Lịch sử địa phương Bình Dương - tiết 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Lịch sử địa phương Bình Dương - tiết 2 thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 24 – SỬ ĐỊA PHƯƠNG
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Lịch sử hình thành
+Cách nay 3.000 – 4.000 năm, di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa – Gò Đá (Tân Uyên) địa điểm cư trú của người tiền sử vào hậu kì đá mới - đồ đồng thau.
+Cách nay 2.000 – 3.000 năm, di tích khảo cổ Dốc Chùa (Tân Uyên) phát hiện văn hoá Óc Eo.
+Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh vào quản lí vùng Gia Định - Đồng Nai.
+Sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cư dân Bình Dương phát triển nhanh. Làng gốm người Hoa xuất hiện ở Lái Thiêu, Tân Khánh, Phú Cường… Cư dân miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp hình thành làng nghề mộc, điêu khắc, sơn mài.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
+Sau khi Pháp chiếm nước ta lập đồn điền cao su và nhà máy xe lửa Dĩ An, nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân.
+Năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập.
+Sau 1954 đồng bào theo Thiên Chúa giáo từ miền Bắc vào lập nghiệp.
+Sau 1975 tỉnh Sông Bé thành lập gồm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
+Năm 1997 tỉnh Bình Dương được tái lập.
Chợ Thủ Dầu Một những năm đầu
thế kỷ xx với cột đồng hồ đặc trưng
Chợ Thủ Dầu Một vào năm 1917

Một góc chợ quê Lái Thiêu
Chợ quê vùng dân tộc Hớn Quản
Mặt trước một ngôi chùa Bà Bình Dương
Bờ sông của Thị xã Thủ Dầu Một xưa
(nay là đường Bạch Đằng)
Xe bò trong sinh hoạt
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử.

Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.

Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài.

Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Trong lò gốm Thủ Dầu Một
NGHỀ VẼ TRANH TRÊN KÍNH Ở LÁI THIÊU
NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ Ở LÁI THIÊU
Cô gái trẻ người đất Thủ những năm đầu của thế kỷ xx với chiếc áo dài kín đáo, chiếc kiềng vàng trên cổ, búi tóc sau ót và ánh mắt thân thiện của người dân Thủ Dầu Một.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Cạo mủ cao su
II. Địa lí hành chính
+Dưới triều Nguyễn, Bình Dương thuộc Tổng Bình An, Biên Hoà.
+Thời Gia Long huyện Bình An có 2 tổng là An Thuỷ và Phước Chánh bao gồm : Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bình Long, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức). Huyện lị đặt tại Phú Cường.
+Ngày 20 – 12 – 1899 thực dân Pháp đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một có 12 tổng.
+Tháng 5 – 1951 Xứ uỷ nhập tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà thành tỉnh Thủ Biên.
+Tháng 1 – 1955 tách tỉnh Thủ Dầu Một gồm 5 huyện : Lái Thiêu, Châu Thành, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và 3 đồn điền cao su : Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh.
+Tháng 9 – 1960 thành lập tỉnh Thủ Biên lần thứ hai.
+Tháng 6 – 1961 Xứ uỷ tách hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà và lập thêm 3 tỉnh mới là Phước Thành, Bình Long, Phước Long.
+Tháng 10 – 1967, Trung ương Cục bố trí chiến trường miền Nam thành 5 phân khu tấn công Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc phân khu 5.
+Tháng 10 – 1972 tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập lại.
+Tháng 1 – 1975 tỉnh Thủ Dầu Một gồm 7 huyện thị : Bến Cát, Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và Thị xã Thủ Dầu Một.
+Ngày 2 – 7 – 1976 Quốc Hội quyết định thành lập tỉnh Sông Bé gồm 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã của Biên Hoà (An Bình, Bình An, Đông Hoà, Tân Đông Hiệp).
+Ngày 6 – 11 – 1996 Quốc Hội quyết định tách tỉnh Bình Dương gồm 7 huyện thị : Thị xã Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An.
Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số (theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009) là 1.482.636 người với mật độ dân số 550 người/km².

Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy:

Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.

Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện
(với 89 xã, phường và thị trấn):
Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ)
Huyện Bến Cát
Huyện Dầu Tiếng
Huyện Tân Uyên
Huyện Phú Giáo
Huyện Thuận An
Huyện Dĩ An
Biểu trưng tỉnh Bình Dương
Vòng xoay ngã sáu
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương; gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn).
Các quận nội thành:
Quận Thủ Dầu Một (9 phường).
Quận Châu Thành (9 phường).
Quận Dĩ An (9 phường).
Quận Thuận An (10 phường).
Quận Bến Cát (13 phường).
Quận Tân Uyên (10 phường).
Các huyện ngoại thành:
Huyện Bầu Bàng (3 thị trấn, 7 xã).
Huyện Phước Thành (2 thị trấn, 10 xã).
Huyện Dầu Tiếng (4 thị trấn, 13 xã).
Huyện Phú Giáo (4 thị trấn, 10 xã).
THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG
THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)