Lịch sử địa phương huyện Kinh Môn- Tỉnh Hải Dương
Chia sẻ bởi Trần Thùy Dương |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương huyện Kinh Môn- Tỉnh Hải Dương thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo tới dự tiết học chuyên đề phần Lịch sử địa phương! Chúc các thầy cô mạnh khoẻ, công tác tốt! Chúc các em học sinh ngoan ngoãn, học giỏi!.
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo tới dự tiết học chuyên đề phần Lịch sử địa phương
Trường tiểu học Duy Tân
Năm học 2008 - 2009
Thứ nam ngày 2 tháng 4 năm 2009
L?ch s?
+ Hãy nêu tên xã, huyện, tỉnh nơi em đang sinh sống?
+ Hóy k? m?t vi nột v? quờ huong Duy tõn m em bi?t?
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
Lịch sử
Di tích và danh thắng An Phụ
Dãy núi An Phụ (còn gọi là Yên Phụ) có chiều dài khoảng 17 km, đỉnh cao tới 246 m, kéo dài từ Tây sang Đông. An Phụ như một bức tường thành kì vĩ ngăn cách giữa miền núi và đồng bằng. Xưa kia An Phụ là núi tổ trong các núi của huyện Giáp Sơn, nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đỉnh núi chia làm hai ngọn tương đối bằng phẳng, sườn thoải. Từ đỉnh An Phụ nhìn về phía Đông Bắc là hang động Kính Chủ. Phía Tây Nam là những cánh đồng bát ngát, xen lẫn làng mạc, sông ngòi uốn lượn tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, sinh động. Cách núi không xa là đình Huề Trì, nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh- nữ tướng của Hai Bà Trưng. Dãy núi An Phụ cùng với động Kính Chủ- đình Huề Trì tạo nên một quần thể di tích lịch sử văn hoá, một thắng cảnh du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng.
+ Di tích An Phụ thuộc xã nào?
+ Nêu điều kiện tự nhiên của di tích?
Chùa Tường Vân (còn gọi là chùa An Phụ hay chùa Cao) nằm giữa hai đỉnh núi, là nơi thờ Phật. Đây là ngôi chùa cổ kính được trùng tu vào thời Hoàng Định (1600- 1619). Những thế kỉ sau chùa tiếp tục được tu sửa nhiều lần, tạo nên cảnh “Đào Nguyên”. Bên chùa là trụ Kình Thiên (Trụ đá chọc trời), có cách đây hàng thế kỉ. Xung quanh chùa vẫn còn nhiều loại cây cảnh xanh tốt quanh năm: cây đa, sung, cọ, dừa, đặc biệt là hai cây đại có tuổi thọ hàng thế kỉ. Trước chùa là hai giếng nước, tương truyền rằng trước đây hai giếng nước ở rất gần nhau nhưng một giếng nước trong, một giếng nước đục. Cách chùa 100m có một khoảng đất trống bằng phẳng xung quanh kè đá là bàn cờ tiên. Khung cảnh thiên nhiên thật thơ mộng. Đến nơi đây, du khách sẽ có một cảm giác yên bình, thanh tịnh.
+ Chùa Tường Vân là ngôi chùa như thế nào?
+ Cảnh xung quanh chùa có gì đẹp?
Cây đại đã được trồng hàng thế kỉ.
Cây đa cổ thụ cạnh chùa Tường Vân
Hoa Hải đường- một loài hoa quý!
Giếng mắt Rồng
Trên đỉnh núi phía Nam là ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu- thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (còn gọi là đền Cao). Trần Liễu sinh năm 1211, mất năm 1251, vợ là Thiên Đạo Quốc Mẫu. Sau khi mất, ông được nhân dân lập đền thờ trên dãy núi An Phụ. Kể từ khi khởi dựng, đền đã được trùng tu và tái tạo nhiều lần. Hiện đền còn một số di tích: câu đối, đại tự ca ngợi thắng cảnh An Phụ và công đức Trần Liễu. Đền cũng còn tấm bia nói về quá trình trùng tu di tích, và một số bộ đồ lễ do khách thập phương cung tiến. Kỉ niệm ngày mất của ông- ngày 1 tháng 4 âm lịch hằng năm trở thành ngày hội của đền Cao. Cứ vào ngày này, du khách thập phương lại tấp nập tìm về đền Cao để dâng hương, tưởng niệm bậc hiền nhân đã sinh ra người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
+ Đền Cao là ngôi đền thờ ai?
+ Lễ hội đền Cao diễn ra khi nào?
+ Việc tổ chức lễ hội có ý nghĩa gì?
Câu đối và đại tự trong đền Cao
Đồ thờ nhân dân cung tiến.
Rồng đá cạnh đền Cao
Trên tuyến hành hương lên đền, chùa An Phụ, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng đài Trần Hưng đạo- một danh tướng đời Trần đã từng ba lần đại phá quân Nguyên. Ông còn được nhân dân tôn là Đức Thành Trần. Tượng đài của Ông đặt trên đỉnh núi có độ cao gần 200m, thấp hơn đền cha- An Sinh Vương Trần Liễu chừng 50m.
+ Trần Quốc Tuấn là người như thế nào?
Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài như toà ngọc sừng sững giữa mảnh trời xanh, tượng được tạc bằng đá núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7 m, đặt trên bệ cao 3m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, được khánh thành ngày 18/8 năm Mậu Dần (8/10/1998) đúng dịp kỉ niệm 698 năm ngày mất của Đại Vương. Với tư thế đứng hiên ngang, hướng nhìn về phía Đông, chân dung quắc thước, nhân hậu, tay trái tì đốc kiếm, tay phải cầm cuốn thư, thể hiện tính văn võ song toàn, tự tin, chí nhân, chí trung, chí hiếu, đồng thời như nhắc nhở các thế hệ phải cảnh giác, tự tin, giữ lấy biển trời gấm vóc Việt Nam.
+ Hãy miêu tả vẻ đẹp của tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?
- Tạc bằng đá xanh núi Nhồi (Thanh Hoá).
- Cao: 9,7 m.
- Bệ cao: 3 m.
- Gồm 65 viên, chia thành 8 thớt.
- Khánh thành ngày 18/8 năm Mậu Dần ( 8/10/1998)
Bên phải pho tượng là hàng cây đại xanh tươi, bên trái là bức phù điêu - một bức tranh truyện, tái hiện cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện chống giặc Nguyên Mông từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Đây cũng là một công trình khá độc đáo của nước ta hiện nay. Phù điêu dài 45m, cao trung bình 2,5 m gồm 526 viên- như một bức tường thành tạo sự ấm cúng và thiêng liêng cho nhân dân và du khách mỗi khi đến đây thăm viếng.
+ Miêu tả vẻ đẹp của bức phù điêu cạnh tượng đài?
Là một bức tranh truyện.
Dài 45m, cao trung bình 2,5m, gồm 526 viên.
Như một bức tường thành tạo sự ấm cúng và thiêng liêng
An Phụ cảnh quan sơn thuỷ hữu tình- một quần thể di tích lịch sử, một công trình kiến trúc độc đáo, góp phần giáo dục con cháu đời sau phải “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn những người đã có công lớn đối với đất nước; đồng thời là nơi thu hút khách đến tham quan, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh kì thú của thiên nhiên.
+ Di tích lịch sử An Phụ có ý nghĩa gì?
+ Địa phương em có di tích lịch sử nào? Hãy miêu tả?
Trò chơi: Em tập làm hướng dẫn viên.
Trò chơi này cần 3 người chơi, các em còn lại sẽ làm giám khảo. Có 3 bức ảnh trên màn hình. Mỗi em sẽ phải quan sát kĩ màn hình xem đó là bức ảnh minh hoạ điều gì. Sau đó sẽ giới thiệu cho khách du lịch ( là các thầy cô và các bạn) biết. Sau khi cả 3 em giới thiệu xong, ban giám khảo là các bạn sẽ bình chọn ra bạn hướng dẫn viên xuất sắc nhất. Thời gian cho mỗi bạn thực hiện phần thi của mình là 2 phút.
Nào, chúng ta cùng bắt đầu!
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
Lịch sử
Di tích và danh thắng An Phụ
An Phụ cảnh quan sơn thuỷ hữu tình- một quần thể di tích lịch sử, một công trình kiến trúc độc đáo, góp phần giáo dục con cháu đời sau phải “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn những người đã có công lớn đối với đất nước; đồng thời là nơi thu hút khách đến tham quan, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh kì thú của thiên nhiên.
Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh. Kính chúc các thầy giáo cô giáo cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các em học sinh ngoan ngoãn, học giỏi!
Tạm biệt!
Hẹn gặp lại!
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo tới dự tiết học chuyên đề phần Lịch sử địa phương
Trường tiểu học Duy Tân
Năm học 2008 - 2009
Thứ nam ngày 2 tháng 4 năm 2009
L?ch s?
+ Hãy nêu tên xã, huyện, tỉnh nơi em đang sinh sống?
+ Hóy k? m?t vi nột v? quờ huong Duy tõn m em bi?t?
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
Lịch sử
Di tích và danh thắng An Phụ
Dãy núi An Phụ (còn gọi là Yên Phụ) có chiều dài khoảng 17 km, đỉnh cao tới 246 m, kéo dài từ Tây sang Đông. An Phụ như một bức tường thành kì vĩ ngăn cách giữa miền núi và đồng bằng. Xưa kia An Phụ là núi tổ trong các núi của huyện Giáp Sơn, nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đỉnh núi chia làm hai ngọn tương đối bằng phẳng, sườn thoải. Từ đỉnh An Phụ nhìn về phía Đông Bắc là hang động Kính Chủ. Phía Tây Nam là những cánh đồng bát ngát, xen lẫn làng mạc, sông ngòi uốn lượn tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, sinh động. Cách núi không xa là đình Huề Trì, nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh- nữ tướng của Hai Bà Trưng. Dãy núi An Phụ cùng với động Kính Chủ- đình Huề Trì tạo nên một quần thể di tích lịch sử văn hoá, một thắng cảnh du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng.
+ Di tích An Phụ thuộc xã nào?
+ Nêu điều kiện tự nhiên của di tích?
Chùa Tường Vân (còn gọi là chùa An Phụ hay chùa Cao) nằm giữa hai đỉnh núi, là nơi thờ Phật. Đây là ngôi chùa cổ kính được trùng tu vào thời Hoàng Định (1600- 1619). Những thế kỉ sau chùa tiếp tục được tu sửa nhiều lần, tạo nên cảnh “Đào Nguyên”. Bên chùa là trụ Kình Thiên (Trụ đá chọc trời), có cách đây hàng thế kỉ. Xung quanh chùa vẫn còn nhiều loại cây cảnh xanh tốt quanh năm: cây đa, sung, cọ, dừa, đặc biệt là hai cây đại có tuổi thọ hàng thế kỉ. Trước chùa là hai giếng nước, tương truyền rằng trước đây hai giếng nước ở rất gần nhau nhưng một giếng nước trong, một giếng nước đục. Cách chùa 100m có một khoảng đất trống bằng phẳng xung quanh kè đá là bàn cờ tiên. Khung cảnh thiên nhiên thật thơ mộng. Đến nơi đây, du khách sẽ có một cảm giác yên bình, thanh tịnh.
+ Chùa Tường Vân là ngôi chùa như thế nào?
+ Cảnh xung quanh chùa có gì đẹp?
Cây đại đã được trồng hàng thế kỉ.
Cây đa cổ thụ cạnh chùa Tường Vân
Hoa Hải đường- một loài hoa quý!
Giếng mắt Rồng
Trên đỉnh núi phía Nam là ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu- thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (còn gọi là đền Cao). Trần Liễu sinh năm 1211, mất năm 1251, vợ là Thiên Đạo Quốc Mẫu. Sau khi mất, ông được nhân dân lập đền thờ trên dãy núi An Phụ. Kể từ khi khởi dựng, đền đã được trùng tu và tái tạo nhiều lần. Hiện đền còn một số di tích: câu đối, đại tự ca ngợi thắng cảnh An Phụ và công đức Trần Liễu. Đền cũng còn tấm bia nói về quá trình trùng tu di tích, và một số bộ đồ lễ do khách thập phương cung tiến. Kỉ niệm ngày mất của ông- ngày 1 tháng 4 âm lịch hằng năm trở thành ngày hội của đền Cao. Cứ vào ngày này, du khách thập phương lại tấp nập tìm về đền Cao để dâng hương, tưởng niệm bậc hiền nhân đã sinh ra người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
+ Đền Cao là ngôi đền thờ ai?
+ Lễ hội đền Cao diễn ra khi nào?
+ Việc tổ chức lễ hội có ý nghĩa gì?
Câu đối và đại tự trong đền Cao
Đồ thờ nhân dân cung tiến.
Rồng đá cạnh đền Cao
Trên tuyến hành hương lên đền, chùa An Phụ, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng đài Trần Hưng đạo- một danh tướng đời Trần đã từng ba lần đại phá quân Nguyên. Ông còn được nhân dân tôn là Đức Thành Trần. Tượng đài của Ông đặt trên đỉnh núi có độ cao gần 200m, thấp hơn đền cha- An Sinh Vương Trần Liễu chừng 50m.
+ Trần Quốc Tuấn là người như thế nào?
Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Tượng đài như toà ngọc sừng sững giữa mảnh trời xanh, tượng được tạc bằng đá núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7 m, đặt trên bệ cao 3m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, được khánh thành ngày 18/8 năm Mậu Dần (8/10/1998) đúng dịp kỉ niệm 698 năm ngày mất của Đại Vương. Với tư thế đứng hiên ngang, hướng nhìn về phía Đông, chân dung quắc thước, nhân hậu, tay trái tì đốc kiếm, tay phải cầm cuốn thư, thể hiện tính văn võ song toàn, tự tin, chí nhân, chí trung, chí hiếu, đồng thời như nhắc nhở các thế hệ phải cảnh giác, tự tin, giữ lấy biển trời gấm vóc Việt Nam.
+ Hãy miêu tả vẻ đẹp của tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?
- Tạc bằng đá xanh núi Nhồi (Thanh Hoá).
- Cao: 9,7 m.
- Bệ cao: 3 m.
- Gồm 65 viên, chia thành 8 thớt.
- Khánh thành ngày 18/8 năm Mậu Dần ( 8/10/1998)
Bên phải pho tượng là hàng cây đại xanh tươi, bên trái là bức phù điêu - một bức tranh truyện, tái hiện cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện chống giặc Nguyên Mông từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Đây cũng là một công trình khá độc đáo của nước ta hiện nay. Phù điêu dài 45m, cao trung bình 2,5 m gồm 526 viên- như một bức tường thành tạo sự ấm cúng và thiêng liêng cho nhân dân và du khách mỗi khi đến đây thăm viếng.
+ Miêu tả vẻ đẹp của bức phù điêu cạnh tượng đài?
Là một bức tranh truyện.
Dài 45m, cao trung bình 2,5m, gồm 526 viên.
Như một bức tường thành tạo sự ấm cúng và thiêng liêng
An Phụ cảnh quan sơn thuỷ hữu tình- một quần thể di tích lịch sử, một công trình kiến trúc độc đáo, góp phần giáo dục con cháu đời sau phải “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn những người đã có công lớn đối với đất nước; đồng thời là nơi thu hút khách đến tham quan, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh kì thú của thiên nhiên.
+ Di tích lịch sử An Phụ có ý nghĩa gì?
+ Địa phương em có di tích lịch sử nào? Hãy miêu tả?
Trò chơi: Em tập làm hướng dẫn viên.
Trò chơi này cần 3 người chơi, các em còn lại sẽ làm giám khảo. Có 3 bức ảnh trên màn hình. Mỗi em sẽ phải quan sát kĩ màn hình xem đó là bức ảnh minh hoạ điều gì. Sau đó sẽ giới thiệu cho khách du lịch ( là các thầy cô và các bạn) biết. Sau khi cả 3 em giới thiệu xong, ban giám khảo là các bạn sẽ bình chọn ra bạn hướng dẫn viên xuất sắc nhất. Thời gian cho mỗi bạn thực hiện phần thi của mình là 2 phút.
Nào, chúng ta cùng bắt đầu!
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
Lịch sử
Di tích và danh thắng An Phụ
An Phụ cảnh quan sơn thuỷ hữu tình- một quần thể di tích lịch sử, một công trình kiến trúc độc đáo, góp phần giáo dục con cháu đời sau phải “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn những người đã có công lớn đối với đất nước; đồng thời là nơi thu hút khách đến tham quan, chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh kì thú của thiên nhiên.
Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh. Kính chúc các thầy giáo cô giáo cùng gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các em học sinh ngoan ngoãn, học giỏi!
Tạm biệt!
Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thùy Dương
Dung lượng: 7,40MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)