầu Giấy và giết tên sĩ quan thủ thành Hà Nội là Banny (Balny d’ Avricourt) ở trước cửa đền Voi Phục.
Năm 1873
Phạm Đình Bách vẽ bản đồ Hà Nội
Bản đồ Hà Nội năm 1873 (Nguồn ảnh: Internet
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Kim Lan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)