Lịch sử địa phương lớp 10

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Sơn | Ngày 27/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương lớp 10 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kính chào thầy cô và các bạn học sinh lớp 10a3
Lịch sử địa phương
đến với bài giới thiệu
Nhóm 1
Vẻ đẹp thủ đô Hà Nội khiến du khách nước
ngoài bất ngờ và thích thú
Oh My God!!!
Cả động vật
cũng phải
chết vì tình
Và cả người Việt Nam cũng phát cuồng vì vẻ đẹp của đất nước mình
Ôppaaaaaaaa……..!Đợi em với!
Tất cả là nhờ những cảnh đẹp ở Việt Nam và hơn hết là ở Hà Nội
Đi tìm Nơi nào đẹp nhất!
Đầu tiên là hoàng thành Thăng long

Lịch sử
Hoàng thành Thăng Long
 là quần thể di tích gắn với
lịch sử kinh thànhThăng
Long- Hà Nội bắt đầu từ thời
kỳ từ tiền Thăng Long(An
Nam đô hộ phủ thế kỷ VII)
qua thời Đinh - Tiền Lê, phát
triển mạnh dưới thờiLý, Trần,
 Lê và thnh Hà Nội dưới triều
Nguyễn. Đây là công trình
kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích
Việt Nam.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý (1009 - 1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2/11 Kỷ Dậu (21/11/1009). Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa thu năm đó, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
Toàn cảnh Hoàng Thành.
Vị trí địa lý
Khu di tích trung tâm
Hoàng thành Thăng Long –
Hà Nội có tổng diện tích
18,395ha. Cụm di tích này
nằm ở quận Ba Đình và
được giới hạn bởi phía bắc
là đường Phan Đình
Phùng; phía nam là đường
Bắc Sơn và nhà Quốc hội;
phía tây là đường Hoàng
Diệu, đường Độc Lập và
nhà Quốc hội; phía tây
nam là đường Điện Biên
Phủ và phía đông là đường
Nguyễn Tri Phương.
Bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.
Mời các bạn chiêm ngưỡng một số bức ảnh mà chung tôi sưu tập được!
Nó đây!
Giếng nước thời Trần, gạch ghép rất kỹ thuật và kiên cố
Một phần của khu di tích 18 Hoàng Diệu.
Gạch làm bằng đất nung trang trí hoa cúc
Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều Gia Long cùng lúc xây thành Hà Nội

Xưa
Nay
Đoan Môn
Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ.
Điện Kính Thiên
Phòng họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong hầm ngầm D67

Nhà D67 - nơi đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam
Khung cảnh Hậu Lâu xưa (là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội
Hồ Gươm
Lịch sử
Cách đây khoảng 6 thế kỷ,
dựa theo bản đồ thời Hồng
Đức thì phần lớn xung quanh
kinh thành khi ấy là nước. Hồ
Hoàn Kiếm là một phân lưu
sông Hồng chảy qua vị trí của
các phố ngày nay như Hàng
Đào, Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Hàng Chuối.
Tiếp đó đổ ra nhánh chính
của sông Hồng. Nơi rộng
nhất phân lưu này hình thành
nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.

Vị trí địa lý
Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết
nối giữa khu phố cổ gồm
các phố Hàng Ngang, Hàng
Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn
Can, Lò Sũ... với khu phố
Tây do người Pháp quy
hoạch cách đây hơn một
thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà
Thờ, Tràng Thi, Hàng
Bài, Đinh Tiên Hoàng, 
Tràng Tiền,Hàng
Khay, Bà Triệu.
Di tích liên quan:
Tháp Hoà Phong
Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn
Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp [12]. Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.
Tháp Rùa
Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn.
Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm"
Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm bảy tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.
Tháp Bút
Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.
Đài Nghiên
Chùa Một Cột
Tiếp đến là
Lịch sử
Chùa Một Cột được
vua Lý Thái Tông cho
khởi công xây dựng vào
mùa đông tháng mười
(âm lịch) năm Kỷ
Sửu 1049, niên
hiệu Sùng Hưng Đại
Bảo thứ nhất.
Vị trí địa lý
Chùa Một Cột hay Chùa
Mật (gọi theo Hán-Việt là
Nhất Trụ tháp), còn có tên
khác là Diên Hựu tự,
hoặc Liên Hoa Đài ( "đài
hoa sen"), là một ngôi chùa
nằm giữa lòng thủ đô Hà
Nội. Đây là ngôi chùa có
kiến trúc độc đáo ở Việt
Nam.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Kiến Trúc: Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay
Cấu trúc chùa
Một Cột
Cổng chính chùa
Một Cột
Nghệ thuật kiến trúc
Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối
Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.
Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt.
=> không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa
Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng chầu Mặt Trăng) trang trí nóc mái.
Hình cá chép trang trí mái đầu đao.
Nữa nè!
Bậc thang dẫn lên chính điện.
Biểu tượng chùa còn có
Trên Tiền
Trên Tem
Biểu Tượng:Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam:
Hơn thế, Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột:
Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung Tâm Văn Hóa - Thương Mại và Khách Sạn "Hà Nội - Matxcova", là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay
Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn
đã chú ý đón xem
Chương trình với sự tham gia của các bạn:
Nguyễn Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Hải Yến
Đinh Nguyên Hạnh
Nguyễn Trí Sơn
Hoàng Văn Sơn
Nguyễn Thị Nụ
Nguyễn Thị Hiền
Bùi Thi Thu Phương
Tạ Đăng Trí
Nguyễn Thị Hường
Đỗ Thị Hồng Vân
Bùi Phương Anh
Goodbye!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)