Lịch sử địa phương TP.HCM bài 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lân |
Ngày 10/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương TP.HCM bài 2 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG II: VÙNG ĐẤT SÀI GÒN TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN THẾ KỈ XIX
Bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được quá trình hình thành vùng đất Sài Gòn từ buổi bình mình đến thế kỉ XV. Quá trình đi khai phá và mở mang bờ cõi của người Việt.
2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn cha ông đi trước có công mở mang bờ cõi.
3.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sách lịch sử địa phương. Tranh ảnh về các hiện vật khai phá được tại vùng đất Sài Gòn.
- HS: SGK.
C.Hoạt động dạy – học:
1.Tiến trình dạy - học:
Giới thiệu bài mới: Ở bài 1, chúng ta đã được tìm hiểu những nét cơ bản nhất của vùng đất Sài Gòn ngày nay. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng vùng đất Sài Gòn-Gia Định ngày nay đã trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất cả nước. Vậy vùng đất Sài Gòn này đã được hình thành như thế nào và quá trình đi khai hoang mở rộng bờ cõi của ông cha ta đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng quay ngược về quá khứ để tìm hiểu thông qua bài học Lịch Sử Địa Phương Thành phố Hồ Chí Minh, bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: Con người đã có mặt ở vùng đất Sài Gòn từ khi nào? ( Qua nhiều di vật khảo cổ đã tìm thấy tại các di chỉ thuộc Thành phố, các nhà nghiên cứu khẳng định, từ khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên, con người đã có mặt ở vùng đất thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Thảo luận: Tìm những dẫn chứng cụ thể cho thấy con người đã có mặt ở vùng đất Sài Gòn từ rất sớm?
Trong quá trình xây dựng nhà thờ lớn, khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, Thư viện Tổng hợp, đồn Cây Mai…, người ta đã khai quật được nhiều công cụ đá, rìu đồng, mảnh gốm, di cốt người chôn trong các chum, vò.
Ở di chỉ chùa Hội Sơn (Thủ Đức), người ta còn tìm thấy những mảnh vòng tay, một hòn bi bằng đất.
Tại di chỉ Bến Đò, các nhà khảo cổ đã sưu tập được hơn 500 công cụ đá (rìu, đục, tên, bàn mài…) và 1200 mảnh gốm có hoa văn rất đẹp của các vật dụng như nồi, chum, vò, bát, đĩa…
Tại di chỉ Bình Đa (đối diện với Bến Đò), người ta đã tìm được một bộ đàn đá gần như còn nguyên vẹn.
GV: Qua những di vật khảo cổ được tìm thấy, em có nhận xét gì về cuộc sống của những cư dân đầu tiên tại vùng đất Sài Gòn? ( Trên địa bàn Thành phố xưa kia đã từng có dấu vết người sinh sống, họ đã biết làm nông nghiệp, làm đồ gốm, săn bắn, đánh cá, họ thích ca hát, làm đẹp, và họ cũng đã có những quan niệm sơ khai về cái chết, về thế giới bên kia. Đó là một xã hội có tính văn hóa cao.
GV: Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, vùng đất Sài Gòn thuộc lãnh thổ của vương quốc nào? ( Vương quốc cổ Phù Nam.
Giảng:
Vương quốc Phù Nam là một “đế quốc” hùng mạnh thời cổ đại ở hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông, được xem là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo độc đáo.
Đến thế kỉ VII, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính. Sài Gòn trở thành phần đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp (Chân Lạp chia làm 2 khu vực Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp), gồm hai khu vực Kam-pông Kra-bây (Kampong Krabei) tức Bến Nghé-nội thành Sài Gòn ngày nay và Prây Nô-ko (Prei Nokor) tức Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
Do nội bộ Chân Lạp chiến tranh liên miên, lại thêm, người Khơ-me có thói quen sinh sống trên vùng cao nên phần lãnh thổ Thủy Chân Lạp, vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch, bị bỏ thành hoang phế.
Sơ kết: Với những di vật, di chỉ được tìm thấy trên địa bàn Thành phố ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng từ rất xa xưa trên vùng đất Sài Gòn đã từng có người sinh sống với một xã hội có tính văn hóa cao.
Mục
CHƯƠNG II: VÙNG ĐẤT SÀI GÒN TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN THẾ KỈ XIX
Bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được quá trình hình thành vùng đất Sài Gòn từ buổi bình mình đến thế kỉ XV. Quá trình đi khai phá và mở mang bờ cõi của người Việt.
2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn cha ông đi trước có công mở mang bờ cõi.
3.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sách lịch sử địa phương. Tranh ảnh về các hiện vật khai phá được tại vùng đất Sài Gòn.
- HS: SGK.
C.Hoạt động dạy – học:
1.Tiến trình dạy - học:
Giới thiệu bài mới: Ở bài 1, chúng ta đã được tìm hiểu những nét cơ bản nhất của vùng đất Sài Gòn ngày nay. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng vùng đất Sài Gòn-Gia Định ngày nay đã trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất cả nước. Vậy vùng đất Sài Gòn này đã được hình thành như thế nào và quá trình đi khai hoang mở rộng bờ cõi của ông cha ta đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng quay ngược về quá khứ để tìm hiểu thông qua bài học Lịch Sử Địa Phương Thành phố Hồ Chí Minh, bài 2: BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT SÀI GÒN.
Hoạt động dạy – học
Kiến thức cần đạt
KTBS
Mục 1:
GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: Con người đã có mặt ở vùng đất Sài Gòn từ khi nào? ( Qua nhiều di vật khảo cổ đã tìm thấy tại các di chỉ thuộc Thành phố, các nhà nghiên cứu khẳng định, từ khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên, con người đã có mặt ở vùng đất thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Thảo luận: Tìm những dẫn chứng cụ thể cho thấy con người đã có mặt ở vùng đất Sài Gòn từ rất sớm?
Trong quá trình xây dựng nhà thờ lớn, khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, Thư viện Tổng hợp, đồn Cây Mai…, người ta đã khai quật được nhiều công cụ đá, rìu đồng, mảnh gốm, di cốt người chôn trong các chum, vò.
Ở di chỉ chùa Hội Sơn (Thủ Đức), người ta còn tìm thấy những mảnh vòng tay, một hòn bi bằng đất.
Tại di chỉ Bến Đò, các nhà khảo cổ đã sưu tập được hơn 500 công cụ đá (rìu, đục, tên, bàn mài…) và 1200 mảnh gốm có hoa văn rất đẹp của các vật dụng như nồi, chum, vò, bát, đĩa…
Tại di chỉ Bình Đa (đối diện với Bến Đò), người ta đã tìm được một bộ đàn đá gần như còn nguyên vẹn.
GV: Qua những di vật khảo cổ được tìm thấy, em có nhận xét gì về cuộc sống của những cư dân đầu tiên tại vùng đất Sài Gòn? ( Trên địa bàn Thành phố xưa kia đã từng có dấu vết người sinh sống, họ đã biết làm nông nghiệp, làm đồ gốm, săn bắn, đánh cá, họ thích ca hát, làm đẹp, và họ cũng đã có những quan niệm sơ khai về cái chết, về thế giới bên kia. Đó là một xã hội có tính văn hóa cao.
GV: Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, vùng đất Sài Gòn thuộc lãnh thổ của vương quốc nào? ( Vương quốc cổ Phù Nam.
Giảng:
Vương quốc Phù Nam là một “đế quốc” hùng mạnh thời cổ đại ở hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông, được xem là chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo độc đáo.
Đến thế kỉ VII, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính. Sài Gòn trở thành phần đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp (Chân Lạp chia làm 2 khu vực Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp), gồm hai khu vực Kam-pông Kra-bây (Kampong Krabei) tức Bến Nghé-nội thành Sài Gòn ngày nay và Prây Nô-ko (Prei Nokor) tức Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
Do nội bộ Chân Lạp chiến tranh liên miên, lại thêm, người Khơ-me có thói quen sinh sống trên vùng cao nên phần lãnh thổ Thủy Chân Lạp, vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch, bị bỏ thành hoang phế.
Sơ kết: Với những di vật, di chỉ được tìm thấy trên địa bàn Thành phố ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng từ rất xa xưa trên vùng đất Sài Gòn đã từng có người sinh sống với một xã hội có tính văn hóa cao.
Mục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lân
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)