Lich su đia phuong

Chia sẻ bởi Doãn Duy Long | Ngày 27/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: lich su đia phuong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài tập Lịch S? D?A PHUONG
Lớp 10A5 - Tổ 4
TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ
Trường THPT Bắc Lương Sơn
Thành viên nhóm 4:
1. Doãn Duy Long 2. Cấn Tùng Lâm 3. Vũ Gia Bảo 4. Ngô Đức Hải 5. Tạ Ngọc Thiện 6. Đinh Thị Hường (11-3) 7. Đinh Thị Hường (13-5) 8. Đinh Thị Thuý 9. Nguyễn Thị Lệ 10. Vũ Thị Linh 11. Nguyễn Lương Nguyên
Nội dung tìm hiểu:
DI TÍCH LỊCH SỬ
Văn miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.
- Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành Môn và cổng Thái Học.
- Phía sâu trong văn miếu là nơi thờ Khổng Tử và danh Sư Chu Văn An.
- Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
- Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Khái quát Văn miếu - Quốc Tử Giám
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần I: Lịch sử
- Văn miếu được xây dựng từ tháng 10 - 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết của nho giáo.
- Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên ở Việt Nam). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
- Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoá thi 1442 trở đi.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần I: Lịch sử
- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám- cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà thái học.
- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là văn miếu – Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
- Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
- Văn Miếu-Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể của Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử.
- Khuê Văn Các ở Văn Miếu, nhìn từ ngoài Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử đã bị quân Minh đốt hoặc đưa hết về Yên Kinh, tức Bắc Kinh ngày nay.
- Tuy nhiên, nhà Thái học sinh thời nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong “Kiến văn tiểu lục” thì : “Nhà Thái học có ba gian, có tường ngang, lợp bằng ngói đồng. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tạm xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người”. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau .
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
a. Đại Trung Môn:
- Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn.
- Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
b. Khuê Văn Các :
Khuê văn các
- Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phải đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
b. Khuê Văn Các :
- Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
c. Văn Miếu Môn :
Văn Miếu Môn
- Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa.
- Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
c. Văn Miếu Môn :
- Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ(Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
d. Giếng Thiên Quang Tỉnh, Bia tiến sĩ:
Toàn cảnh giếng Thiên Quang Tỉnh và khu nhà bia tiến sĩ
- Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là “giếng soi ánh sáng bầu trời”). Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn.
- Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
d. Giếng Thiên Quang, Bia tiến sĩ:
- Di tích nổi bật có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng.
- Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng.
- Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa.
- Trước kia ( tính từ khoa Nhâm Tuất 1442 đến khoa Kỉ Hợi 1779 ) lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chặt lại
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
e. Đại Thành Môn, Khu điện thờ :
- Qua cửa Đại Thành Môn là vào không gian thứ ba, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu. Cũng như cửa Đại Trung Môn, cửa Đại Thành Môn là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ Đại thành môn theo chiều ngang, đọc từ phải sang trái.
- Cửa Đại Thành Môn mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa.
- Hai cửa nhỏ hai bên là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
e. Đại Thành Môn, Khu điện thờ :
- Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mông lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông.
Bái đường Văn Miếu
- Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Nơi đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
e. Đại Thành Môn, Khu điện thờ :
- Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối được quy định thờ từ ngày mới xây dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp rất uy nghi.
- Hai gian đầu hồi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập Triết gồm những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan mộc tử, Trang Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tề tử, Ngân tử, Suyền Tôn tử, Chu tử.
- Tòa Đại Bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước mặt sau để trống. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
f. Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám :
- Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh.
- Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử: Thúc Lương Ngột và Nhan Thị Phần nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa đền thờ.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
- Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám. Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là một lớp chì rồi đến một lớp ngói lót và trên cùng là ngói mũi hài. Nền sân đều được lát gạch bát. Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh.
f. Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám :
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
g. Nhà Tiền Đường, Hậu đường :
- Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới với 9 gian, 40 cột gỗ lim chống mái. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang nhà Hậu đường.
- Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc.
- Bước qua Tiền đường là đến Hậu đường. Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim. Phía trước là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện.
Di tích lịch sử: VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Phần II: Kiến trúc
g. Nhà Tiền Đường, Hậu đường :
- Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc.
- Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau. Tâng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Xin cảm ơn cô giáo cùng các bạn đã lắng nghe phần giới thiệu về khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Chúc cô giáo và các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc!

CH�C Cễ M?NH KHO?, CH�C C�C B?N H?C SINH H?C T?P T?T
XIN TR�N TH�NH C?M ON!

CH�C Cễ M?NH KHO?, CH�C C�C B?N H?C SINH H?C T?P T?T
XIN TR�N TH�NH C?M ON!
BÀI TẬP ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doãn Duy Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)