Lịch sử giáo dục

Chia sẻ bởi Hoàng Thế Dũng | Ngày 11/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: lịch sử giáo dục thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Giá trị của lịch sử giáo dục đối với sự phát triển của giáo dục học quân sự hiện nay
1. ững nét chính về tư tưởng giáo dục của một số nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới.
1.1 Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
* Vai trò của giáo dục. Khổng Tử đánh giá rất cao vai trò của giáo dục, theo Ông giáo dục là một trong ba tành tố cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc đó là Thứ- Phú- Giáo. Làm người thì phải học “Nhân bất học bất tri đạo”. Ông chủ trương “Hữu giáo vô loại”.
*Mục đích giáo dục. Là đào tạo mẫu người “quân tử”
* Nội dung giáo dục.
- Nội dung dạy học.
+ Lục nghệ: Lễ- Nhạc- Ngự- Thư- Số
+Lục kinh: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh nhạc, Kinh xuân thu.
-Cốt lõi của toàn bộ nội dung giáo dục của khổng Tử là đạo “Tam cương, Ngũ thường”, hướng tới mô hình người “Quân tử, kẻ sỹ”.
* Phương pháp giáo dục.
- Phương pháp dạy học. Chủ yếu khêu gợi, dẫn dắt để người học tự chiếm lĩnh tri thức, Ông yêu cầu Thầy giáo phải : Dụ, Đạo, Trợ, Khải, Phát.
+Dụ: Ví von, người thầy phải biết ví von, so sánh cho trò hiểu.
+Đạo: Dẫn dắt, hướng dẫn, chỉ đạo, dẫn đạo “ Tuần tuần thiện dụ”.. chứ không phải có bao nhiêu tri thức thì bảo cho người ta.
+Trợ: Giúp đỡ học trò chỉ ra những điểm cốt lõi, hướng dẫn người học giải quyết vấn đề chứ không làm thay.
+Khải: Xoá cái tối tăm, gợi ý.
+Phát: kích thích, phát động.
- Phương pháp học.
Khổng Tử coi trọng cách thức học tập cẩn trọng, tích cực, kiên trì và t duy linh hoạt để đi đến mục tiêu, chân lý. Khổng Tử đòi hỏi người học trong quá trình học tập cần phải:
+Lập chí: Đặt chí vào việc học, không bực tức về sự dốt nát ta không bảo cho mà biết, không hậm hực vì không nói ra được ta không bày cho cách nói, bảo một góc không suy ra ba góc kia ta không bảo lại.
+ Bác học: Học cho rộng, thông cổ hiểu kim, ràng buộc mình bằng lễ.
+ Thâm vấn: Hỏi đến cùng, phải hỏi cho kỹ, không xấu hổ hỏi người dưới mình.
+ Thận tư: Suy nghĩ cho thật kỹ, độc lập, học mà không suy nghĩ thì uổng phí suy nghĩ mà không học dễ sai lầm.
+ Minh biện: Phân biệt rõ ràng đúng sai, thật giả, thiện ác, đẹp xấu, biết chọn lấy ví dụ ngay trong những việc gần gũi trước mắt.
+ Đốc hành: Học phải hành ( Dốc lòng) triệt để, làm cho hết sức, ứng dụng ngay tri thức vào thực tiễn.
Khổng Tử yêu cầu người học phải nỗ lực vươn lên, có ý chí cao để đạt tới mục tiêu, châm lý. Học phải đến nơi, đến chốn. Học phải đạt đến chỗ tường minh. Theo ông: Cũng có điều chưa học nhưng đã học điều gì mà chưa rõ thì không thôi. Cũng có đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thế Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)