Lich sử địa phương lớp 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng | Ngày 29/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Lich sử địa phương lớp 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Lớp 7- Lịch sử địa phương
Thăng Long từ thời nhà Mạc đến thời Tây Sơn
Nguyễn Thị Hồng- THCS Bình Yên
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Tiết 62.Thăng Long từ thời Mạc đến thời Tây Sơn


1.Quy hoạch Thăng Long thời Mạc
(1527-1592)và Lê- Trịnh (1533-1786)

Đông Kinh trở lại tên gọi cũ là Thăng Long
- Quy hoạch Thăng Long có những nét mới
+ Hoàng thành và cung thành hầu như không thay đổi.
+ Hoàng thành cũ vua Lê ở
+ Khu phủ chúa (phía Tây hồ Hoàn Kiếm) chúa Trịnh ở
 
*Thăng Long thời Mạc

Họ Mạc lập ra một triều đại mới, Mạc Đăng Dung có quyền lực hơn cả.
Thành Nhà Mạc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của Lạng Sơn. Nơi đây đã từng trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến chống quân xâm lược, là minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân Việt Nam nói chung và người Xứ Lạng Sơn nói riêng.

Tình hình Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện, kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá.
Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn.


Thành nhà Mạc


2. Kinh tế Thăng Long
 

Gốm Chu Đậu thời Mạc
Chùa Chấn Quốc
Lúc này rất nhiều công trình được xây dựng: chùa Trấn Quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu.. Nhiều kiến trúc mới: phủ Chúa và kiến trúc ven hồ Hoàn Kiếm.
Đầu ngói ống trang trí rồng thời Mạc
Tiền đồng thời Mạc


-Thành thị phát triển phồn thịnh
- Dân số tăng nhanh
- Các nghề thủ công nhiều
- Chợ mọc lên nhiều nơi.
 

- Đường phố cửa hiệu tấp nập
3,Thăng Long thời Tây Sơn ( 1786- 1802)
Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ chúa Trịnh. Ngày 21 -7 - 1786 quân Tây Sơn đã làm chủ Thăng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 năm (1545 - 1786), trong đó có 194 năm ở Thăng Long bị lật nhào. Bằng chiến công này, quân Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ. Chính quyền được trao lại cho vua Lê, Nguyễn Huệ về Nam mang theo người con gái Hà thành. Thăng Long tưng bừng chứng kiến một đám cưới chưa từng có trong lịch sử của công chúa Ngọc Hân và người anh hùng áo vải.

3 anh em:Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ có nhiều đóng góp cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
Tái hiện hình ảnh chiến binh thời Tây Sơn
Bảo tàng Quang Trung
Tượng vua Quang Trung
Quang Trung
Thuyền nhà Tây Sơn
Vũ khí thời Tây Sơn
Súng thời Tây Sơn
Trống da voi thời Tây Sơn
Họa tiết rồng thời Tây Sơn
Trống đồng
- Năm 1786 quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chúa Trịnh, sau đó 2 lần ra Bắc dẹp loạn
- Xuân Kỷ Dậu 1789 Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long

4.Vài nét về văn hóa:

– Tồn tại dòng tranh dân gian “Hàng Trống”
Thăng Long- Đông Kinh luôn gắn bó với tên tuổi các danh nhân:
1. Đoàn Thị Điểm
2.Ngô Thì Nhậm
3.Lê Qúy Đôn
4.Hồ Xuân Hương
5. Đặng Trần Côn
6. Ngô Thì Sĩ
7. Nguyễn Du
 
Ý nghĩa bức tranh (lý ngư vọng nguyệt)
+ kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh này là một hình tượng qui ước. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho những ảo ảnh trong cuộc sống, còn những giá trị thực sự thì phải như mặt trăng tròn. Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về giá trị đích thực, mà lại chỉ nhìn vào những hư ảo của cuộc đời. Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế nhân: Đừng nhìn vào những hư ảo trong cuộc đời mà hãy tìm về những giá trị đích thực, tìm về sự hoàn thiện, viên mãn thật sự của con người.








Trong phong thủy thì cá chép đại diện cho Thuỷ Khí, tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho những người theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Treo tranh cá chép sẽ tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.
-
Câu hỏi và bài tập:
Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì??
a, Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta
b, Tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
c, Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của vua Quang Trung và bộ chỉ huy
d, Cả 3 phương án trên
Tiết học đến đây là kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)