Lịch sử địa phương ( Đền thờ HBT- Hà Nội)
Chia sẻ bởi Hải Nam |
Ngày 27/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương ( Đền thờ HBT- Hà Nội) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bài tập tìm hiểu các di tích lịch sử của thành phố Hà Nội
Nguyễn Hải Nam và đồng bọn
10A1
Đền thờ Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh, ngoại thành Hà Nội, quê hương của hai bà.
Đền thờ Hai Bà Trưng
Phường Đồng Nhân - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Còn gọi là đền Đồng Nhân
Cổng đền nhìn từ bên trong
Vị trí và thời gian xây dựng
Ðền Hai Bà thuộc phường Ðồng Nhân (Hà Nội). Hầu như ít người biết đến, có một ngôi đền cổ đã tồn tại 800 năm ở làng Ðồng Nhân Châu, ngoài đê sông Hồng (nay là phường Bạch Ðằng, quận Hai Bà Trưng) để ghi lại dấu tích Hai Bà hiển Thánh, còn gọi là Đền Đồng Nhân.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hai bà đã trẫm mình xuống sông tự vẫn. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, vua Lý An Tông giáng chỉ truyền cho dân làng lập đền thờ Hai Bà vào năm Ðại Ðịnh thứ ba (1142). Còn theo chính sử, sách Việt sử lược và Ðại việt sử ký toàn thư thì đền được làm vào mùa xuân năm 1160 tại phường Bố Cái. Như vậy, thời điểm dựng đền ở hai tài liệu ghi dù có cách nhau 18 năm, thì tựu trung lại là vào giữa thế kỷ 12.
Truyền thuyết gắn liền
Tương truyền sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên. Cũng theo huyền tích lưu truyền trong Trưng vương lưỡng vị thánh sắc thì sau khi dân làng rước tượng đá Hai Bà trên sông, Vua giáng chỉ truyền cho dân làng lập đền thờ Hai Bà Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ.
Quá trình xây dựng
Năm 1819, bãi Ðồng Nhân bị lở, triều Nguyễn cho phép dân làng dời đền vào khu Võ Miếu của làng Hoa Viên (sau đổi là Hương Viên) thuộc huyện Thọ Xương. Tấm bia đá do tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm 1840 ghi rõ: "Dân làng được ban cấp hơn sáu mẫu để lập đền làm nơi hương đèn thờ phụng. Việc ấy được vua xuống chỉ chuẩn y". Từ đó đến nay, đền thờ Hai Bà ở trong đê, ngày càng được tu sửa khang trang, trở thành di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Một số dân Ðồng Nhân Châu vào lập xóm mới, cho đến nay vẫn có tên Xóm Chùa, nay thuộc phường Ðồng Nhân …
Quá trình xây dựng
… Ở ngoài đê, dù đền đã di dời, dân làng Ðồng Nhân Châu vẫn dựng ngôi miếu thờ Hai Bà để ghi nhớ tích cũ. Lúc đầu, miếu được dựng ở đầu làng. Ðến thế kỷ 20, khi thực dân Pháp khai thác đất sông Hồng, lấp ao hồ để xây dựng Viện Pasteur và Bệnh viện Ðồn Thủy (nay là Viện 108), dân làng lại chuyển miếu vào giữa làng. Trải qua gần một thế kỷ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Ðồng Nhân Châu vẫn giữ gìn ngôi miếu cổ, đặt bài vị thờ vọng Hai Bà. Năm 1997, miếu Hai Bà được đại trùng tu khang trang trên khuôn viên cũ. Quần thể miếu gồm tam quan, nhà tiền tế và hậu cung, giữa hai cột trụ biểu của tam quan có bốn chữ Hán đắp nổi "Hùng liệt tinh linh" nghĩa là "Hồn thiêng anh hùng lẫm liệt". Trong miếu còn giữ được hương án, án thờ, long ngai chạm trổ hoa sen, chim phượng, đầu rồng mang nét đặc trưng của mỹ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 19. Trên tường có bốn đôi câu đối ca ngợi khí tiết và công đức Hai Bà. Dịch nghĩa: Phủ tía hiển bóng Tiên, gió xuân nơi gác điện làm sống dậy cả vũ khí/ Ðài mây sáng ngời dấu Thánh, sương gió trốn núi cao, tưới nhuần khắp muôn dân.
Cảnh quan
Đây là một ngôi đền kiến trúc theo lối xưa. Trước cửa đền là một cây đa lớn cành lá xum xuê tạo cho ngôi đền một vẻ linh tú, nghiêm trang. Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua bốn cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là khoảnh sân rộng, dưới bóng đa cổ thụ có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Văn bia do Dương Duy Thanh (1804 -1861), đốc học Hà Nội soạn năm 1848: "Dân làng được ban cấp hơn sáu mẫu để lập đền làm nơi hương đèn thờ phụng. Việc ấy được vua xuống chỉ chuẩn y".
Cảnh quan
Chùa Viên Minh
Trong đền có tượng Hai Bà, bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng. Hai bên là tượng 12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng, thu lại 65 thành trì ở Lĩnh Nam vào mùa xuân năm 40.Bên trái đền là ngôi chùa Viên Minh thờ Phật, cũng là ngôi chùa cổ.
Cảnh quan
Đền hiện còn lại nhiều hoạ tiết độc đáo
Lễ hội gắn liền
Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng Hai. Lễ hội bắt đầu bằng lễ mở cửa đền ngày mồng 3. Sáng ngày mồng 4 dân làng đã bắt đầu tế (là lễ nhập tịch). Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay. Theo tục cũ mọi việc dâng cúng trong hậu cung đều do các lão bà thực hiện.
Sau tế lễ, đến múa đèn. Tốp múa đèn gồm từ 10 đến 12 cô gái độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ và tầm vóc như nhau đã được tập luyện chu đáo. Tất cả các nữ vũ công này đều mặc áo dài đen, quần hồng, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn lụa màu. Mỗi người cầm trên hai tay hai đèn làm bằng đài gỗ, dán giấy màu xung quanh và thắp nến cháy sáng ở giữa. Tốp múa này sắp thành hàng trước hương án và múa uyển chuyển, lúc lên lúc xuống, lúc đan xen, lúc tách hàng theo tiếng trống cơm bập bùng nhịp nhàng của hai cô gái đánh bồng (do nam giới cải trang) làm nhịp cho điệu múa. Ngày mồng 6 rã hội có lễ dâng hương và đóng cửa đền.
Ý nghĩa lịch sử
Ngôi miếu cổ dựng trên nền miếu xưa, uy nghiêm bên sông Hồng, không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là chứng tích của tâm linh - tín ngưỡng - văn hóa dân tộc, trường tồn qua bao thăng trầm của lịch sử, ghi nhớ công đức Hai Bà.
Ngày 4 tháng 4 năm 1926, nhân dân Hà Nội đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, kích động tinh thần đoàn kết chống Pháp tại sân đền Đồng Nhân này.
Đền thờ Hai Bà Trưng
Thôn Hạ Lôi - Xã Mê Linh
Huyện Mê Linh - Hà Nội
Đền thờ hai bà tại Mê Linh
Lịch sử xây dựng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43 ) là một cuộc “Tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi” đầu tiên của nhân dân ta cách đây gần 20 thế kỷ, đã lật nhào hoàn toàn ách thống trị kéo dài 219 năm của phong kiến phương Bắc trên đất đai Văn Lang - Âu Lạc xưa.
Có thể coi thời đại Hai Bà Trưng là triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên (dù còn sơ khai) trong lịch sử dân tộc. Năm 43 (sau CN), vua Quang Vũ (nhà Hán) lại sai tướng giỏi là Mã Viện mang đại binh sang đánh chiếm nước ta, một lần nữa Hai Bà Trưng lại cùng nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt, biết thế giặc quá mạnh không địch nổi, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Đất nước rơi lại vào đêm trường nô lệ…
Lịch sử xây dựng
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân ta Việt Nam, làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh xã - Vĩnh Phúc ngày nay, vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương.
“Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là bá vương“ (Đại Nam quốc sử diễn ca)
Cảnh quan
Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh. Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn “Nhị Vị Đại Vương” đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an…
Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 – 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo.
Cảnh quan
Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống. Ngay phía sau đền có cây Lụa già thân rỗng, trước đây là hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh.
Có thể nói, Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Vĩnh Phúc và quần thể các di tích khảo cổ lịch sử, cách mạng xung quanh khu vực này là những di tích đặc biệt quý giá, vì nó không chỉ gắn liền với những thời kỳ lịch sử hào hùng, gắn liền với những danh nhân mở nước công tích như huyền thoại, mà những di tích như thành Ống, thành Dền, thành Vượn còn đang chứa đựng trong lòng nhiều điều bí ẩn đã bị lớp bụi của thời gian che lấp. Hi vọng trong tương lai, cùng với sự trợ giúp của Nhà nước và nhân dân, các nhà khảo cổ học sẽ còn cho chúng ta nhiều thông tin đầy đủ hơn về tổ tiên chúng ta cách đây 2000 năm đã đánh giặc và dựng nước như thế nào!
Ý nghĩa lịch sử
Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay có các công trình: Tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung. Phía ngoài hậu cung có cây Lụa già, là hộp thư bí mật tại đây những năm 1943- 1944, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.
Đây là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1980. Đất nước sau bao cơn binh lửa đã trở lại thanh bình và đang phát triển. Việc mở rộng tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử – cách mạng Đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh đã trở thành nhu cầu tinh thần to lớn của người dân cả nước.
Nghĩa vụ bảo tồn các di tích lịch sử
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những nét văn hoá tâm linh vẫn không thể thiếu, để các di tích lịch sử mang giá trị tâm linh tồn tại được lâu dài thì nhất thiết chúng ta phải biết giữ gìn bảo vệ và lên án tố cáo những hành vi xâm hại đến chúng…
Cảm ơn cô giáo và các bạn
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
Chúc các bạn học tốt môn lịch sử!!!
Người thực hiện
Nguyễn Hải Nam
Đồng Tấn Sang
Dương Hải Việt
Nguyễn Ngọc Minh
Hoàng Nam
Duy comon
Nguyễn Quang Anh
. hết
Nguyễn Hải Nam và đồng bọn
10A1
Đền thờ Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh, ngoại thành Hà Nội, quê hương của hai bà.
Đền thờ Hai Bà Trưng
Phường Đồng Nhân - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Còn gọi là đền Đồng Nhân
Cổng đền nhìn từ bên trong
Vị trí và thời gian xây dựng
Ðền Hai Bà thuộc phường Ðồng Nhân (Hà Nội). Hầu như ít người biết đến, có một ngôi đền cổ đã tồn tại 800 năm ở làng Ðồng Nhân Châu, ngoài đê sông Hồng (nay là phường Bạch Ðằng, quận Hai Bà Trưng) để ghi lại dấu tích Hai Bà hiển Thánh, còn gọi là Đền Đồng Nhân.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hai bà đã trẫm mình xuống sông tự vẫn. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, vua Lý An Tông giáng chỉ truyền cho dân làng lập đền thờ Hai Bà vào năm Ðại Ðịnh thứ ba (1142). Còn theo chính sử, sách Việt sử lược và Ðại việt sử ký toàn thư thì đền được làm vào mùa xuân năm 1160 tại phường Bố Cái. Như vậy, thời điểm dựng đền ở hai tài liệu ghi dù có cách nhau 18 năm, thì tựu trung lại là vào giữa thế kỷ 12.
Truyền thuyết gắn liền
Tương truyền sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên. Cũng theo huyền tích lưu truyền trong Trưng vương lưỡng vị thánh sắc thì sau khi dân làng rước tượng đá Hai Bà trên sông, Vua giáng chỉ truyền cho dân làng lập đền thờ Hai Bà Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ.
Quá trình xây dựng
Năm 1819, bãi Ðồng Nhân bị lở, triều Nguyễn cho phép dân làng dời đền vào khu Võ Miếu của làng Hoa Viên (sau đổi là Hương Viên) thuộc huyện Thọ Xương. Tấm bia đá do tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm 1840 ghi rõ: "Dân làng được ban cấp hơn sáu mẫu để lập đền làm nơi hương đèn thờ phụng. Việc ấy được vua xuống chỉ chuẩn y". Từ đó đến nay, đền thờ Hai Bà ở trong đê, ngày càng được tu sửa khang trang, trở thành di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Một số dân Ðồng Nhân Châu vào lập xóm mới, cho đến nay vẫn có tên Xóm Chùa, nay thuộc phường Ðồng Nhân …
Quá trình xây dựng
… Ở ngoài đê, dù đền đã di dời, dân làng Ðồng Nhân Châu vẫn dựng ngôi miếu thờ Hai Bà để ghi nhớ tích cũ. Lúc đầu, miếu được dựng ở đầu làng. Ðến thế kỷ 20, khi thực dân Pháp khai thác đất sông Hồng, lấp ao hồ để xây dựng Viện Pasteur và Bệnh viện Ðồn Thủy (nay là Viện 108), dân làng lại chuyển miếu vào giữa làng. Trải qua gần một thế kỷ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Ðồng Nhân Châu vẫn giữ gìn ngôi miếu cổ, đặt bài vị thờ vọng Hai Bà. Năm 1997, miếu Hai Bà được đại trùng tu khang trang trên khuôn viên cũ. Quần thể miếu gồm tam quan, nhà tiền tế và hậu cung, giữa hai cột trụ biểu của tam quan có bốn chữ Hán đắp nổi "Hùng liệt tinh linh" nghĩa là "Hồn thiêng anh hùng lẫm liệt". Trong miếu còn giữ được hương án, án thờ, long ngai chạm trổ hoa sen, chim phượng, đầu rồng mang nét đặc trưng của mỹ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 19. Trên tường có bốn đôi câu đối ca ngợi khí tiết và công đức Hai Bà. Dịch nghĩa: Phủ tía hiển bóng Tiên, gió xuân nơi gác điện làm sống dậy cả vũ khí/ Ðài mây sáng ngời dấu Thánh, sương gió trốn núi cao, tưới nhuần khắp muôn dân.
Cảnh quan
Đây là một ngôi đền kiến trúc theo lối xưa. Trước cửa đền là một cây đa lớn cành lá xum xuê tạo cho ngôi đền một vẻ linh tú, nghiêm trang. Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua bốn cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là khoảnh sân rộng, dưới bóng đa cổ thụ có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Văn bia do Dương Duy Thanh (1804 -1861), đốc học Hà Nội soạn năm 1848: "Dân làng được ban cấp hơn sáu mẫu để lập đền làm nơi hương đèn thờ phụng. Việc ấy được vua xuống chỉ chuẩn y".
Cảnh quan
Chùa Viên Minh
Trong đền có tượng Hai Bà, bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng. Hai bên là tượng 12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng, thu lại 65 thành trì ở Lĩnh Nam vào mùa xuân năm 40.Bên trái đền là ngôi chùa Viên Minh thờ Phật, cũng là ngôi chùa cổ.
Cảnh quan
Đền hiện còn lại nhiều hoạ tiết độc đáo
Lễ hội gắn liền
Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng Hai. Lễ hội bắt đầu bằng lễ mở cửa đền ngày mồng 3. Sáng ngày mồng 4 dân làng đã bắt đầu tế (là lễ nhập tịch). Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay. Theo tục cũ mọi việc dâng cúng trong hậu cung đều do các lão bà thực hiện.
Sau tế lễ, đến múa đèn. Tốp múa đèn gồm từ 10 đến 12 cô gái độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ và tầm vóc như nhau đã được tập luyện chu đáo. Tất cả các nữ vũ công này đều mặc áo dài đen, quần hồng, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn lụa màu. Mỗi người cầm trên hai tay hai đèn làm bằng đài gỗ, dán giấy màu xung quanh và thắp nến cháy sáng ở giữa. Tốp múa này sắp thành hàng trước hương án và múa uyển chuyển, lúc lên lúc xuống, lúc đan xen, lúc tách hàng theo tiếng trống cơm bập bùng nhịp nhàng của hai cô gái đánh bồng (do nam giới cải trang) làm nhịp cho điệu múa. Ngày mồng 6 rã hội có lễ dâng hương và đóng cửa đền.
Ý nghĩa lịch sử
Ngôi miếu cổ dựng trên nền miếu xưa, uy nghiêm bên sông Hồng, không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là chứng tích của tâm linh - tín ngưỡng - văn hóa dân tộc, trường tồn qua bao thăng trầm của lịch sử, ghi nhớ công đức Hai Bà.
Ngày 4 tháng 4 năm 1926, nhân dân Hà Nội đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, kích động tinh thần đoàn kết chống Pháp tại sân đền Đồng Nhân này.
Đền thờ Hai Bà Trưng
Thôn Hạ Lôi - Xã Mê Linh
Huyện Mê Linh - Hà Nội
Đền thờ hai bà tại Mê Linh
Lịch sử xây dựng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43 ) là một cuộc “Tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi” đầu tiên của nhân dân ta cách đây gần 20 thế kỷ, đã lật nhào hoàn toàn ách thống trị kéo dài 219 năm của phong kiến phương Bắc trên đất đai Văn Lang - Âu Lạc xưa.
Có thể coi thời đại Hai Bà Trưng là triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên (dù còn sơ khai) trong lịch sử dân tộc. Năm 43 (sau CN), vua Quang Vũ (nhà Hán) lại sai tướng giỏi là Mã Viện mang đại binh sang đánh chiếm nước ta, một lần nữa Hai Bà Trưng lại cùng nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt, biết thế giặc quá mạnh không địch nổi, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Đất nước rơi lại vào đêm trường nô lệ…
Lịch sử xây dựng
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân ta Việt Nam, làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh xã - Vĩnh Phúc ngày nay, vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương.
“Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là bá vương“ (Đại Nam quốc sử diễn ca)
Cảnh quan
Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh. Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn “Nhị Vị Đại Vương” đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an…
Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 – 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo.
Cảnh quan
Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống. Ngay phía sau đền có cây Lụa già thân rỗng, trước đây là hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh.
Có thể nói, Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Vĩnh Phúc và quần thể các di tích khảo cổ lịch sử, cách mạng xung quanh khu vực này là những di tích đặc biệt quý giá, vì nó không chỉ gắn liền với những thời kỳ lịch sử hào hùng, gắn liền với những danh nhân mở nước công tích như huyền thoại, mà những di tích như thành Ống, thành Dền, thành Vượn còn đang chứa đựng trong lòng nhiều điều bí ẩn đã bị lớp bụi của thời gian che lấp. Hi vọng trong tương lai, cùng với sự trợ giúp của Nhà nước và nhân dân, các nhà khảo cổ học sẽ còn cho chúng ta nhiều thông tin đầy đủ hơn về tổ tiên chúng ta cách đây 2000 năm đã đánh giặc và dựng nước như thế nào!
Ý nghĩa lịch sử
Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay có các công trình: Tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung. Phía ngoài hậu cung có cây Lụa già, là hộp thư bí mật tại đây những năm 1943- 1944, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.
Đây là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1980. Đất nước sau bao cơn binh lửa đã trở lại thanh bình và đang phát triển. Việc mở rộng tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử – cách mạng Đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh đã trở thành nhu cầu tinh thần to lớn của người dân cả nước.
Nghĩa vụ bảo tồn các di tích lịch sử
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những nét văn hoá tâm linh vẫn không thể thiếu, để các di tích lịch sử mang giá trị tâm linh tồn tại được lâu dài thì nhất thiết chúng ta phải biết giữ gìn bảo vệ và lên án tố cáo những hành vi xâm hại đến chúng…
Cảm ơn cô giáo và các bạn
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
Chúc các bạn học tốt môn lịch sử!!!
Người thực hiện
Nguyễn Hải Nam
Đồng Tấn Sang
Dương Hải Việt
Nguyễn Ngọc Minh
Hoàng Nam
Duy comon
Nguyễn Quang Anh
. hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)