Lịch sử địa phương: Thanh Hóa

Chia sẻ bởi Cao Xuân Hoàng | Ngày 09/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương: Thanh Hóa thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 43 . Lịch sử địa phương
Những đóng góp to lớn của Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến chống pháp(1946-1954) và chống mỹ(1954-1975)
I. Thanh Hoá bảo vệ và xây dựng vững chắc, góp phần chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp(1946- 1954)
1. Vị trí của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Là vùng đất tự do và hậu phương lớn của kháng chiến
- Là cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ với Bình Trị Thiên
- Là cửa ngõ tiếp giáp với Tây Bắc, Việt Bắc và Thượng Lào cung cấp kịp thời sức người, sức của cho chiến trường, bảo vệ hậu phương vững chắc.
2. Kiên quyết đánh trả mọi âm mưu đánh chiếm và phá hoại của kẻ thù:
- Pháp:
+ Tấn công ở 2 địa bàn trọng yếu: Miền biển và miền núi
+ Năm 1848 tấn công toàn diện và ác liệt
+ Năm 1950-1953 đánh phá trên mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quân sự
- Nhân dân Thanh Hoá:
+ Kiên quyết giáng trả
+ Từ 1951- 1953: Cuộc chiến đấu ở Nga Sơn
+ Sầm Sơn đánh chìm chiến hạm Ôđanhvin…
3. Đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến:
Trong những năm 1948-1950 quyên góp và thu mua lúa khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn
Từ 1951-1954 thu góp được 261.728 tấn thóc thuế nông nghiệp cung ứng cho cuộc kháng chiến
Năm 1953 cung cấp cho Việt Bắc 3.000 thếp giấy và hàng vạn tấn giấy in báo
Năm 1953 nhập kho nhà nước 1.495 tấn muối
- Năm 1951-1953 lò cao Như Xuân sản xuất được 500 tấn gang phục vụ kháng chiến
Nhân dân Thanh Hoá vừa chiến đấu, vừa sản xuất để cung cấp lương thực, thực phẩm quân trang, quân dụng cho chiến trường.
II. Những đóng góp to lớn cho nhân dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1954-1975)
1. Giữ vững mạch máu giao thông Bắc- Nam
Thanh Hoá-Cầu Hàm Rồng là mạch máu giao thông Bắc Nammục tiêu trọng điểm bắn phá của Pháp
- Quân dân Thanh Hoá phối hợp với bộ đội chủ lực đánh trả địch bảo vệ giao thông thông suốt
2. Chi viện sức người, sức của cho cách mạng Việt Nam
- Làm tròn nghĩa vụ chiến đấu: 227.082 người gia nhập quân đội(10,15% dân số Tỉnh)
Thi đua sản xuất:
+ Phụ lão với phong trào “tuổi cao trí càng cao”
+ Phụ nữ với phong trào”ba đảm đang”
+ Thanh niên với phong trào “ba sẵn sàng”
+ Thiếu niên nhi đồng với phong trào “Trần Quốc Toản”
Góp phần thắng lợi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
I. Những con số về thành tích chín năm kháng chiến chống Pháp
- Chiến đấu bảo vệ quê hương
Đánh 1.456 trận tiêu diệt và làm bị thương 3.391 tên địch bắt sống 2326 tên thu 1416 khẩu súng
- Phục vụ tiền tuyến :
+ Thanh niên nhập ngũ : 56.792 người
+ Thanh niên xung phong: 6.321 người
+ Dân công phục vụ kháng chiến: 34.177.233 ngày công
+ Xe đạp thồ: 11.000 chiếc
+ Thuyền các loại : 1.300 chiếc
+ Công phiếu kháng chiến: 42.662.120 đồng
+ Công trái quốc gia: 1.334.914.200 đồng

Khen thưởng :
+ Hai cờ “Thi đua phục vụ khá nhất” của Hồ Chủ tịch
+ 5 anh hùng liệt sĩ quân đội, 2 anh hùng nông nghiệp, 2 chiến sĩ thi đua toàn quốc
+ Huân chương các loại: 167 cái
-Thiệt hại:
+ Địch ném bom: 2.286 vụ với 15.365 quả bắn phá 3.069 vụ
+ Nhân dân chết 5.190 người, bị thương 2.167 người
+ Bộ đội hy sinh: 4.500 người, từ trần 2.100 người
+ Thương binh các loại: 3.405 người
+ Trâu bò bị chết, bị cướp: 4000 con
+ Kho tàng bị phá: 194 cái, cháy 1.064 tấn gạo
II. Những con số về tổn thất, thành tích 20 năm kháng chiến chống Mĩ:
1. Tội ác của đế quốc Mĩ:
Huyện và thị xã bị đánh phá : 100%;
xã : 84,9%
Mỹ ném bom xuống Thanh Hoá hơn 20 vạn tấn bom, bắn trên biển 43.809 quả đạn.
- Giết hại: 8.287 người, làm bị thương 12.984 người.
2. Thành tích chiến đấu của quân dân Thanh Hoá:

- Trên không : Đánh 9.983 trận, bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái.
Trên biển: Đánh 175 trận, bắn chìm, cháy 57 tàu
Thanh niên nhập ngũ:
+ Từ 1955-1964: 31.229 thanh niên
+Từ 1965-1975: 195.853 thanh niên
Tổng số liệt sĩ 43.505 người
- Thương binh: 19. 225 người
3. Những phần thưởng cao quý qua hai cuộc kháng chiến:
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
+ 15 đơn vị
+ 76 cá nhân
- Bà mẹ Việt nam anh hùng: 1.125 mẹ
Cầu Hàm rồng trước khi bị đánh sập
Cầu Hàm rồng bị bom Mỹ đánh sập
Cầu phao Hàm Rồng
Cầu phao Hàm Rồng
Phi công Mỹ bị bắn rơi tại Hàm Rồng
Anh hùng Ngô Thị Tuyển
Anh Cao Tỵ, chở 750kg hàng một chuyến xe đạp thồ
Bộ đội Hải quân chiến đấu bảo vệ cầu
Phi côngTrần Hanh bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng
Sửa chữa cầu đảm bảo thông đường
Nhà máy Nhiệt điện Hàm Rồng
Thanh niên Thanh Hóa nhập ngũ vào Miền Nam chiến đấu
Bác Phạm Văn Đồng về thăm Thanh Hóa
Thiếu tướng
Anh hùng Quân đội
Lê Mã Lương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Xuân Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)