Lich su dia phuong Daklak - lop 7

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hương | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: lich su dia phuong Daklak - lop 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TUẦN 28 TIẾT 56
Ngày soạn: 20/3/2012
Ngày dạy : 26/3/2012

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT ĐÁNH GIẶC CỨU NƯỚC CỦA ĐỒNG BÀO ĐẮC LẮC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết và hiểu được truyền thống đoàn kết, đánh giặc cứu nước của đồng bào các dân tộc Đắc Lắc hình thành từ rất sớm và trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng
2. Tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc, biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đệp của cha ông mình trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới của Tổ Quốc.
3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trình bày những sự kiện lịch sử
- Kỹ năng so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
II. THIẾT BỊ – TÀI LIỆU:
- Tư liệu về phong trào đoàn kết đánh giặc cứu nước của đồng bào Đắc Lắc.
- Nội dung để giới thiệu khái quát tại lớp
- Đồ dùng trực quan cần thiết.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Giới thiệu: Cùng với những trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Nhân dân Đăk Lăk cũng có những trang sử hào hùng không kém, đấy cũng là niềm tự hào của nhân dân ta, để hiểu về quá trình đấu tranh và phát triển của nhân dân Đắc Lắc chúng ta cùng tìm hiểu tiết lịch sử địa phương.
2. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

 Hoạt động 1: - Cho học sinh nêu các dân tộc hiện có ở Đắc Lắc và các dân tộc lâu đời ở đây





Hoạt động 2: Giới thiệu quá trình phát triển tình đoàn kết, đánh giặc cứu nước của các dân tộc Đắc Lắc.










Giới thiệu quá trình phát triển tình đoàn kết, đánh giặc cứu nước của các dân tộc Đắc Lắc





Giới thiệu vài nét về cuộc khởi nghĩa Nơ Trang Lơng.

Hoạt động 3: Bài học rút ra: Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, nhân dân Đắc Lắc phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, yêu nước và cần cù lao động cuả mình, ra sức phát huy những tinh hoa của dân tộc, đồng thời phải bài trừ mê tín,dị đoan, tập tục lạc hậu, nhằm đưa quê hương đất nước đến ấm no, hạnh phúc.
1. Vài nét về đời sống kinh tế, vật chất:
- Đồng bào Ê đê, M Nông, Gia Rai…. Là những dân tộc lâu đời ở Đắc Lắc.
Họ sống bằng nghề nông nghiệp nương rẫy là chủ yếu, ngoài ra họ còn trồng trọt, chăn nuôi và làm một số nghề thủ công.
2. Truyền thống đoàn kết đánh giặc của đồng bào Đắc Lắc.
- Cuối thế kỷ XVIII đồng bào Đắc Lắc đứng lên chống phong kiến Trịnh - Nguyễn dưới ngọn cờ của Nguyễn Huệ.
- Năm 1885 đồng bào Đắc Lắc tham gia hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
- Năm 1894, đồng bào Ê đê đánh Pháp trên thung lũng sông Ba và sông HNăng.
- Năm 1899- 1900, đánh Pháp ở hạ lưu sông Krông Ana, Krông Nô, do NởTrang Gưnl lãnh đạo.
- Từ năm 1889 – 1905 dưới sự lãnh đạo của AM Jao, đồng bào Đắc Lắc trên đường số 21.
- Từ năm 1901 – 1909 đồng bào Đắc Lắc do Ôi- H Mai lãnh đạo đánh Pháp ở đường số 7.
- Năm 1925 – 1926 công chức Đắc Lắc đấu tranh chống xâu thuế, chống áp bức, do thầy giáo Y Jut, Y út lãnh đạo.
- 1909 – 1935 khởi nghĩa Nơ Trang Lơng, đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất.
- 1935 – 1939 phong trào chống Pháp do Săm - Brăm lãnh đạo nổ ra sôi nổi khắp Tây Nguyên và Đắc Lắc.
3. Truyền thống yêu nước đoàn kết được phát huy cao độ từ khi có Đảng lãnh đạo.
- Từ khi Đảng cộng sản ra đời, nhân dân Đắc Lắc cùng với nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc Pháp và Mỹ giành độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc.

4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm các bài tập trong sách bài tập, tiết sau có tiết bài tập.
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn










TUẦN 32 TIẾT 64
Ngày soạn:15/4/2012
Ngày dạy: / 4/2012

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC TIÊU BIỂU CỦA TÂY NGUYÊN ĐẮC LẮC
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:- Giúp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)