Lich su dia phuong tuan 30

Chia sẻ bởi Hoàng Trường Sơn | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: lich su dia phuong tuan 30 thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ LỚP 5 TUẦN 31
BÀI
ĐỊA PHƯƠNG LÂM ĐỒNG
BẢN ĐỒ TỈNH LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện:
Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ)
Thị xã Bảo Lộc
Huyện Bảo Lâm, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng
Huyện Cát Tiên, huyện lỵ là thị trấn Cát Tiên
Huyện Di Linh, huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh
Huyện Đam Rông, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng
Huyện Đạ Huoai, huyện lỵ là thị trấn ĐạM`ri
Huyện Đạ Tẻh, huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh
Huyện Đơn Dương, huyện lỵ là Thạnh Mỹ
Huyện Lạc Dương, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương
Huyện Lâm Hà, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn
Huyện Đức Trọng, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa.
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 thuộc tỉnh [1].
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ"[2]. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt danh: thành phố muø söông.
Bảo Lộc (tên cũ hoặc không chính thức: B`Lao[1]) là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km.
Bảo Lộc có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Phía đông, phía nam và phía bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía tây giáp với huyện Đạ Huoai.
Dân số tính tới năm 2005 là 153.000 người với tổng cộng 33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số.
Huyện Bảo Lâm là một huyện mới thành lập và được tách ra từ thị xã Bảo Lộc. Huyện Bảo Lâm gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lỵ) và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc TLâm, Lộc Phú, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, B`Lá, Tân Lạc. Kinh tế chủ yếu của huyện là trồng cây công nghiệp như trà, càphê, hạt tiêu... và khai thác lâm sản, khai thác quặng bauxit và chế biến ra alumin nhôm. Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đang đầu tư dự án bauxit alumin nhôm Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 11 ngàn tỷ đồng. Nơi đây khí hậu ôn hòa bôn mùa mát mẻ.
Các dân tộc chủ yếu sống ở Huyện này là : K`ho, Châu-ma, và dân tộc Kinh va Tày
Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng. Phía bắc giáp với huyện Đăk R`Lấp (tỉnh Đắk Nông), phía tây bắc và phía tây giáp với huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), phía nam giáp với huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), phía đông giáp với hai huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm cùng tỉnh. Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 1614,63 km2; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Dân số Di Linh tại thời điểm tháng 3 năm 2009 là 160.830 người
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 1614,63 km2; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Dân số Di Linh tại thời điểm tháng 3 năm 2009 là 160.830 người
Đam Rông, còn gọi là Đăm Rông, là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Việt NamĐam Rông nằm trên cao nguyên Lâm Viên, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Nam giáp huyện Lâm Hà, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Mặt phía Tây là huyện Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông. Phía Bắc giáp với các huyện của tỉnh Đắk Lắk là: Lắk (ở hướng Tây Bắc và Bắc), Krông Bông (ở hướng Đông Bắc), dọc theo ranh giới với các huyện này (đồng thời là một phần ranh giới giữa hai tỉnh) là con sông Da M`Rông (nhánh đầu nguồn của dòng sông Ea Krông Nô).
. Huyện Đam Rông có có 8 xã, trong đó:
Các xã: ĐạMrông, Đạ Tông, Đạ Long, tách từ huyện Lạc Dương;
Các xã: Liêng S’Rônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K’Năng, Rô Men, lấy từ huyện Lâm Hà.
Phần đất của huyện Đam Rông ngày nay được kết hợp từ phần phía tây của huyện Lạc Dương cũ với phần phía bắc huyện Lâm Hà trước đây, đến năm 2004 được tách ra thành lập huyện mới, lấy tên theo tên của xã Đam Rông.
Huyện Đạ Huoai nằm ở phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện lị cách thành phố Đà Lạt 155 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 145 km về phía Tây Nam.Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 489,6 km².Toàn huyện có 32.640 người trong đó số người ở nông thôn chiếm gần 60%. Số người tại thành thị hơn 40%. Có số người lao động thiểu số tại chỗ khoảng 20%. Đồng bào dân tộc sống chủ yếu dựa trên việc khai thác lâm sản phụ. Mật độ dân số bình quân gần 67 người/km², xếp hàng thứ 8/11 huyện thị của tỉnh Lâm Đồng.
Phía Đông giáp thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm
Phía Tây giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Tân Phú, Đồng Nai
Phía Nam giáp huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh, Bình Thuận
Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh.
Huyện Đạ Tẻ naèm trên cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh. Phía bắc giáp hai huyện Cát Tiên và Bảo Lâm. Phía nam giáp huyện Đạ Huoai. Phía tây giáp huyện Cát Tiên và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai). Phía đông giáp huyện Bảo Lâm.
Thông tin cơ bản
Diện tích: 523,4km²
Dân số: 43.800 người (2004)
Dân tộc: Mạ, Kinh
Mật độ: 84 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Đạ Tẻh
Huyện Đạ Tẻh bao gồm: thị trấn Đạ Tẻh và 10 xã: Quốc Oai, Mỹ Đức, Quảng Trị, Hương Lâm, Đạ Lây, An Nhơn, Hà Đông, Đạ Pal, Triệu Hải, Đạ Kho.
Huyện Đơn Dương có ranh giới phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc). Trên địa bàn huyện có sông Đa Nhim chảy từ mặt Bắc sang Tây Nam huyện, trên sông có hồ Đơn Dương khá lớn, ở thị trấn Đ`Ran. Gần ranh giới phía Đông huyện có ngọn núi Ya Bonnonh cao 1652 m, gần đó về phía Ninh Thuận có đèo Ngoạn Mục khá nổi tiếng nằm trên quốc lộ 27 nối Ninh Thuận với Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên của huyện Đơn Dương là 611,6 km².
Dân số, theo thống kê năm 2004, là 89.717 người – mật độ: 144 người/km², gồm các dân tộc Cờ Ho,...Chu Ru Huyện Đơn Dương có hai thị trấn là thị trấn Thạnh Mỹ (huyện lỵ) nằm trên quốc lộ 27, và thị trấn D`ran, nằm trên các quốc lộ 27 và 20. Ngoài ra huyện còn có các xã: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Quảng Lập, Đạ Ròn, Tu Tra, K`Đơn, P`Róh, Ka Đô. Về nông nghiệp: huyện Đơn dương chủ yếu có các loại cây trồng như: + Cây công nghiệp có cà phê, tiêu, dâu tằm, . Rau..
Đường bộ:
quốc lộ 20, chạy theo hướng Đông - Tây, bắt đầu từ thị trấn D`Ran, nối quốc lộ 27 với thành phố Đà Lạt.
quốc lộ 27 chạy từ hướng Đông sang Tây Tây Nam, nối Phan Rang-Tháp Chàm Quốc lộ 20 dài 230 km, là trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai lên tới thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Quốc lộ 20 đi qua địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, có nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông, rừng nhiệt đới, những vườn cây công nghiệp, những đồi trà, cà phê bạt ngàn.
Quốc lộ 20 đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Quốc lộ 27 là tuyến đường quốc lộ theo hướng đông tây, kết nối các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk LắkTổng chiều dài của Quốc lộ 17 khoảng gần 300km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 120km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 170km
Huyện Lạc Dương nằm trên cao nguyên Lâm Viên, tại hai ngã ba ranh giới giữa Lâm Đồng với Đắk Lắk và Khánh Hòa, với Khánh Hòa và Ninh Thuận. Huyện là nơi đầu nguồn của dòng sông Đa Nhim, chảy theo hướng Nam sang thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000 m, như: núi Bi Doup (2.287 m), núi Lang Bian (2.167 m), núi Chư Yen Du (2.075 m).
Huyện Lạc Dương có tiềm năng về phát triển du lịch ở khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác hầu hết các xã. Huyện có 88-89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn. Tổng số dân: 3.274 hộ và 17.765 nhân khẩu. Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: Cờ Ho, Chill, Chu Ru, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm. Với tổng số hộ: 4.271 hộ và trên 17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện. Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu.
Huyện Lâm Hà có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện thị của tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ ranh giới với huyện Di Linh là sông Da Dâng (tức sông Đồng Nai), chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²).
Dân số 133.679 nhân khẩu, vào thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng tháng 4 năm 2009, gồm 29 dân tộc thiểu số như: Kơ Ho, Cill, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất
Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên 901,79 km2 và dân số 166.358 người (2009)[1]. Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt–Thành phố Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 27 (Đà Lạt–Ban Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận–Nha Trang và đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia–Bắc Bình (Bình Thuận). Có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và các xã: Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, N` Thôn Hạ, Tân Hội, Tân Thành, Phú Hội, Ninh Gia, Tà Năng, Tà Hine, Đà Loan, Ninh Loan, Đa Quyn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trường Sơn
Dung lượng: 330,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)