Lích sử địa phương : Thành Cổ Loa

Chia sẻ bởi lê thị hoàng anh | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Lích sử địa phương : Thành Cổ Loa thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Ngày dạy:

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
THÀNH CỔ LOA


I, Mục tiêu :
Kiến thức:HS thấy được giá trị thành Cổ Loa.
- Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của nước Âu Lạc.
- Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta.
Kĩ năng :
Quan sát các di tích lịch sử của Cổ Loa, xác định vị trí cuả Thành Cổ Loa trên bản đồ.
Sưu tầm tài liệu, quan sát tranh ảnh, hiện vật.
Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm .
Thái độ :
Tự hào về truyền thống yêu nước hào hùng của ông cha ta.
Trân trọng giữ gìn những di tích lịch sử của dân tộc.
GD HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng,
GD HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống, phải kiên quyết giữ gìn độc lập
II, Chuẩn bị :
Về phía giáo viên :
Giáo án
Tài liệu, tranh ảnh về lịch sử thành Cổ Loa
Sơ đồ các vòng Thành Cổ Loa.
Máy chiếu.

Về phía học sinh :
Chuẩn bị tư liệu về Thành Cổ Loa, các câu chuyện lịch sử
Đọc trước bài.
Quan sát kênh hình trong sgk.
III, Tiến trình dạy học:
Ôn định lớp :
Giới thiệu bài mới :
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.
Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Vị trí địa lí.
- GV cho HS quan sát sơ đồ khu vực Cổ Loa.
-Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
-Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp.
? Việc dời đô từ Phong Châu về đây có ý nghĩa như thế nào ?
-Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Hoạt động 2 : Cấu trúc thành Cổ Loa.

- Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
- GV Thành Cổ Loa được xây bằng gì ?
- GV treo sơ đồ cấu trúc Thành Cổ Loa.
- GV mô tả về cấu trúc Thành Cổ Loa qua sơ đồ.
+ gồm 9 vòng xoáy trôn ốc
+Thành nội
+Thành trung
+Thành ngoài
-GV gọi HS lên nhìn bản đồ mô tả lại cấu trúc Thành Cổ Loa.

Hoạt động 3: Gía trị của Thành Cổ Loa.

- Về mặt quân sự,thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm.
- Về mặt xã hội, chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy.
- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa.
- GV hỏi HS những nét văn hóa độc đáo tại Cổ Loa hiện nay ?

Hoạt động 4: Di vật khảo cổ.
- Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương.
- Các nhà khảo cổ đã phát hiện được di tích nơi cư trú đã tồn tại trước khi xây dựng thành Cổ Loa thuộc buổi đầu thời đại đồ sắt.


- HS quan sát hình ảnh.
-Học sinh nghe và theo dõi bản đồ.



















-HS suy nghĩ trả lời.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị hoàng anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)