Lịch sử Địa phương_Đinh Bộ Lĩnh

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hương Lan | Ngày 27/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Địa phương_Đinh Bộ Lĩnh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐINH BỘ LĨNH
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Người thực hiện: PHẠM THỊ HƯƠNG LAN
Tổ Xã hội I
Trường THPT Gia Viễn B
TƯỢNG ĐINH BỘ LĨNH TẠI ĐỀN THỜ ĐINH TIÊN HOÀNG, KHU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ
Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh
Tại xã Gia Phương, huyện Gia Viễn
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng
Tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư
+ Bên cạnh đó, còn có Điềm(Đàm) Xá, Điềm Giang thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn. Tại đây có sông Đại Hoàng liên quan đến việc bị chú đuổi...
+ Theo An Nam kỷ yếu giải thích Động Hoa Lư thuộc huyện Lê Bình(nay là huyện Gia Viễn).
+ Theo Đại Việt sử ký và Đại Việt sử lược thì cho rằng Động Hoa Lư thuộc hai xã Uy Viễn và Uy Tế.
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 924, tại xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
1. THÂN THẾ
- Đinh Bộ Lĩnh sinh được 4 người con, 3 trai và 1 gái. Đinh Liễn, Đinh Toàn, Đinh Hạng Lang và công chúa Thất Kim.
+ Tích cờ lau.
+ Theo Đại Việt sử lược, sau khi cha mất Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ và năm bà lão vào ở trong núi.
- Cha là Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu. Mẹ là Đàm Thị Mỹ cũng sinh ra ở sứ này.
2. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT
- Sau chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 trước quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng Vương. Đến năm 945 thì Ngô Quyền mất. Lợi dụng điều đó, Dương Tam Kha(anh trai vợ) cướp ngôi nhưng không bình ổn được đất nước.
- Từ năm 945 đến 967 liên tiếp 12 xứ quân nổi dậy tranh chấp quyền lực trong cả nước, đẩy đất nước rơi vào thời kỳ loạn lạc.
- Đinh Bộ Lĩnh vốn là một người thông minh, có tài giữ binh quyền. Ông đã đứng lên chiêu mộ binh sĩ hùng cứ một phương. Đến năm 967, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai cả là Đinh Liễn đã dẹp được loạn 12 xứ quân.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh không dẫn quân về kinh thành mà ở lại quê mình xây dựng đất nước. Ông lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng(Vạn Thắng Vương) đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.
CỐ ĐÔ HOA LƯ


- Đinh Tiên Hoàng đã đi ngược lại quy định của phong kiến phương bắc, đã lập một lúc năm hậu trong đó có Dương Vân Nga là một người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi quê ở Nho Quan.
- Đinh Tiên Hoàng lên ngôi được 12 năm, thọ 56 tuổi nhưng rồi ông đã phạm phải một sai lầm khi lập con út là Hạng Lang làm thái tử.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Đinh Toàn 6 tuổi lên làm vua và người nhiếp chính là thái hậu Dương Vân Nga.
TOÀN CẢNH ĐỘNG HOA LƯ
Với những công lao mà Đinh Bộ Lĩnh đã làm cho đất nước ta, thì trong cuốn “Lịch sử nước ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Đến hồi thập nhị xứ quân
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh
Gia tài kiến thiết kinh dinh
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời
BUỔI CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hương Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)