Lịch sử địa phương Thái Bình

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Dương | Ngày 11/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: lịch sử địa phương Thái Bình thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Lịch sử địa phương Thái Bình từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

Bài 1: Quá trình mở mang, phát triển miền đất Thái Bình

A.Mục tiêu bài học
Nhằm giáo dục HS truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương. Có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử , đồng thời qua việc giảng dạy bài này HS sẽ hiểu rõ hơn về quá trình mở mang, phát triển miền đất Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
B. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm tư liệu về Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
- HS : Chuẩn bị bài
C.Tiến trình bài học
1. Miềm đất từ Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
Trước khi thành lập tỉnh Thái Bình 1890, miền đất Thái Bình không ngừng được mở mang, phát triển theo thời gian. Qua các triều đại phong kiến từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX, miền đất này có nhiều thay đổi.
Thế kỷ X, thờ Ngô- Đinh- Tiền Lê, miền đất này thuộc đất Đằng Châu. Triều vua Lê Ngoạ Triều( 1005-1009) Đằng Châu được đổi thành phủ Thái Bình. Thế kỷ XI nhà Lý chia đất nước thành 24 lộ, phủ. Miền đất Thái Bình thuộc 2 lộ Long Hưng và Kiến Xương. Thế kỷ XIII, nhà Trần chia nước ta thành 12 lộ, phủ. Miền đầt Thái Bình thuộc phủ Long Hưng, Kiến Xương và An Tiêm. Thế kỷ XV nhà Lê sơ chia nước ta thành các đạo. Miền đất Thái Bình thuộc Nam Đạo, đến 1741 đổi là đạo Sơn Nam. Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi trấn Sơn Nam hạ thành Nam Định, rồi bỏ trấn lập tỉnh. Miền đất Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định và Hưng Yên cho đến năm 1890 thành lập tỉnh mới Thái Bình.
2.Quá trình lao động cần cù, sáng tạo để nở mang, cải tạo đất, xây dựng quê hương của nhân dân Thái Bình(từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX)
- Từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX, là thời kỳ xây dựng phát triển quốc gia phong kiến dân tộc. Miền đất thuộc Thái Bình liên tục được mở mang, bồi đắp và cải tạo để trở thành vùng đất màu mỡ, thình vượng.
- Thế kỷ XIII, nhà Trần chú trọng việc đào sông, đắp đê và đẩy mạnh khai hoang mở lộ. Những chứng tích về đắp đê khai hoang đời Trần hiện còn như đê Đỉnh Nhĩ ven sông Hồng, cột mốc Đa Bối và chứng tích gia phả ở Thái Ninh, Kiến Xương đã chứng tỏ điều đó.
- Đầu thế kỷ XIX, dưới triền Nguyễn, công cuộc quai đê lấn biển được tiến hành khẩn trương hơn. Triều vua Minh Mạng, năm 1828 đã cử Doanh điền Nguyễn Công Trứ mộ dân nghèo quai đê lấn biển bãi triều Tiền Châu( tục gọi là Cồn Tiên) thuộc huyện Chân Định, phủ Kiến Xương lập ra huyện Tiền Hải. Cùng với việc đắp đê và lấn biển, đến cuối thế kỷ XIX ngoài 5 con sông thiên tạo, ông cha ta đã đào đắp thêm hơn 60 con sông, kênh để thau chua rửa mặn, mang nước ngọt tưới cho cây trồng.



Bài 2: Tình hình chính trị xã hội và các cuộc khởi nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)