Lịch sử điạ phương
Chia sẻ bởi Lê Hải Yến |
Ngày 29/04/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử điạ phương thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG cô và CÁC BẠN ĐẾN VỚI
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP 7A1
NHÓM TRƯỞNG: LÊ THỊ HẢI YẾN
THÀNH VIÊN: NGÂN ANH; XUÂN; THƯ; NGỌC; SƠN; T.QUỲNH;TRANG VÀ THANH HUYỀN.
Cùng với những đóng góp quan trọng trên lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, vương triều Lý đã để lại những dấu ấn đậm nét trên lĩnh vực văn hoá, văn học - nghệ thuật trong hơn 200 năm tồn tại của mình. Với vai trò là vương triều khai mở cho nền văn minh Đại Việt, nhà Lý là “điểm khởi đầu” cho nhiều mạch nguồn trong nền văn hoá dân tộc. Trên lĩnh vực văn học, sau ngàn năm Bắc thuộc, đây là thời kỳ văn học phát triển trong xu thế độc lập dân tộc, vừa xác lập nền móng vừa tạo nên những sắc thái riêng - những giá trị đặc trưng được định danh bằng “nền văn học mở đầu cho những truyền thống lớn của văn học viết” nước ta.
Các tác phẩm trong Thiền Uyển tập anh được xem những thành tựu ban đầu của văn học thời kỳ này và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Đặc điểm nổi bật của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm... Các nhà sư đời Lý đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ Việt Nam. Định hướng sáng tác của các nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố xã hội tích cực và có giá trị văn học.
- Thiền uyển tập anh là gì?
Thiền uyển tập anh (chữ Hán: 禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng (大南禪宛傳燈), Thiền uyển truyền đăng lục (禪苑傳燈錄) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần; tức từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13. Ðây là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có
VĂN HỌC CHỮ HÁN, CHỮ NÔM THỜI LÝ, THỜI TRẦN
Bên cạnh đó, bắt đầu từ thời Lý, truyền thống yêu nước trong văn học hình thành và phát triển trong các giai đoạn sau. Chủ đề yêu nước trong mỗi tác phẩm thể hiện ở những cung bậc trầm hùng khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là tiếng nói lạc quan, mang tính thời đại, tiếng nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua nhiều thử thách.
Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự phong phú của văn học thời kỳ này biểu hiện tính chất dung hòa nhất giữa Phật giáo-Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc. Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Thời kỳ này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.
I. THỜI LÝ
Cùng với Chiếu dời đô, bài thơ Nam quốc sơn hà - bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng văn bất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt. Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khai thủ bại hư. Hiện nay vẫn có những ý kiến tranh luận xoay quanh việc ai là tác giả thật sự của “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên này, nhưng thiết nghĩ, dù tác giả bài thơ có là ai đi nữa, một vị quan, một vị thần hay một người dân, người lính bình thường nào thì đây cũng là một “di sản” vô giá của nền văn chương Việt Nam bởi những giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và tinh thần độc lập, tự tường, quyết tâm bảo vệ đất nước của ông cha ta từ xa xưa. Có thể nói, văn học thời Lý để lại những tác phẩm quan trọng gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Một thành tựu quan trọng của văn học thời Lý đó là ghi nhận của việc bắt đầu xuất hiện chữ Nôm. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh đã tìm thấy những chứng tích xưa về sự xuất hiện của chữ Nôm trong tấm bia chùa Tháp Miếu huyện Yên Lãng đời Lý Cao Tông năm 1210. Về cơ bản chữ Nôm vẫn mượn nguyên chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán Việt hoặc đọc theo âm xưa. Vậy nên chữ Nôm ở thời Lý và cả thời Trần về sau đều được gọi là chữ Quốc ngữ hay chữ Quốc âm. Có thể nói sự xuất hiện của chữ Nôm đã khẳng định sự phát triển vượt bậc về tư duy, ý thức tự tôn dân tộc và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta. Về phương diện văn hoá đó là sự khẳng định một nền văn hoá mang bản sắc Đại Việt, tách dần những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Nhìn chung, tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện, tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Đồng thời văn học thời Lý cũng đã xác định cho mình một lãnh địa riêng, một bản lĩnh văn hoá đủ sức đương đầu với những ảnh hưởng của văn hoá ngoại bang. Đó chính là những giá trị trường tồn của văn học nước ta thời Lý.
Với Chiếu dời đô, bài thơ Nam quốc sơn hà - bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng văn bất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt. Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khai thủ bại hư. Hiện nay vẫn có những ý kiến tranh luận xoay quanh việc ai là tác giả thật sự của “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên này, nhưng thiết nghĩ, dù tác giả bài thơ có là ai đi nữa, một vị quan, một vị thần hay một người dân, người lính bình thường nào thì đây cũng là một “di sản” vô giá của nền văn chương Việt Nam bởi những giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và tinh thần độc lập, tự tường, quyết tâm bảo vệ đất nước của ông cha ta từ xa xưa. Có thể nói, văn học thời Lý để lại những tác phẩm quan trọng gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhìn chung, tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện, tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Đồng thời văn học thời Lý cũng đã xác định cho mình một lãnh địa riêng, một bản lĩnh văn hoá đủ sức đương đầu với những ảnh hưởng của văn hoá ngoại bang. Đó chính là những giá trị trường tồn của văn học nước ta thời Lý.
Văn học đời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225-1400).
Trước đời Trần, văn chương Quốc ngữ nước Việt chỉ có tục ngữ, ca dao, hoặc các loại văn chương bình dân truyền khẩu . Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng tám, mùa thu năm Thiệu Bảo tứ tư đời Nhân Tông (1282) có con ngạc ngư lớn xuất hiện ở sông Phú Lương, vua sai quan Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên viết bài văn vất xuống sông đuổi cá. Con cá bỏ đi, vua xem việc nầy giống sự tích Hàn Dũ ở Trung Quốc, nên ban lệnh đổi tên họ ông thành Hàn Thuyên . Ông có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật. Theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm, nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây . Tại Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật (kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc)
Trần Quốc Tuấn
Hịch tướng sĩ Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho vời ông về Hải Dương mà phán "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân sự tàn hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau hãy hàng!!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (`諭諸裨將檄文), thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Binh thư yếu lược Do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn, đại ý ghi các điều cốt yếu từ các binh thư về việc dùng binh, giúp các tướng lãnh và quân sĩ trau dồi khả năng quân sự.
Trần Quang Khải
Tòng giá hoàn kinh (從駕還京) (còn được biết đến với các tên Tụng giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sứ) do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ đại ý nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim, một của Ngô Tất Tố.
Phúc hưng viên (福興園) Sau khi chiến thắng quân Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải về hưu lúc tuổi già và nghỉ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưng viên". Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.
Lưu gia độ (劉家渡) Bài thơ này đại ý tả cảnh khách qua bến đò Lưu gia, nhớ lại ngày xưa từng hộ tống xa giá vua có dừng quân nơi đây, nay non sông thái bình, trở lại chốn cũ đầu đã bạc, thấy hoa mai nở trắng xóa như tuyết bên bờ sông. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.
II. THỜI TRẦN
VÀ CÒN NHIỀU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM NỔI TIẾNG KHÁC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THỜI TRẦN
1.Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự )là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc , nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc , vùng quê này là quê hương của vua Trần . Chùa còn có tên là Chùa Tháp .
Biên niên sử , chùa được xây dựng vào năm 1262 , ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần . Nhưng theo các minh văn trên bia , trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý .Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần .Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường , 3 gian thiêu hương , tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn , xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim , to dày , chạm rồng , sóng nước , hoa lá và văn hoa hình học . Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề ., được coi là một tác phẫm điêu khắc khá hoàn mỹ . Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường , bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn ( tượng nằm ), tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc , một số tượng Phật đẹp lộng lẫy . Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự “ đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn , sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam ( An Nam tử khí , nay không còn ).
Sau thượng điện , cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian . Ở giữa là 5 gian nhà tổ , bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ . Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa .
Ở THỜI TRẦN, KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀ PHỔ BIẾN
2. THÁP BÌNH SƠN
Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then , là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng . Tháp được xây dựng từ thời Trần , nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ( Chùa Then ) thuộc thôn Bình Sơn , xã Tam Sơn , huyện Lập thạch , tỉnh Vĩnh Phúc .
Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay , Tháp bình Sơn với hình khối thanh thoát , đường nét mềm mại , trang trí phong phú điêu luyện , là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thỗ Việt Nam .
Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng , theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao .Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể , có tổng độ cao là 16,5 m . tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m .
Toàn bộ phần còn lại của tháp , căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dở phục dựng , cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung , gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m , một loại kích thước hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m . trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn .
Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch : gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ , xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng . phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt , tạo dáng khớp nhau theo từng lớp , từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây , bảo đảm liên kết tốt và khả năng chịu đựng lớn . Bên ngoài , xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông , mỗi cạnh dài 0,46m phủ kín thân tháp . Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú .
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch , mà người ta thường gọi là giếng .Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp , được gọi là tháp xanh . Một hôm ngôi tháp biến mất , còn lại miệng giếng như hiện nay
GẦN THÁP
3.CHÙA DÂU
Chùa Dâu , còn có tên gọi là Diên Ứng ,Pháp Vân hay Cổ Châu , là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương , huyện Thuận Thành ,tỉnh Bắc Ninh , cách Hà Nội khoảng 30km . Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như Chùa Cả , Cổ Châu Tự , Duyên Ứng Tự . Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam
Chùa nằm ở vùng Dâu , thời thuộc hán gọi là Luy Lâu . Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam . tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ : chùa dâu thờ Pháp Vân ( mây pháp ), Chùa Đậu thờ Pháp Vũ ( mưa Pháp ) ,Chùa Tướng thờ Pháp Lôi (Sấm Pháp ), Chùa Dàn thờ Pháp Diện ( chớp pháp ), và Chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ cũa Tứ Pháp . Năm Chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần .
Chùa được xây dựng vào buổi đầu công nguyên . các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây . Vào thế kỷ thứ 6 , nhà sư Ti-ni-đa-lui-chi từ Trung Quốc đến chùa này , lập nên một phái thiền ở Việt Nam . Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 , là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật Giáo Việt Nam , được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962 .
Chùa Dâu được gắn liền với sự tích Phật mẫu Man Nương , thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn , Mãn Xá cách chùa Dâu 1km
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo .Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa dâu thành chùa trăm gian , tháp chín tầng , cầu chín nhịp .Hiện nay , ở tòa thượng điện , chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời Trần và thời nhà Lê .
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam , Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính : Tiền Đường , thiêu hương và thượng điện . Tiền đường của chùa Dâu đặt tương Hộ Pháp , tám vị Kim Cương , gian Thiêu Hương đặt tượng Cửu Long , hai bên có tượng các vị Diêm Vương , Tam Châu Thái Tử ,Mạc Đĩnh Chi .Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân) Bà Đậu (Pháp Vũ ), và các hầu cận .Các pho tượng Bồ Tát , Tam Thế , Đức Ông , Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính .
4.CHÙA BỐI KHÊ
Chùa được gọi là chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai ,tỉnh Hà Tây . Chùa được xây dựng vào thời Trần , khoảng năm 1338 . Kiến trúc hiện nay chủ yếu vào những lần trùng tu vào cuối thế kỷ 18 và năm 1923 . Chùa còn giữ được nhiều di vật của thời Trần ở tòa thượng điện và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI . Theo sách từ điển di tích văn hóa Việt Nam ( Hà Nội , 1993) , ngoài chư phật ,chùa còn thờ Minh Đức Chân Nhân đời Trần . Ngài họ Nguyễn , húy là Nữ , tự Bình An , tu hành đắc đạo , tăng đồ theo thụ giáo rất đông . Hàng năm mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) . Chùa đã được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp . Kiến Trúc chùa Bối Khê có tiền đường , hành lang tả hữu ,nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc . hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công .Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính . Đặc biệt , chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo , những họa tiết về kiến trúc gỗ 4 vị chim thần .
Cổng chùa có 5 cửa , phía trên cửa chính có chữ Đại Bi Tự . Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp . Dấu tích của dòng sông Đỗ Động , rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng Nguyên Nguyễn Trực ( 1417-1474) cách chùa 30m . Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng , tám mái.Tầng trên treo quả chuông lớn , đường kính 60cm , cao 1m , đúc năm Thiệu Trị thứ 4 ( 1844).
Đến nay , Chùa Bối Khê vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý giá như tượng Phật Bà nghìn mắt , nghìn tay có từ đời Lý là một trong hai pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam 11 bia đá có từ đời Hậu Trần , hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn , một quần thể tượng Cửu Long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng .
5.CHÙA THÁI LẠC
Chùa thuộc thôn Thái lạc , xã Lạc Hồng , huyện Văn Lâm , ngoài thờ Phật , chùa còn thờ Pháp Vân ( Thần Mây ) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự , hay là Chùa Pháp Vân .Xây dựng từ thời Trần ( 1225- 1400) Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612 , 1630 -1636, 1691-1703 . kiến trúc hiện nay là kiểu nội công ngoại quốc ,gồm tiền đường 5 gian , ba gian thượng điện , hai dãy hành lang mỗi bên chin gian nhà tổ bảy gian .
Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện ,kiến trúc thời Trần , còn khá nguyên vẹn . Năm 1967 , chùa được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng .
6.THÁP HUỆ QUANG
Thờ đệ nhất Tổ Trúc lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông , tên húy là Trần Khâm
Tháp xây dựng vào năm Kỷ Dậu ( 1309 ).niên hiệu Hưng Long thứ 17 , trong lăng Quy Đức , để quàn xá lợi Điều Đức Ngự , tên gọi là Huệ Quang Kim tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật .
7.CHÙA THIÊN TRÚC
Chùa Thiên Trúc ( Chùa Đồng ) trên đỉnh núi Yên Tử do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường , ngôi chùa nhỏ ở dạng một khối đồng hình chữ nhật cao 1,35m , dài 1,4m , rộng 1,1m , qua thời gian đã hư hỏng nhiều .Ngày 23-10-2005 UBND tình và Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng , diện tích khoảng 20m vuông , chiều cao từ cột nền tới mái lá 3,35m mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg , 4 cột chùa , mỗi cột nặng 1 tấn . Trong đại lễ khánh thành Chùa Đồng ngày 30-1-2007 , trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục : Thiên Trúc Tự – Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam trước hang ngàn chư tôn đức tăng ni , quan khách , phật tử và khách tham dự.
8.THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Thiền Viện Trúc Lâm , tức chùa Lân , chùa Long Động , nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử . Cách tỉnh lộ 18 khoảng 10km , thuộc xã Thượng Yên Công , thị xã Uông Bí , tỉnh Quảng Ninh , đã được Hòa Thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15-8-2002 và tổ chức khánh thành ngày 14-12-2002. Đây là nơi trước kia Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo .
Trước sân Thiền Viện có đặt một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ ( ru bi) đường kính 1590mm , trọng lượng 6,5 tấn , được lấy từ mỏ đá An Nhơn ( Quy Nhơn ). Quả cầu đặt trên một bệ đá granit có tiết diện vuông nặng 4 tấn ,bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát Chánh Đạo . Quả cầu do nhóm Phật Tử Minh Hạnh Túc Phát Tâm cúng dường , được Công Ty TNHH Hà Quang thi công trong 18 tháng . Lễ cúng dường được tổ chức vào ngày 06-7-2005 ( 1 /6/ năm Ất Dậu ). Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục : Quả cầu Như Ý lớn nhất Việt Nam .
(1226-1400)
Dưới thời nhà Trần, Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn, nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài tới giao thương, sinh sống tấp nập.
Nhà Lý sau 2 thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết lập lại trật tự chính trị-xã hội, nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh.
Nhà Trần củng cố lại Hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Năm 1230, nhà Trần hoạch định các đơn vị hành chính, Kinh đô được chia làm 61 phường.
Khu vực này còn tiếp nhận nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài đến sinh sống. Năm 1274 có 30 thuyền người Tống (Trung Quốc) xin cư trú, được cho ở tại phường Nhai Tuân (khu vực Hòe Nhai, Hàng Than ngày nay) lập phố, mở chợ. Ngoài ra còn có người Hồi hột (Ouigur), Chà và (Java), sư người Hồ (Ấn Độ)...
Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, điển hình là việc xuất hiện sinh hoạt giải trí ban đêm.
Cũng từ đây, chính sử cho biết công việc quản ký kinh thành thuộc Ty Bình Bạc. Năm 1265, đổi thành kinh sư An phủ sứ, năm 1341 đổi làm Kinh sư đại Doãn, năm 1394 đổi là Trung ô Doãn.
Thăng Long còn tụ hội nhiều nhà văn hoá lớn: Nguyễn Thuyên đặt cơ sở cho sự ra đời của nền văn học chữ Nôm; Lê Văn Hưu, nhà sử học uyên bác đã viết bộ sử đầu tiên là Đại Việt sử ký; các ông vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông; các vị tướng kiêm nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật; và cũng sáng ngời thay tấm gương một nhà trí thức mô phạm cương trực, tiết tháo Chu Văn An.
Thăng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn phải đánh giặc và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm (1258-1288), ba lần quân Nguyên-Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được Thăng Long nhưng cả 3 lần đều chuốc lấy thất bại thảm hại.
THĂNG LONG THỜI TRẦN
Lần thứ nhất (1258), khi giặc vào Thăng Long thì chỉ là tòa thành rỗng (dân cư đã tản cư, để lại vườn không nhà trống). Mười một ngày sau, quân dân nhà Trần phản công dữ dội và với trận Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than) ngày 29/1/1258 buộc giặc phải tháo chạy.
Lần thứ hai (2/1285), khi giặc vào Thăng Long thì "cung thất nhẵn không", tuy giặc chiếm đóng hơn 3 tháng nhưng sau các trận Hàm Tử, Chương Dương thì trận Trung Thành Vương đánh thọc sâu vào phường Giang Khẩu (Hàng Buồm, Nguyễn Siêu) đã buộc địch phải tháo chạy.
Lần thứ ba (2/1288), sau 32 ngày chiếm đóng Thăng Long, giặc phải rút về Vạn Kiếp để về nước nhưng đa số đã bị chìm dưới lòng sông sâu Bạch Đằng.
Qua ba lần thử lửa, Thăng Long xứng đáng là một thủ đô anh hùng. Dù tham gia quân đội của triều đình và vương hầu, hay bám làng chiến đấu, hay hy sinh cửa nhà đi tản cư, người Thăng Long đã chứng minh phẩm giá và lẽ sống: Tất cả vì độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), do ăn chơi sa đọa, cùng với những biến cố cung đình, tranh đoạt quyền lực đã khiến nhà Trần phải từ bỏ vũ đài chính trị
TRẦN QUỐC TUẤN
1.THÂN THẾ (10/12/1228 – 20/8/1300)
Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Trần Hưng Đạo ( Hưng Đạo Vương), Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.
Ông là con trai thứ ba của Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ
2. Sự nghiệp
Ông đã chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân Nguyên - Mông trong thế kỷ 13.
Lần thứ nhất vào năm 1258
Lần thứ hai vào năm 1285
Lần thứ ba vào cuối năm 1287
Chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên - Mông dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong những chiến công vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới. Tư tưởng quân sự của ông đã được thể hiện rõ trong các luận thuyết, tác phẩm của mình. Được coi là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử.
Không những thế ông còn chiến thắng ở trận Bạch Đằng năm 1288 và trận ở Vạn Kiếp năm 1289.
Và đến năm 1300 ông qua đời.
3.Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch tướng sĩ, là bài hịch của Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"Hưng Đạo Vương tâu:
"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!"
Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (chữ Hán: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.
THÔNG TIN VỀ 36 PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…
Câu ca dao quen thuộc ấy, hẳn hiếm có người Hà Nội nào không biết đến. Tuy vậy, 36 phường cổ ấy bao gồm những phường nào thì ngay cả các nhà khoa học cũng chưa thống nhất được với nhau.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
LỊCH SỬ 36 PHỐ PHƯỜNG
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.
Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.
Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.
Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.
Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
ĐÂY LÀ CẢM NHẬN CỦA 1 VỊ KHÁCH NƯỚC NGOÀI
"Bạn cũng không thể đứng ở mọi vị trí mà nhìn ngắm thành phố vì như thế sẽ cản đường người khác, và tiếng ồn thì quả là điên khùng - Chantrelle nói - Nhưng khi đã tìm được một chỗ "đậu", bạn có thể ở đó cả ngày chỉ để ngắm nhìn mọi hoạt động diễn ra. Điều thích thú nhất trên phố cổ là ngồi ở những nhà hàng hay quán cà phê trên tầng hai hoặc ba mà ngắm nhìn dòng người, xe cộ, những ngôi nhà có mái hiên với những chú chim hót trong lồng và sinh hoạt của những gia đình quanh đó - đó là nơi sống động nhất tôi đã từng đến".
QUẢ THỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI RẤT TUYỆT VỜI!
LUCKY NUMBER
1
3
4
6
2
7
9
5
8
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
HẸN GẶP LẠI
CÂU HỎI: TRẦN QUỐC TUẤN CÒN ĐƯỢC GỌI BẰNG 1 CÁI TÊN KHÁC ĐÓ LÀ ?
ĐÁP ÁN: TRẦN HƯNG ĐẠO ( HƯNG ĐẠO VƯƠNG)
CÂU HỎI: AI LÀ TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ NAM QUỐC SƠN HÀ?
ĐÁP ÁN: LÝ THƯỜNG KIỆT
CÂU HỎI: Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân giặc nào?
ĐÁP ÁN: QUÂN MÔNG - NGUYÊN
CÂU HỎI: ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG:
Bên cạnh đó, bắt đầu từ thời Lý, truyền thống ………… trong văn học hình thành và phát triển trong các giai đoạn sau.
ĐÁP ÁN: Yêu nước
CÂU HỎI: TÁC PHẨM NỔI TIẾNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ( Giới thiệu trong bài) LÀ GÌ ?
ĐÁP ÁN: HỊCH TƯỚNG SĨ
CÂU HỎI: TÁC PHẨM NÀO CỦA TRẦN QUANG KHẢI MÀ CHÚNG TA ĐÃ HỌC ?
ĐÁP ÁN: TÒNG GIÁ HOÀN KINH(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ; PHÒ GIÁ VỀ KINH)
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP 7A1
NHÓM TRƯỞNG: LÊ THỊ HẢI YẾN
THÀNH VIÊN: NGÂN ANH; XUÂN; THƯ; NGỌC; SƠN; T.QUỲNH;TRANG VÀ THANH HUYỀN.
Cùng với những đóng góp quan trọng trên lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, vương triều Lý đã để lại những dấu ấn đậm nét trên lĩnh vực văn hoá, văn học - nghệ thuật trong hơn 200 năm tồn tại của mình. Với vai trò là vương triều khai mở cho nền văn minh Đại Việt, nhà Lý là “điểm khởi đầu” cho nhiều mạch nguồn trong nền văn hoá dân tộc. Trên lĩnh vực văn học, sau ngàn năm Bắc thuộc, đây là thời kỳ văn học phát triển trong xu thế độc lập dân tộc, vừa xác lập nền móng vừa tạo nên những sắc thái riêng - những giá trị đặc trưng được định danh bằng “nền văn học mở đầu cho những truyền thống lớn của văn học viết” nước ta.
Các tác phẩm trong Thiền Uyển tập anh được xem những thành tựu ban đầu của văn học thời kỳ này và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Đặc điểm nổi bật của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm... Các nhà sư đời Lý đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ Việt Nam. Định hướng sáng tác của các nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố xã hội tích cực và có giá trị văn học.
- Thiền uyển tập anh là gì?
Thiền uyển tập anh (chữ Hán: 禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng (大南禪宛傳燈), Thiền uyển truyền đăng lục (禪苑傳燈錄) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần; tức từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13. Ðây là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có
VĂN HỌC CHỮ HÁN, CHỮ NÔM THỜI LÝ, THỜI TRẦN
Bên cạnh đó, bắt đầu từ thời Lý, truyền thống yêu nước trong văn học hình thành và phát triển trong các giai đoạn sau. Chủ đề yêu nước trong mỗi tác phẩm thể hiện ở những cung bậc trầm hùng khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là tiếng nói lạc quan, mang tính thời đại, tiếng nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua nhiều thử thách.
Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự phong phú của văn học thời kỳ này biểu hiện tính chất dung hòa nhất giữa Phật giáo-Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc. Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Thời kỳ này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.
I. THỜI LÝ
Cùng với Chiếu dời đô, bài thơ Nam quốc sơn hà - bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng văn bất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt. Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khai thủ bại hư. Hiện nay vẫn có những ý kiến tranh luận xoay quanh việc ai là tác giả thật sự của “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên này, nhưng thiết nghĩ, dù tác giả bài thơ có là ai đi nữa, một vị quan, một vị thần hay một người dân, người lính bình thường nào thì đây cũng là một “di sản” vô giá của nền văn chương Việt Nam bởi những giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và tinh thần độc lập, tự tường, quyết tâm bảo vệ đất nước của ông cha ta từ xa xưa. Có thể nói, văn học thời Lý để lại những tác phẩm quan trọng gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Một thành tựu quan trọng của văn học thời Lý đó là ghi nhận của việc bắt đầu xuất hiện chữ Nôm. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh đã tìm thấy những chứng tích xưa về sự xuất hiện của chữ Nôm trong tấm bia chùa Tháp Miếu huyện Yên Lãng đời Lý Cao Tông năm 1210. Về cơ bản chữ Nôm vẫn mượn nguyên chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán Việt hoặc đọc theo âm xưa. Vậy nên chữ Nôm ở thời Lý và cả thời Trần về sau đều được gọi là chữ Quốc ngữ hay chữ Quốc âm. Có thể nói sự xuất hiện của chữ Nôm đã khẳng định sự phát triển vượt bậc về tư duy, ý thức tự tôn dân tộc và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta. Về phương diện văn hoá đó là sự khẳng định một nền văn hoá mang bản sắc Đại Việt, tách dần những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Nhìn chung, tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện, tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Đồng thời văn học thời Lý cũng đã xác định cho mình một lãnh địa riêng, một bản lĩnh văn hoá đủ sức đương đầu với những ảnh hưởng của văn hoá ngoại bang. Đó chính là những giá trị trường tồn của văn học nước ta thời Lý.
Với Chiếu dời đô, bài thơ Nam quốc sơn hà - bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên được coi là của Lý Thường Kiệt (?) cũng là một trong những áng văn bất hủ khẳng định chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt. Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khai thủ bại hư. Hiện nay vẫn có những ý kiến tranh luận xoay quanh việc ai là tác giả thật sự của “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên này, nhưng thiết nghĩ, dù tác giả bài thơ có là ai đi nữa, một vị quan, một vị thần hay một người dân, người lính bình thường nào thì đây cũng là một “di sản” vô giá của nền văn chương Việt Nam bởi những giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và tinh thần độc lập, tự tường, quyết tâm bảo vệ đất nước của ông cha ta từ xa xưa. Có thể nói, văn học thời Lý để lại những tác phẩm quan trọng gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhìn chung, tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện, tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Đồng thời văn học thời Lý cũng đã xác định cho mình một lãnh địa riêng, một bản lĩnh văn hoá đủ sức đương đầu với những ảnh hưởng của văn hoá ngoại bang. Đó chính là những giá trị trường tồn của văn học nước ta thời Lý.
Văn học đời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225-1400).
Trước đời Trần, văn chương Quốc ngữ nước Việt chỉ có tục ngữ, ca dao, hoặc các loại văn chương bình dân truyền khẩu . Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng tám, mùa thu năm Thiệu Bảo tứ tư đời Nhân Tông (1282) có con ngạc ngư lớn xuất hiện ở sông Phú Lương, vua sai quan Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên viết bài văn vất xuống sông đuổi cá. Con cá bỏ đi, vua xem việc nầy giống sự tích Hàn Dũ ở Trung Quốc, nên ban lệnh đổi tên họ ông thành Hàn Thuyên . Ông có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật. Theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm, nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây . Tại Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật (kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc)
Trần Quốc Tuấn
Hịch tướng sĩ Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho vời ông về Hải Dương mà phán "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân sự tàn hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau hãy hàng!!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (`諭諸裨將檄文), thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Binh thư yếu lược Do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn, đại ý ghi các điều cốt yếu từ các binh thư về việc dùng binh, giúp các tướng lãnh và quân sĩ trau dồi khả năng quân sự.
Trần Quang Khải
Tòng giá hoàn kinh (從駕還京) (còn được biết đến với các tên Tụng giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sứ) do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ đại ý nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim, một của Ngô Tất Tố.
Phúc hưng viên (福興園) Sau khi chiến thắng quân Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải về hưu lúc tuổi già và nghỉ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưng viên". Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.
Lưu gia độ (劉家渡) Bài thơ này đại ý tả cảnh khách qua bến đò Lưu gia, nhớ lại ngày xưa từng hộ tống xa giá vua có dừng quân nơi đây, nay non sông thái bình, trở lại chốn cũ đầu đã bạc, thấy hoa mai nở trắng xóa như tuyết bên bờ sông. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.
II. THỜI TRẦN
VÀ CÒN NHIỀU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM NỔI TIẾNG KHÁC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THỜI TRẦN
1.Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự )là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc , nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc , vùng quê này là quê hương của vua Trần . Chùa còn có tên là Chùa Tháp .
Biên niên sử , chùa được xây dựng vào năm 1262 , ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần . Nhưng theo các minh văn trên bia , trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý .Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần .Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường , 3 gian thiêu hương , tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn , xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim , to dày , chạm rồng , sóng nước , hoa lá và văn hoa hình học . Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề ., được coi là một tác phẫm điêu khắc khá hoàn mỹ . Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường , bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn ( tượng nằm ), tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc , một số tượng Phật đẹp lộng lẫy . Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự “ đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn , sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam ( An Nam tử khí , nay không còn ).
Sau thượng điện , cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian . Ở giữa là 5 gian nhà tổ , bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ . Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa .
Ở THỜI TRẦN, KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀ PHỔ BIẾN
2. THÁP BÌNH SƠN
Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then , là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng . Tháp được xây dựng từ thời Trần , nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ( Chùa Then ) thuộc thôn Bình Sơn , xã Tam Sơn , huyện Lập thạch , tỉnh Vĩnh Phúc .
Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay , Tháp bình Sơn với hình khối thanh thoát , đường nét mềm mại , trang trí phong phú điêu luyện , là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thỗ Việt Nam .
Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng , theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao .Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể , có tổng độ cao là 16,5 m . tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m .
Toàn bộ phần còn lại của tháp , căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dở phục dựng , cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung , gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m , một loại kích thước hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m . trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn .
Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch : gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ , xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng . phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt , tạo dáng khớp nhau theo từng lớp , từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây , bảo đảm liên kết tốt và khả năng chịu đựng lớn . Bên ngoài , xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông , mỗi cạnh dài 0,46m phủ kín thân tháp . Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú .
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch , mà người ta thường gọi là giếng .Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp , được gọi là tháp xanh . Một hôm ngôi tháp biến mất , còn lại miệng giếng như hiện nay
GẦN THÁP
3.CHÙA DÂU
Chùa Dâu , còn có tên gọi là Diên Ứng ,Pháp Vân hay Cổ Châu , là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương , huyện Thuận Thành ,tỉnh Bắc Ninh , cách Hà Nội khoảng 30km . Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như Chùa Cả , Cổ Châu Tự , Duyên Ứng Tự . Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam
Chùa nằm ở vùng Dâu , thời thuộc hán gọi là Luy Lâu . Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam . tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ : chùa dâu thờ Pháp Vân ( mây pháp ), Chùa Đậu thờ Pháp Vũ ( mưa Pháp ) ,Chùa Tướng thờ Pháp Lôi (Sấm Pháp ), Chùa Dàn thờ Pháp Diện ( chớp pháp ), và Chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ cũa Tứ Pháp . Năm Chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần .
Chùa được xây dựng vào buổi đầu công nguyên . các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây . Vào thế kỷ thứ 6 , nhà sư Ti-ni-đa-lui-chi từ Trung Quốc đến chùa này , lập nên một phái thiền ở Việt Nam . Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 , là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật Giáo Việt Nam , được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962 .
Chùa Dâu được gắn liền với sự tích Phật mẫu Man Nương , thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn , Mãn Xá cách chùa Dâu 1km
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo .Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa dâu thành chùa trăm gian , tháp chín tầng , cầu chín nhịp .Hiện nay , ở tòa thượng điện , chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời Trần và thời nhà Lê .
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam , Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính : Tiền Đường , thiêu hương và thượng điện . Tiền đường của chùa Dâu đặt tương Hộ Pháp , tám vị Kim Cương , gian Thiêu Hương đặt tượng Cửu Long , hai bên có tượng các vị Diêm Vương , Tam Châu Thái Tử ,Mạc Đĩnh Chi .Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân) Bà Đậu (Pháp Vũ ), và các hầu cận .Các pho tượng Bồ Tát , Tam Thế , Đức Ông , Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính .
4.CHÙA BỐI KHÊ
Chùa được gọi là chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai ,tỉnh Hà Tây . Chùa được xây dựng vào thời Trần , khoảng năm 1338 . Kiến trúc hiện nay chủ yếu vào những lần trùng tu vào cuối thế kỷ 18 và năm 1923 . Chùa còn giữ được nhiều di vật của thời Trần ở tòa thượng điện và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI . Theo sách từ điển di tích văn hóa Việt Nam ( Hà Nội , 1993) , ngoài chư phật ,chùa còn thờ Minh Đức Chân Nhân đời Trần . Ngài họ Nguyễn , húy là Nữ , tự Bình An , tu hành đắc đạo , tăng đồ theo thụ giáo rất đông . Hàng năm mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch) . Chùa đã được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp . Kiến Trúc chùa Bối Khê có tiền đường , hành lang tả hữu ,nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc . hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công .Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính . Đặc biệt , chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo , những họa tiết về kiến trúc gỗ 4 vị chim thần .
Cổng chùa có 5 cửa , phía trên cửa chính có chữ Đại Bi Tự . Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp . Dấu tích của dòng sông Đỗ Động , rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng Nguyên Nguyễn Trực ( 1417-1474) cách chùa 30m . Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng , tám mái.Tầng trên treo quả chuông lớn , đường kính 60cm , cao 1m , đúc năm Thiệu Trị thứ 4 ( 1844).
Đến nay , Chùa Bối Khê vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý giá như tượng Phật Bà nghìn mắt , nghìn tay có từ đời Lý là một trong hai pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam 11 bia đá có từ đời Hậu Trần , hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn , một quần thể tượng Cửu Long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng .
5.CHÙA THÁI LẠC
Chùa thuộc thôn Thái lạc , xã Lạc Hồng , huyện Văn Lâm , ngoài thờ Phật , chùa còn thờ Pháp Vân ( Thần Mây ) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự , hay là Chùa Pháp Vân .Xây dựng từ thời Trần ( 1225- 1400) Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612 , 1630 -1636, 1691-1703 . kiến trúc hiện nay là kiểu nội công ngoại quốc ,gồm tiền đường 5 gian , ba gian thượng điện , hai dãy hành lang mỗi bên chin gian nhà tổ bảy gian .
Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện ,kiến trúc thời Trần , còn khá nguyên vẹn . Năm 1967 , chùa được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng .
6.THÁP HUỆ QUANG
Thờ đệ nhất Tổ Trúc lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông , tên húy là Trần Khâm
Tháp xây dựng vào năm Kỷ Dậu ( 1309 ).niên hiệu Hưng Long thứ 17 , trong lăng Quy Đức , để quàn xá lợi Điều Đức Ngự , tên gọi là Huệ Quang Kim tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật .
7.CHÙA THIÊN TRÚC
Chùa Thiên Trúc ( Chùa Đồng ) trên đỉnh núi Yên Tử do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường , ngôi chùa nhỏ ở dạng một khối đồng hình chữ nhật cao 1,35m , dài 1,4m , rộng 1,1m , qua thời gian đã hư hỏng nhiều .Ngày 23-10-2005 UBND tình và Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng , diện tích khoảng 20m vuông , chiều cao từ cột nền tới mái lá 3,35m mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg , 4 cột chùa , mỗi cột nặng 1 tấn . Trong đại lễ khánh thành Chùa Đồng ngày 30-1-2007 , trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục : Thiên Trúc Tự – Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam trước hang ngàn chư tôn đức tăng ni , quan khách , phật tử và khách tham dự.
8.THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Thiền Viện Trúc Lâm , tức chùa Lân , chùa Long Động , nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử . Cách tỉnh lộ 18 khoảng 10km , thuộc xã Thượng Yên Công , thị xã Uông Bí , tỉnh Quảng Ninh , đã được Hòa Thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15-8-2002 và tổ chức khánh thành ngày 14-12-2002. Đây là nơi trước kia Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo .
Trước sân Thiền Viện có đặt một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ ( ru bi) đường kính 1590mm , trọng lượng 6,5 tấn , được lấy từ mỏ đá An Nhơn ( Quy Nhơn ). Quả cầu đặt trên một bệ đá granit có tiết diện vuông nặng 4 tấn ,bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát Chánh Đạo . Quả cầu do nhóm Phật Tử Minh Hạnh Túc Phát Tâm cúng dường , được Công Ty TNHH Hà Quang thi công trong 18 tháng . Lễ cúng dường được tổ chức vào ngày 06-7-2005 ( 1 /6/ năm Ất Dậu ). Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục : Quả cầu Như Ý lớn nhất Việt Nam .
(1226-1400)
Dưới thời nhà Trần, Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn, nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài tới giao thương, sinh sống tấp nập.
Nhà Lý sau 2 thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết lập lại trật tự chính trị-xã hội, nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh.
Nhà Trần củng cố lại Hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Năm 1230, nhà Trần hoạch định các đơn vị hành chính, Kinh đô được chia làm 61 phường.
Khu vực này còn tiếp nhận nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài đến sinh sống. Năm 1274 có 30 thuyền người Tống (Trung Quốc) xin cư trú, được cho ở tại phường Nhai Tuân (khu vực Hòe Nhai, Hàng Than ngày nay) lập phố, mở chợ. Ngoài ra còn có người Hồi hột (Ouigur), Chà và (Java), sư người Hồ (Ấn Độ)...
Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, điển hình là việc xuất hiện sinh hoạt giải trí ban đêm.
Cũng từ đây, chính sử cho biết công việc quản ký kinh thành thuộc Ty Bình Bạc. Năm 1265, đổi thành kinh sư An phủ sứ, năm 1341 đổi làm Kinh sư đại Doãn, năm 1394 đổi là Trung ô Doãn.
Thăng Long còn tụ hội nhiều nhà văn hoá lớn: Nguyễn Thuyên đặt cơ sở cho sự ra đời của nền văn học chữ Nôm; Lê Văn Hưu, nhà sử học uyên bác đã viết bộ sử đầu tiên là Đại Việt sử ký; các ông vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông; các vị tướng kiêm nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật; và cũng sáng ngời thay tấm gương một nhà trí thức mô phạm cương trực, tiết tháo Chu Văn An.
Thăng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn phải đánh giặc và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm (1258-1288), ba lần quân Nguyên-Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được Thăng Long nhưng cả 3 lần đều chuốc lấy thất bại thảm hại.
THĂNG LONG THỜI TRẦN
Lần thứ nhất (1258), khi giặc vào Thăng Long thì chỉ là tòa thành rỗng (dân cư đã tản cư, để lại vườn không nhà trống). Mười một ngày sau, quân dân nhà Trần phản công dữ dội và với trận Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than) ngày 29/1/1258 buộc giặc phải tháo chạy.
Lần thứ hai (2/1285), khi giặc vào Thăng Long thì "cung thất nhẵn không", tuy giặc chiếm đóng hơn 3 tháng nhưng sau các trận Hàm Tử, Chương Dương thì trận Trung Thành Vương đánh thọc sâu vào phường Giang Khẩu (Hàng Buồm, Nguyễn Siêu) đã buộc địch phải tháo chạy.
Lần thứ ba (2/1288), sau 32 ngày chiếm đóng Thăng Long, giặc phải rút về Vạn Kiếp để về nước nhưng đa số đã bị chìm dưới lòng sông sâu Bạch Đằng.
Qua ba lần thử lửa, Thăng Long xứng đáng là một thủ đô anh hùng. Dù tham gia quân đội của triều đình và vương hầu, hay bám làng chiến đấu, hay hy sinh cửa nhà đi tản cư, người Thăng Long đã chứng minh phẩm giá và lẽ sống: Tất cả vì độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), do ăn chơi sa đọa, cùng với những biến cố cung đình, tranh đoạt quyền lực đã khiến nhà Trần phải từ bỏ vũ đài chính trị
TRẦN QUỐC TUẤN
1.THÂN THẾ (10/12/1228 – 20/8/1300)
Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Trần Hưng Đạo ( Hưng Đạo Vương), Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.
Ông là con trai thứ ba của Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ
2. Sự nghiệp
Ông đã chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân Nguyên - Mông trong thế kỷ 13.
Lần thứ nhất vào năm 1258
Lần thứ hai vào năm 1285
Lần thứ ba vào cuối năm 1287
Chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên - Mông dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong những chiến công vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới. Tư tưởng quân sự của ông đã được thể hiện rõ trong các luận thuyết, tác phẩm của mình. Được coi là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử.
Không những thế ông còn chiến thắng ở trận Bạch Đằng năm 1288 và trận ở Vạn Kiếp năm 1289.
Và đến năm 1300 ông qua đời.
3.Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch tướng sĩ, là bài hịch của Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"Hưng Đạo Vương tâu:
"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!"
Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (chữ Hán: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.
THÔNG TIN VỀ 36 PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…
Câu ca dao quen thuộc ấy, hẳn hiếm có người Hà Nội nào không biết đến. Tuy vậy, 36 phường cổ ấy bao gồm những phường nào thì ngay cả các nhà khoa học cũng chưa thống nhất được với nhau.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
LỊCH SỬ 36 PHỐ PHƯỜNG
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.
Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.
Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.
Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.
Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
ĐÂY LÀ CẢM NHẬN CỦA 1 VỊ KHÁCH NƯỚC NGOÀI
"Bạn cũng không thể đứng ở mọi vị trí mà nhìn ngắm thành phố vì như thế sẽ cản đường người khác, và tiếng ồn thì quả là điên khùng - Chantrelle nói - Nhưng khi đã tìm được một chỗ "đậu", bạn có thể ở đó cả ngày chỉ để ngắm nhìn mọi hoạt động diễn ra. Điều thích thú nhất trên phố cổ là ngồi ở những nhà hàng hay quán cà phê trên tầng hai hoặc ba mà ngắm nhìn dòng người, xe cộ, những ngôi nhà có mái hiên với những chú chim hót trong lồng và sinh hoạt của những gia đình quanh đó - đó là nơi sống động nhất tôi đã từng đến".
QUẢ THỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI RẤT TUYỆT VỜI!
LUCKY NUMBER
1
3
4
6
2
7
9
5
8
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
HẸN GẶP LẠI
CÂU HỎI: TRẦN QUỐC TUẤN CÒN ĐƯỢC GỌI BẰNG 1 CÁI TÊN KHÁC ĐÓ LÀ ?
ĐÁP ÁN: TRẦN HƯNG ĐẠO ( HƯNG ĐẠO VƯƠNG)
CÂU HỎI: AI LÀ TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ NAM QUỐC SƠN HÀ?
ĐÁP ÁN: LÝ THƯỜNG KIỆT
CÂU HỎI: Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân giặc nào?
ĐÁP ÁN: QUÂN MÔNG - NGUYÊN
CÂU HỎI: ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG:
Bên cạnh đó, bắt đầu từ thời Lý, truyền thống ………… trong văn học hình thành và phát triển trong các giai đoạn sau.
ĐÁP ÁN: Yêu nước
CÂU HỎI: TÁC PHẨM NỔI TIẾNG CỦA TRẦN QUỐC TUẤN ( Giới thiệu trong bài) LÀ GÌ ?
ĐÁP ÁN: HỊCH TƯỚNG SĨ
CÂU HỎI: TÁC PHẨM NÀO CỦA TRẦN QUANG KHẢI MÀ CHÚNG TA ĐÃ HỌC ?
ĐÁP ÁN: TÒNG GIÁ HOÀN KINH(TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ; PHÒ GIÁ VỀ KINH)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hải Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)