Lịch sử: GT những cnặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh TH

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử: GT những cnặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh TH thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


 
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).
Bác Hồ về thăm Thanh Hoá 1961-(ảnh sưu tầm).
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).
Thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân tại Yên Trường (Yên Định) Bác phát động và cùng mọi người giơ cao tay biểu thị quyết tâm thi đua (tháng 12-1961).
( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/news/64429.bth ).
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Ra đời từ đêm đen nô lệ với ách thực dân phong kiến “ một cổ hai tròng”, nhờ ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại, công lao trời bể của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau những tháng năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân đã bồi đắp nên Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc( hay Tư tưởng Hồ Chí Minh) soi đường cho dân tộc ta phá tan xiềng xích thực dân, phong kiến, “ rũ bùn đen đứng dậy huy hoàng” – Đảng CSVN đã làm nên cách mạng tháng tám thành công, chiến thắng điện Biên lừng lẫy địa cầu- “ mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” và đang vươn tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
“ Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm Chánh cương vấn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị cũng thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp Đảng Cộng sản việt Nam ra đời.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Kế thừa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Luận cương Chính trị đã nêu ra cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc và tiến lên giai đoạn xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa (cách mạng xã hội chủ nghĩa). ”. (Theo Hoàng Văn - tổng hợp).
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Khëi ®Çu vµo nh÷ng n¨m (1924- 1925), tõ chñ nghÜa yªu n­íc, b»ng nhiÒu con ®­êng (häc tËp, lao ®éng vµ ho¹t ®éng) c¸c tÇng líp Thanh niªn tiÕn bé Thanh Ho¸ ®· b­íc ®Çu t×m ®Õn víi t­ t­ëng cña l·nh tô NguyÔn ¸i Quèc, vµ ng­êi ®Çu tiªn cã c«ng tham gia truyÒn b¸ CN M¸c- Lª nin vµ t­ t­ëng cña l·nh tô NguyÔn ¸i Quèc vµo tØnh Thanh Ho¸ lµ §/c Lª H÷u LËp (quª ë Xu©n Léc- HËu Léc) ®· ®­îc kÕt n¹p vµo tæ chøc "ViÖt nam Thanh niªn c¸ch m¹ng ®ång chÝ Héi", ®­îc l·nh tô NguyÔn ¸i Quèc trùc tiÕp huÊn luyÖn, båi d­ìng vµ giao nhiÖm vô vÒ n­íc vËn ®éng TN ra n­íc ngoµi häc tËp vµ x©y dùng " ViÖt nam Thanh niªn c¸ch m¹ng ®ång chÝ Héi " ë ®Þa ph­¬ng, chuÈn bÞ t­ t­ëng vµ tæ chøc cho viÖc thµnh lËp §¶ng céng s¶n sau nµy.
Theo LÞch sö §¶ng bé TØnh TH(1930-1954): “ Mét trong nh÷ng chiÕn sÜ c¸ch m¹ng cã c«ng ®Çu cña Thanh Hãa trong viÖc tiÕp thu vµ vËn dông häc thuyÕt M¸c- Lª nin vµ T­ t­ëng CM cña ®/c NguyÔn ¸i Quèc lµ ®/c Lª H÷u LËp. Lµ mét thanh niªn nhiÖt t×nh CM, nh¹y c¶m víi thêi cuéc, ®­îc sù d×u d¾t cña ®/c §inh Ch­¬ng D­¬ng( một TN yêu nước, sau này là đại biểu quốc hội khóa I), vµo gi÷a n¨m 1924, Lª H÷u LËp ®­îc tæ chøc CM Thanh Hãa giíi thiÖu sang Qu¶ng Ch©u( Trung Quèc) ho¹t ®éng vµ tham gia nhãm T©m T©m X©, do Lª Hång S¬n, Hå Tïng MËu s¸ng lËp vµ l·nh ®¹o. ......vvv......
Lª H÷u LËp ®­îc vinh dù lµ mét trong nh÷ng TN ®Çu tiªn dù líp huÊn luyÖn cña ®/c NguyÔn ¸i Quèc vµ còng lµ mét trong nh÷ng héi viªn ®Çu tiªn cña ViÖt Nam Thanh niªn c¸ch m¹ng ®ång chÝ Héi(VNTNCMDCH), do Ng­êi s¸ng lËp. Sau khi kÕt thøc líp häc chÝnh trÞ, cuèi n¨m 1925, Lª H÷u LËp vÒ Thanh Hãa tÝch cùc vËn ®éng nh÷ng TN tiªn tiÕn sang Qu¶ng Ch©u dù líp huÊn luyÖn chÝnh trÞ, ®ång thêi khÈn tr­¬ng xóc tiÕn viÖc thµnh lËp ViÖt Nam TNCMDCH ë ®Þa ph­¬ng; ra søc truyÒn b¸ chñ nghÜa M¸c- Lª nin vµ T­ t­ëng CM cña ®/c NguyÔn ¸i Quèc trong c¸c tÇng líp TN yªu n­íc Thanh Hãa
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

.....Để tập hợp những TN, học sinh tiên tiến đi theo con đường CM của đ/c Nguyễn ái Quốc, đồng chí Lê Hữu Lập tổ chức ra Hội đọc sách báo CM tháng 5/ 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than. Dưới sự chỉ đạo của đ/c Lê Hữu Lập, nhiều hội viên của Hội ở các huyện Hởu Lộc, Thiệu, Nông Cống, Thọ Xuân, Thị xã đã trở thành những nhân cốt tích cực của phong trào CM của tỉnh sau này. .....Cuối năm 1926, Hội đọc sắch báo CM phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở nhiều huyện, nhất là ở Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở đó, nhiều hội viên tích cực được lựa chọn và kết nạp vào các tiểu tổ VNTNCMDCH. đến đầu năm 1927, nhiều tiểu tổ VNTNCMDCH ra đời ở thị xã và các phủ huyện. Trước tình hình phát triển nhanh chóng của phong trào, đ/c Lê Hữu Lập quyết định triệu tập Hội nghị thành lập tổ chức VNTNCMDCH toàn tỉnh vào 4/1927 tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã- Hội nghị đánh giá tình hình phong trào CM trong thời gian qua, đề ra những nhiệm vụ trước mắt; phát triển mạnh mẽ tổ chức của Hội, đẩy mạnh tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin trong quần chúng; bầu ra BCH tỉnh bộ lâm thời, do đ/c Lê Hữu Lập làm bí thư. Sự ra đời của tổ chức VNTNCMDCH Thanh Hóa là một bước tiếnmới của phong trào CM ở địa phương; nó " như chim én báo hiệu mùa xuân".......vvv.... Đầu năm 1930, " một số hội viên VNTNCMDCH Thanh Hóa đang tham gia phong trào "vô sản hóa" ở Bắc Kỳ đã được gia nhập đảng cộng sản, trong số đó có các đ/c Lê Công Thanh, Nguyễn Chí Hiền tham gia Xứ ủy Bác Kỳ và Tỉnh ủy Hà Nam, Thái Bình, Như vậy, những điều kiện để thanh lập đảng bộ cộng sản ở Thanh Hóa đã thực sự chín muồi.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Đuợc sự ủy nhiệm của Xứ ủy Bác Kỳ, đ/c Nguyễn Doãn Chấp trở về Thanh Hóa vận động chuẩn bị thành lập đảng bộ ". Dưới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập cho bộ đầu tiên ở Thanh Hóa được triệu tập vào tháng 6/1930 tại Hàm Hạ( Dông Sơn) gồm 7 đ/c. Hội nghị đã nhất trí tuyên bố thành lập chi bộ cộng sản và cử đ/c Lê Thế Long làm bí thư chi bộ. Sau khi ra đời, chi bộ Hàm Hạ đã tích cực tuyên truyền, phát triển đảng viên. Chỉ trong một thời gian ngắn số đảng viên trong chi bộ đã lên tới 12 đ/c. Một tháng sau, hai chi bộ Phúc Lộc(Thiệu Hóa) và chi bộ Yên Trường(Thọ Xuân) cũng ra đời. Như vậy là đến đầu tháng 7/1930, Thanh Hóa đã có 3 chi bộ cộng sản hoạt động rất sôi nổi. Trên cơ sở phong trào cộng sản phát triển nhanh chóng như nói trên, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Hội nghị thành lập Tỉnh đảng bộ cộng sản Thanh Hóa đã được triệu tập tại Yên Trường. Dưới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Doàn Chấp, Hội nghị đã thảo luận và tiếp nhận Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Dảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và được hội nghị thành lập đảng thông qua.
Hội nghị thanh lập Đảng bộ Thanh Hóa đã nhất trí đề ra các chủ trương: Phát triển tổ chức đảng, bồi dưỡng đảng viên, xây dựng các tổ chức quần chúng như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản Đoàn, Phụ nữ giải phóng,...vvv...quyết định ra tờ báo "Tiến lên" làm cơ quan tuyên truyền của đảng bộ. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành tỉnh đảng bộ lâm thời, gồm các đ/c: Lê Thế Long, Vương Xuân Cát, Lê Văn Sỹ, do đ/c Lê Thế Long làm bí thư. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn của phong trào cộng sản ở tỉnh nhà. Từ đây, giai cấp công nhân có đội tiền phong của mình trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong tỉnh".
Đ/c Lê Hữu lập- nguyên Bí thư Đảng bộ lâm thời tỉnh Thanh Hóa
Đ/c Lê Thế Long- Bí thư Đảng bộ tỉnh TH đầu tiên từ 29/7/1930.
Đ/c Trịnh Huy Quang- nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa
Đ/cTố Hữu- nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).
Hàm Hạ - nơi ghi đậm mốc son của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
http://baothanhhoa.vn
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

(THO) - Cách đây 80 năm, ngày 25-6-1930, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, chi bộ Hàm Hạ - chi bộ Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa được thành lập tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê, nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.
    Sự ra đời của chi bộ Hàm Hạ là mốc son chói lọi trong phong trào cách mạng ở Thanh Hóa trước Cách mạng Tháng Tám, đồng thời là nền móng, là mạch nguồn sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, ngày 29-7-1930 trên cơ sở 3 chi bộ Hàm Hạ (Đông Sơn), Phúc Lộc (Thiệu Hóa) và Yên Trường (Thọ Xuân) nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với phong trào cách mạng trong tỉnh.
 
    Từ trước năm 1930, ở Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 3-2-1930 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản trong cả nước đã thống nhất hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Việc chuẩn bị thành lập tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh Hóa cũng được tiến hành từ rất sớm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tại làng Hàm Hạ, sau khi được tuyên truyền, giác ngộ, 3 đồng chí Lê Oanh Kiều, Lê Bá Tùng và Lê Thế Long đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đầy đủ số lượng đảng viên, chi bộ Hàm Hạ được thành lập ngày 25-6-1930, do đồng chí Lê Thế Long làm bí thư chi bộ. Sau một thời gian ngắn, chi bộ đã kết nạp thêm được 10 đảng viên, hơn 1 tháng sau, với sự ra đời của 2 chi bộ tại Thiệu Hóa và Thọ Xuân, ngày 29-7-1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập, đồng chí Lê Thế Long vinh dự được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Sau khi thành lập, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và giành được những thắng lợi vẻ vang.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Về lại Hàm Hạ hôm nay, “dấu xưa” vẫn còn được lưu giữ với đình làng Hàm Hạ, nhà đồng chí Lê Oanh Kiều, xưởng in Báo Tiến Lên tại nhà đồng chí Phạm Văn Huống -  một đảng viên chi bộ Hàm Hạ...,  cuộc sống của người dân Hàm Hạ, xã Đông Tiến và huyện Đông Sơn đã thay đổi căn bản. Cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm, hạnh phúc hơn dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã, đảng bộ huyện và cả lòng tự hào của người dân trên mảnh đất này. Không nề hà gian khổ, không quản ngại hy sinh để hoạt động cách mạng trong giai đoạn khó khăn nhất, những đảng viên và chi bộ Hàm Hạ đã để lại tấm gương chói lọi cho lớp lớp đảng viên và con cháu mai sau về tinh thần yêu nước nồng nàn, sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là tài sản vô giá, truyền thống quý báu để Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa tiếp bước đi lên.
 
    Gần 80 năm sau khi ra đời chi bộ Đảng đầu tiên và thành lập Đảng bộ tỉnh, mặc dù còn nhiều khó khăn, song Thanh Hóa hôm nay đã vững vàng với những bước phát triển mới, tự hào với những thành tựu mới. Đến nay Đảng bộ tỉnh đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009, toàn tỉnh có 1.314 tổ chức cơ sở Đảng, 8.560 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; kết nạp được 5.600 đảng viên. Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Đảng, trước hết là của tổ chức cơ sở Đảng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm đã được thực hiện đồng bộ cả về chính trị tư tưởng, tổ chức bộ máy và kiểm tra, giám sát. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,8%, là mức tăng trưởng khá so với bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người ước đạt 720 USD, bằng 104,3% mục tiêu kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1,66 triệu tấn, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 1,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.887 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ. Giá trị dịch vụ tăng 12,1%; tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 287 triệu USD, tăng 27,2%; tổng vốn đầu tư phát triển huy động đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa và xã hội hóa; an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh so với năm trước và đạt mục tiêu đề ra; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng và 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh là dịp để mỗi chúng ta tự hào về Đảng quang vinh, một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Trong bề dày lịch sử hào hùng ấy của Đảng, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ Thanh Hóa và chi bộ Hàm Hạ - chi bộ đầu tiên, nền móng của sự phát triển và là cái nôi của Đảng bộ Thanh Hóa hôm nay.
Tuấn Linh- http://baothanhhoa.vn/

Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

III- Quá trình đấu tranh thành lập và lãnh đạo phong trào dân sinh, dân chủ tiến tới Cách mạng Tháng Tám- lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
(THO) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa được xác định là địa bàn chiến lược quan trọng.
    Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa luôn chung sức, chung lòng xây dựng, bảo vệ quê hương, hun đúc nên những giá trị lịch sử - văn hóa cao quý, giàu bản sắc. Thời kỳ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa luôn đoàn kết dưới lá cờ vẻ vang của Đảng tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng XHCN, làm nên những thành tựu lịch sử vĩ đại.
 
    Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam từ chế độ phong kiến chuyển thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Để mở đường cho lịch sử phát triển, dân tộc ta đã dũng cảm đứng lên đánh đuổi giặc Pháp, nhưng đều không thành công.
 
  
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

  Trong đêm trường đen tối ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm ra con đường cứu nước kiểu mới, đặt nền tảng tư tưởng, tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.
 
    Tại Thanh Hóa, sau khi các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... thất bại, nhiều thanh niên yêu nước ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu là Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh, Đinh Chương Dương...
 
    Sau khi tham gia lớp lý luận cách mạng đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy tại Trung Quốc, đồng chí Lê Hữu Lập được phân công về nước tuyên truyền tổ chức cách mạng, trực tiếp phụ trách địa bàn Thanh Hóa. Tháng 5–1926, tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng ở TP Thanh Hóa phát triển ra các huyện, làm cơ sở để tháng 4-1927 thành lập tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Hữu Lập làm bí thư.
 
    Ảnh hưởng đường lối chính trị của tổ chức Thanh Niên, Đảng “Tân Việt” được thành lập và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm bí thư. Đây chính là nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tổ chức hội nghị đảng viên của ba chi bộ cộng sản đầu tiên (chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân) tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị định ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thế Long làm bí thư. Sau khi ra đời, đảng bộ tổ chức cơ quan ấn loát tài liệu, in ấn phát hành tờ báo “Tiến lên”, truyền đơn cộng sản, phát triển cơ sở Đảng và các tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, tổ chức phong trào đấu tranh chống thuế ở một số địa phương trong tỉnh. Cuối năm 1930, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một số quần chúng cách mạng bị bắt, tù đầy, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.
 
    Tháng 9-1930, Xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Lê Tất Đắc (Bí thư Chi bộ Thành Vinh) liên lạc với các đồng chí lãnh đạo Đảng Tân Việt Thanh Hóa tiến hành thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Sau khi lựa chọn những quần chúng ưu tú trong Đảng Tân Việt chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản, các chi bộ và cơ sở Đảng ra đời... Ngày 1-1-1931, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ, các đồng chí Ngô Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thúy tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Thanh Hóa tại làng Hồ Thượng (xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia), đề ra phương hướng nhiệm vụ và bầu ban chấp hành lâm thời 5 đồng chí, cử đồng chí Ngô Đức Mậu làm bí thư (đến tháng 4-1931 bầu ban chấp hành chính thức 7 đồng chí, đồng chí Ngô Đức Mậu tiếp tục làm bí thư). Sau khi ra đời, Đảng bộ tổ chức rải truyền đơn, treo cờ Đảng và tổ chức phong trào đấu tranh hưởng ứng Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Giữa năm 1931, quân thù tiến hành khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng cách mạng bị bắt tù đầy. Cũng vào cuối năm 1930 ở Thanh Hóa xuất hiện 2 chi bộ cộng sản hoạt động độc lập; đó là Chi bộ Cộng sản Hoằng Hóa thành lập vào tháng 9-1930 gồm 3 đảng viên và Chi bộ Hà Trung, thành lập vào tháng 10-1930 gồm 3 đảng viên. Cả hai chi bộ này cũng bị khủng bố và tan rã.
 
    Bị quân thù khủng bố trắng, tổ chức đảng bộ không còn, nhưng mục đích lý tưởng và đường lối cách mạng của Đảng đã thấm vào trái tim khối óc của quần chúng cách mạng. Tháng 8-1932, đại biểu của các cơ sở cách mạng trong tỉnh nhóm họp bàn cách liên lạc khôi phục lại đảng bộ. Tháng 10-1933, các đồng chí Lê Chủ, Bùi Đạt đã liên lạc với đồng chí Nguyễn Tạo (chiến sĩ cộng sản vượt ngục về Thanh Hóa) mở các lớp huấn luyện chính trị cho quần chúng cách mạng. Ngày 17-3-1934, Tỉnh ủy Thanh Hóa gồm 7 đồng chí được thành lập do đồng chí Lê Chủ làm bí thư. Từ đó, cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng trong tỉnh lần lượt ra đời đảng bộ và phong trào cách mạng được khôi phục, tiến đến cao trào “Dân sinh, dân chủ”.
 Vào những năm 1929–1933, cục diện chính trị thế giới chuyển biến sâu sắc, chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đe dọa nhân loại, Quốc tế cộng sản Hội nghị lần thứ VII kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít. Tháng 7-1936, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, chủ trương đoàn kết mọi lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Sau khi chắp nối liên lạc với Trung ương Đảng, Tỉnh ủy tổ chức “Hội tương tế ái hữu” tập hợp mọi tầng lớp đấu tranh công khai, nửa công khai hợp pháp đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới”. Từ đấu tranh kinh tế tiến tới đấu tranh chính trị mà tiêu biểu là các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng, xưởng rượu Nam Đồng Ích, mỏ sắt Thanh Xá, núi Bần, công nhân khai thác gỗ lâm trường Như Xuân, đồn điền Yên Mỹ. Bên cạnh đó, các phong trào đấu tranh đòi tự do lập “Hội”, chống áp bức bóc lột của nông dân các phủ huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc; các phong trào đấu tranh ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống Nhật, đấu tranh bầu Viện dân biểu Trung Kỳ... cũng phát triển, góp phần đưa phong trào cách mạng 1936 - 1939 trở thành cao trào trên địa bàn toàn tỉnh.
 
    Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, bọn phản động lên cầm quyền ở Pháp, thực dân Pháp ra sức khủng bố phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết 6 (tháng 11-1939) chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, tập hợp mọi lực lượng, xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị điều kiện giải phóng dân tộc.
 
   
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Tháng 11-1940, Xứ ủy Trung Kỳ chỉ đạo thống nhất các tổ chức lâm thời thành một và bầu đồng chí Trần Bảo làm bí thư. Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, phong trào cách mạng phát triển mạnh. Nhiều huyện trong tỉnh xây dựng mặt trận phản đế cứu quốc, xây dựng lực lượng vũ trang làng xã (lực lượng tự vệ cứu quốc) và tổ chức đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống thuế, khất thuế. Trên cơ sở phong trào cách mạng phát triển mạnh, tháng 6-1941 Tỉnh ủy quyết định xây dựng Ngọc Trạo thành căn cứ cách mạng ở phía Tây của tỉnh. Sau khi Tỉnh ủy chuyển về Ngọc Trạo (7-1941), hàng trăm cán bộ và tự vệ các huyện tập trung về đây để ngày 19-9-1941 đội du kích của chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ được thành lập tại Hang Treo (Hà Trung). Ngay sau đó, tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định cũng tập trung về Đa Ngọc (Yên Định) tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo. Ngày 18-10-1941, Đa Ngọc bị lộ, trận chiến đấu không cân sức diễn ra, nhiều chiến sĩ tự vệ đã tìm đường lên Ngọc Trạo. Ngày 19-10-1941, thực dân phong kiến huy động lực lượng bao vây chiến khu Ngọc Trạo, tự vệ đã dũng cảm chiến đấu chọc thủng vòng vây của địch phân tán về các địa phương, bảo toàn lực lượng. Chiến khu Ngọc Trạo bị khủng bố, nhưng đó là tiếng chuông báo trước của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Sau khi Tỉnh ủy lâm thời bị địch khủng bố, năm 1942 các chiến sĩ cộng sản lại thành lập Tỉnh ủy mới và liên lạc với Trung ương Đảng. Tháng 2-1943, Tỉnh ủy chuyển “Thanh Hóa Ái quốc Hội” thành Mặt trận Việt Minh, tiếp tục kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chuẩn bị điều kiện chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Các phong trào sắm vũ khí đuổi thù, chống vơ vét thóc gạo, chống nhổ lúa trồng đay, chống bắt phu, bắt lính, phá kho thóc của giặc... đẩy khí thế cách mạng lên cao. Các cuộc khởi nghĩa từng phần ở làng Yên Lộ, đồn điền Đa Nẫm, Lạch Trường giành thắng lợi; ngày 24-7-1945, lực lượng cách mạng ở Hoằng Hóa khởi nghĩa giành chính quyền thành công, mở ra các điều kiện mới cho nhân dân cả tỉnh vùng lên.
 
    Ngày 16-8-1945, sau tin Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Tỉnh ủy kịp thời phát động tổng khởi nghĩa trên địa bàn toàn tỉnh vào ngày 18 và 19-8-1945 ở các huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung. Ngày 20 - 8 giành thắng lợi ở các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Đông Sơn, Cẩm Thủy, TP Thanh Hóa.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Ngày 23-8, đoàn quân khởi nghĩa từ căn cứ Thiệu Hóa về TP Thanh Hóa tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thanh Hóa do ông Lê Tất Đắc làm Chủ tịch.
 
    Tại các huyện miền núi, Tỉnh ủy đã tăng cường lực lượng tự vệ các huyện miền xuôi kết hợp với các lực lượng cách mạng tại chỗ xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền cách mạng. Cuối tháng 8-1945, chính quyền cách mạng các cấp được xác lập trên địa bàn toàn tỉnh.
 
    Sau 15 năm hoạt động, Đảng bộ Thanh Hóa với 56 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, xác lập chế độ dân chủ nhân dân, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. 
Hà Linh và
Phan Huy Chúc (biên soạn)
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

“ Thanh Hóa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn minh Đại Việt, hội tụ đầy đủ nền văn minh châu Á. Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược với cả nước. Đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy, Thanh Hóa là cứ địa vững chắc trong buổi đầu khi thế giặc cường. Người dân Thanh Hóa yêu nước, yêu làng, cần cù chịu khó, sáng tạo khéo léo, hồ hởi mạnh mẽ, hiếu học, trọng thuỷ chung, kẻ sĩ thích văn học, giữ  khí tiết.
 
    Nhận rõ vị trí quan trọng của Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước đón Bác Hồ”.
Ngày 20/02/1947, Bác Hồ về thăm và khai hội với đồng bào Thanh Hoá tại Rừng thông (Huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân Thị xã Thanh Hoá ở trước Nhà thông tin Thị xã.
“ Khi toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,công việc bận rộn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Người khởi hành từ ngày 18/2/1947, nhưng do đường xa, đi lại khá nguy hiểm Bác phải đi vòng qua Hòa Bình, Ninh Bình cho đến sáng sớm ngày 20/2/1947 Bác mới đến Thanh Hóa.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ tỉnh, với thân sĩ trí thức, các tầng lớp nhân dân, Bác bày tỏ mong ước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh xây dựng tỉnh nhà thành một tỉnh kiểu mẫu. Bác nhận định: Thanh Hoá muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt. Bác cũng chỉ rõ xây dựng tỉnh “kiểu mẫu” trên mọi mặt phải bắt đầu từ cá nhân mỗi người trước: làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu. Chia tay trong lần gặp ấy, Bác đã nhắn gửi tha thiết với lời hẹn ngày trở lại: đồng bào trong tỉnh hãy xắn tay áo làm đi, lần sau về đây tôi sẽ thấy mỗi người là một người “kiểu mẫu””.
Theo thạc sĩ Trịnh Quốc Tuấn: “Trước khi đi, để nắm vững tình hình các địa phương và Thanh Hóa, ngày 7-2-1947 Bác đã gửi thư cho ông Hoàng Hữu Nam yêu cầu các tỉnh (trong đó có Thanh Hóa) trong 10 ngày phải cung cấp 31 điểm câu hỏi điều tra về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý, ưu khuyết điểm để Người nắm tình hình. Trên cơ sở đó, Người nắm rất vững tình hình Thanh Hóa. Cùng ngày (7-2-1947) Bác ký sắc lệnh 15/SL bổ nhiệm ông Đặng Việt Châu nguyên là Chánh văn phòng Bộ Nội Vụ làm đặc phái viên Bộ Nội Vụ ở Thanh Hóa.  Ngày 14-2-1947 Bác đã thảo mật điện cho ông Đặng Việt Châu về chủ trương: có tối cao đặc phái chính phủ vào Thanh kinh lý, chuẩn bị báo cáo công việc. Ngày 17-2-1947, Người đã triệu tập và làm việc với các ông Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Lê Văn Hiến, Hoàng Hữu Nam để thông báo về chuyến đi Thanh Hóa sắp tới. Như vậy, chuyến đi vào Thanh Hóa có vị trí chiến lược đã được Bác chuẩn bị rất kỹ từ trước.
 
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

    Theo Tư liệu của Ban đề tài 2253-NV/TH đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh thẩm định: Chiều ngày 19-2-1947, chiếc xe Zeep được ngụy trang đưa Bác vào Thanh kinh lý. Người lái xe cho Bác là đồng chí Nguyễn Văn Nền (Bác đặt tên là Ngọc), bảo vệ tiếp cận là đồng chí Nguyễn Văn Lý (Bác đặt tên là Hoàng Hữu Kháng, sau này là Thiếu tướng Hoàng Hữu  Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh vệ). Hành trình được Bác vạch sẵn. Từ địa điểm Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) nơi Bác làm việc bấy giờ, đi đường 6A ra Xuân Mai, rẽ trái theo đường 21 về Chi Nê. Đêm 19-2-1947, Bác nghỉ tại nhà khách đồn điền của ông Đỗ Đình Thiện (Một cơ sở cách mạng của Bác, ông Đỗ Đình Thiện đã từng làm thư ký của Bác trong chuyến đi Pháp năm 1946). 3 giờ sáng ngày 20-2-1947, từ đồn điền Chi Nê sang đường 59 đi Nho Quan (Ninh Bình) đến đường 12 đi Ghềnh, theo đường quốc lộ 1A, 8h sáng ngày 20-2-1947, Bác gặp đoàn cán bộ Thanh Hóa gồm các đồng chí Bùi Đạt - Tỉnh uỷ, Lê Chủ - Chủ tịch UBHC tỉnh và đồng chí Đặng Việt Châu. Thấy xe Bác, đoàn giơ tay ra hiệu. Xe dừng lại, Bác ngồi trong xe nghe đồng chí Bùi Đạt báo cáo xong, Bác hỏi: Ông Tỉnh uỷ, cách thức họp thế nào ? Cái gì họp trước, cái gì họp sau, họp ở đâu ?
 
    Đồng chí Bùi Đạt trả lời: Thưa Bác, Đại biểu nhân dân trước rồi họp cán bộ sau ! Đại biểu tập trung gần đây cả rồi (Phủ Hùng - gần núi Một), thưa Bác cách Rừng Thông 5 - 6km.
 
   
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Bác nói tiếp: Nếu họp dân trước rồi họp cán bộ sau, lỡ trong dân có người nào vô ý làm lộ, phản động báo máy bay đến nó đánh thì chúng ta chạy đường nào ? Rồi Bác nói luôn: Thanh Hóa có đồi Thông, không thể để đại biểu dân lên đó mà họp à ? Ta lên đó, vừa bí mật bảo vệ được lực lượng, họp với dân xong, Bác về Hà Nội, tàu bay có đến cũng chẳng biết đâu mà tìm.
 
    Thế rồi các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đặc phái viên của Chính phủ cùng Bác đi thẳng qua ga xe lửa lên cầu Cao, qua cầu Đống, cầu Trầu, cầu Cáo, đến ngã ba cũ Rừng Thông hướng vào làng Bản Nguyên thì gặp đường mòn. Xe dừng lại, Bác cùng lãnh đạo tỉnh chọn hai nơi khai hội. Sau đó Bác họp với lãnh đạo tỉnh đến hơn 13h chiều mới nghỉ. Bác cùng với các đồng chí lãnh đạo tỉnh mở cơm trưa ra ăn (thực ra là xôi nếp đóng oản, muối vừng ... do gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện chuẩn bị từ đêm 19-2 để ăn trong ngày). Đến 15h15 phút chiều 20-2-1947, Bác cùng lãnh đạo tỉnh quay lại địa điểm thứ 2 (Hiện nay vẫn còn hòn đá mặt phẳng khoảng 1m, nơi Bác ngồi nói chuyện ở Rừng Thông) nói chuyện với 10 thành phần mà tỉnh đã triệu tập theo mật điện gửi cho đồng chí Đặng Việt Châu. Ước chừng dưới 300 người (Đại biểu lãnh đạo miền núi ngày sau mới xuống, tỏ ra tiếc lắm !). Bốn giờ chiều cùng ngày, Bác ra xe đi thẳng về Ninh Bình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đồng chí Đặng Việt Châu xin tiễn Bác ra tận Dốc Xây, nhưng Bác nói: Không cần thiết, Bác mong các chú ở lại làm tốt.
 
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Những bài nói của Bác trong hai buổi làm việc ngắn ngủi với Thanh Hóa ngày 20-2-1947 mang tư tưởng chiến lược của Bác với cuộc kháng chiến chống Pháp, liên quan đến sự ‘‘sống hay chết, mất hay còn’’ của Thanh Hóa nói riêng, của dân tộc nói chung và cũng là tư tưởng xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân vững mạnh. Bác đặc biệt quan tâm đến tư tưởng của Lê Nin khi chính quyền đã giành về tay giai cấp vô sản. Đó là ‘‘tổ chức, tổ chức và tổ chức’’ cho nên ngày 21-2-1947 ở Chùa Thầy, Bác đã ra sắc lệnh cải tổ Uỷ ban hành chính Thanh Hóa: Ông Đặng Thai Mai làm Chủ tịch, ông Lê Chủ làm Phó chủ tịch, ông Lê Kiều làm Phó chủ tịch, ông Đặng Việt Châu làm Ủy viên, ông Phạm Thúc Tiêu làm Ủy viên (Sắc lệnh 25/SL). Vị trí Nga Sơn là vị trí tiền đồn then chốt ngăn chặn bọn thực dân và tay sai lấn chiếm chống phá cách mạng, Bác ra sắc lệnh  ngày 26-2-1947 bổ nhiệm ông Phạm Văn Thân, nguyên thư ký Bộ  Nội Vụ làm phó chủ tịch huyện Nga Sơn. Song song với sắc lệnh củng cố tổ chức bộ máy hành chính, bài nói chuyện với cán bộ Thanh Hóa Bác không chỉ giải thích giản dị dễ hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp trong tương quan giữa ta và địch để củng cố niềm tin vào cuộc kháng chiến, điều cơ bản Bác xác định đầy đủ những phẩm chất của người cán bộ cách mạng chứ không phải là ‘‘quan cách mạng’’. Điều  này không chỉ Bác nói với Thanh Hóa mà trong thư gửi các đồng chí cán bộ miền Bắc, thư gửi các đồng chí Trung Bộ, 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân (1948) Bác cũng đề cập tới.
 
   
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Có thể nói xây dựng đội ngũ cán bộ là tư tưởng của Người trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thế nhưng trước khi Bác vào Thanh, Người đã nghiên cứu đặc thù ưu khuyết điểm của cán bộ Thanh Hóa trong tổng hòa các mối quan hệ với bản thân, với đồng chí, với công việc, với nhân dân, với đoàn thể. Đây là những yêu cầu của Bác về phẩm chất của người cán bộ cách mạng. Cho đến bây giờ vẫn là chuẩn mực của người cán bộ.
 
    Trong bài nói với đại biểu nhân dân Thanh Hóa, đối tượng như trong điện mật gửi cho ông Đặng Việt Châu do Bác Hồ thảo ra thì giới hạn trong 10 thành phần: ‘‘Uỷ ban tản cư tăng sản, các điền chủ, đại thương gia, nhà giàu, những người có danh vọng, các lãnh tụ các dân tộc thiểu số, các cán bộ hành chính và mặt trận các huyện châu, đại biểu quốc dân liên hiệp, đại biểu công giáo’’. 10 thành phần ấy là cán bộ lãnh đạo, và các tầng lớp trên. Trong hoàn cảnh bấy giờ 10 thành phần ấy ảnh hưởng lớn đến dân chúng. Giới hạn trong bộ phận hẹp để đảm bảo an toàn, mặt khác để gây ảnh hưởng đến tầng lớp trên chi phối dân chúng, cũng là vận động cho họ ngả theo kháng chiến. Trong bài nói, Bác giải thích cho đại biểu rõ cuộc kháng chiến, vẫn là cách nói giản dị dễ hiểu trên cơ sở triết lý truyền thống ‘‘biết mình biết ta, trăm trận đánh trăm trận thắng’’. Và làm nên thắng lợi là sự hội tụ của ba yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Người nhấn mạnh: ‘‘Chính trị là đoàn kết và thanh khiết từ to đến nhỏ’’. Quan niệm chính trị ấy của Bác thật trong sáng, ‘‘tạo thời lập thế’’ từ chính nội lực của toàn dân là đoàn kết và phẩm chất của người cán bộ để thuyết phục dân, dân tin yêu.
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa( 1930- 2011).

Thời gian ngắn ngủi làm việc với Thanh Hóa, về đến Chùa Thầy Bác Hồ vẫn trăn trở với Thanh Hóa. Ngày 21/02/1947, Người gửi thư cho đồng bào Thượng du Thanh Hóa và ý kiến chỉ đạo rất cụ thể xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu và công việc tăng gia sản xuất.
 
    Trong ý kiến chỉ đạo xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu và công việc tăng gia sản xuất, Bác Hồ xác định cụ thể “mục đích là làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)