Lịch Sử Địa Phương

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Anh Tuấn | Ngày 24/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Lịch Sử Địa Phương thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Kim Đồng
Lịch sử địa phương
Lớp :8/10
Đề tài : Những phong trào kháng chiến chống Pháp ở thế kỉ XIX của quân và dân Đà Nẵng
Nhóm : 1
Tổ : 2
Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp tại Đà Nẵng
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp và Tây Ban Nha trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Lý do chọn Đà Nẵng là địa điểm tấn công trước:
Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng (Quãng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Campuchia và chỉ cách Kinh đô Huế khoảng 100km, rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân Pháp - Tây Ban Nha (gọi tắt là liên quân). Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.
Cho nên đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công Huế; chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, phải chờ đến sau Hiệp ước Thiên Tân (28 tháng 6 năm 1858) được ký kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay chuyển sang mặt trận khác…
Hình Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Trận đánh mở đầu (1-9-1858)
Khởi hành từ cảng Yulikan ở cực nam đảo Hải Nam – cách Đà Nẵng chừng 180 dặm theo đường chim bay – vào lúc tinh mơ ngày 30-8-1858, đoàn tàu trận của liên quân Pháp-Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Rigault de Genouilly, bấy giờ là Phó Đô đốc (Vice-Admiral), đã đến vịnh Đà Nẵng vào chiều hôm đó.
Lực lượng viễn chinh gồm 14 tàu chiến, trong đó có chiếc El Cano của Tây Ban Nha chạy bằng hơi nước. Về phía Pháp có những tàu buồm lớn, như Némésis, Fusée. Dordogne, Plégeton, Mitraille, Alarme, Dragonne, Avalanche, Prigent. . . Quân số tổng cọng 2,000 người, trong đó phần Tây Ban Nha, gồm cả lính và sĩ quan có 450 người, đến từ Philippines.  Trên soái thuyền Némésis, bên cạnh Genouilly có giám mục Pellerin đóng vai trò cố vấn chính trị và quân sự.  Ông đã từ Pháp đến Hongkong vào tháng 8-1858 để nhập vào đoàn quân viễn chinh.
 
Phó Đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly (gọi tắt là De Genouilly)
Sáng ngày 1-9-1858, Genouilly gởi một tối hậu thư cho viên Tấn thủ Đà Nẵng, bảo phải nộp tất cả thành trì và pháo đài phòng vệ cho Pháp, hạn trong hai giờ phải trả lời.  Dĩ nhiên, không thể nào có phúc đáp từ phía Việt Nam, vì viên chức địa phương không  đủ thẩm quyền để trả lời, còn Huế thì hai giờ ngắn ngủi, không thể nào liên lạc được.  Kỳ hạn hết, Genouilly ra lệnh khai hỏa.  Lập tức súng đại bác trên các tàu Pháp-Tây khạc đạn xối xả vào các vị trí quân sự của Việt Nam  quanh vịnh Đà Nẵng, đặc biệt là hai thành An Hải và Điện Hải .
Sau nửa giờ pháo cường tập, vô hiệu hóa phần lớn sức kháng cự của các cơ sở phòng ngự, Genouilly ra lệnh đổ bộ.  Đại tá Reynaud, tham mưu trưởng trong bộ chỉ huy viễn chinh, được lệnh dẫn các đại đội đổ bộ thuộc các tàu Némésis, Phlégeton, Primauguet, cùng một phân đội công binh chiến đấu lên bờ.  Genouilly đi theo cánh quân này.  Rời xuồng, quân Pháp kéo lên bờ phía hữu ngạn, chỉnh bị hàng ngũ theo đội hình tác chiến, và tiến đến các mục tiêu, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu “Hoàng đế vạn tuế ” (Vive   l`Empereur!).
  Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu bằng đại bác của các tàuMitraille, Alarme và El Cano, các mục tiêu đã bị thanh toán nhanh chóng, mặc dầu sức kháng cự của quân Việt không phải là quá tệ.  Thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các Đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư đều lần lượt lọt vào tay quân Pháp.  Nói một cách khác, nội trong chiều ngày 1-9 quân Pháp đã làm chủ toàn vùng Tiên Sa.  Khi ánh nắng chiều bớt thiêu đốt gay gắt, Genouilly cho quân trên các tàu tiếp tục đổ bộ, chiếm đóng các điểm then chốt.  Thành An Hải do hai đại đội bộ binh Pháp và một nửa đại đội Tây Ban Nha trú đóng.  Cạnh thành này, tại một nơi bằng phẳng dưới chân núi Sơn Trà, công binh được lệnh thiết lập cơ sở cho bộ chỉ huy và đây cũng là nơi đồn trú chính của đoàn quân viễn chinh.
Bản đồ trận đánh mở đầu 1-9-1858
Trận đánh ngày 2-9-1858 hay trận đánh thành Điện Hải
Đêm mồng 1 rạng ngày 2-9, đại tá Reynaud mở cuộc thăm dò vùng đất phía tây nam - tức là vùng tả ngạn, từ thành Điện Hải ngược lên phía thượng lưu sông Hàn – để chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày hôm sau.
Sáng ngày 2-9, tàu hơi nước El Cano và 5 tàu khác được lệnh tập trung hỏa lực vào thành Điện Hải, căn cứ chủ yếu của Đà Nẵng. Sau nửa giờ chịu đựng và gắng gượng bắn trả, thành bắt đầu nao núng. Thiếu tá Jauréguiberry được lệnh dẫn quân đổ bộ hãm thành và các đồn phụ thuộc.  Chẳng mấy chốc toàn bộ hệ thống phòng thủ tả ngạn cũng chịu chung số phận của hữu ngạn ngày hôm trước.  Sau khi cho quân phá hũy kho tàng, vũ khí, Jauréguiberry cùng đoàn quân đổ bộ xuống tàu rút về căn cứ Tiên Sa.  Họ không dám chiếm đóng vì e dè một cuộc phản công mà họ chưa ước lượng được sức mạnh phải đương đầu.  Sau trận Điện Hải, viên Tư lệnh Pháp điều tàu El Cano và Dragone rời vịnh Đà Nẵng ra phòng thủ vùng biển Mỹ Khê, đề phòng một cuộc đánh thốc vào mạn sườn phía đông của căn cứ Pháp.  Như vậy, mới chỉ trong hai ngày đầu của tháng 9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha coi như đã làm chủ vùng Đà Nẵng. 
Họ đã tịch thu 450 đại bác bằng đồng và gang, được xem là đẹp và tốt hơn loại đại bác của Trung Quốc mà họ đã tịch thu và phá hũy ở Quảng Đông.  Ngoài ra, họ còn cầm tù hơn 100 binh sĩ và 3 viên quan võ Việt Nam. 
Bản đồ trận đánh 8/5/1859
Thành Điên Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858
Trận đánh ngày 8-5-1859
Sau khi chiếm được thành Gia Định và đã sắp đặt mọi việc xong xuôi, thuận theo mùa gió đông-nam, Genouilly đem quân trở lại Đà Nẵng và đến nơi vào ngày 15-4-1859.
  Năm ngày sau, viên tư lệnh Pháp tung quân qua tả ngạn, đánh lấy thành Điện Hải, đặt hẳn ở đây một căn cứ hỏa lực gồm năm khẩu đại bác cùng quân lính đồn trú bảo vệ.  Nhưng đó mới chỉ là trận thăm dò sau mấy tháng vắng mặt,  nhằm  chuẩn bị cho một trận đánh khác, lớn hơn.  Ngày 8-5-1859, một cuộc tấn công qui mô được tung vào phòng tuyến của Nguyễn Tri Phương, một phòng tuyến dài hơn 3km, chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên.  Liên quân Pháp-Tây chia làm ba cánh:
Cánh phải do đại tá Reybaud chỉ huy, gồm 750 quân, trong đó, toán quân Tây Ban Nha do thiếu tá Canovas điều khiển.  Nhiệm vụ của cánh này là đương đầu với lực lượng Việt Nam chận tàu Pháp ngược sông Hàn.
Cánh trái do đại tá Faucon chỉ huy, có 425 quân, gồm cả lính Pháp và Tây Ban Nha, giữ  nhiệm vụ đánh vào các đồn lũy phía tây nam.
 Trung quân là lực lượng trừ bị, có nhiệm vụ tiếp ứng cho cả hai cánh phải và trái khi cần, do đại tá Tây Ban Nha Lanzarote chỉ huy .  Genouilly đi theo cánh quân này.
Từ sáng sớm, súng đại bác trên các tàu chiến đậu trong vịnh hiệp cùng số đại bác của căn cứ hỏa lực Điện Hải đã pháo dữ dội xuống phòng tuyến Việt Nam.  Súng lớn của quân Việt cũng cố gắng bắn trả nhưng hiệu quả sát hại không được mấy.  Tiền pháo hậu xung, súng lớn mở đường cho 9 tàu chiến và 20 giang thuyền ngược sông Hàn đưa cả ba cánh quân đổ bộ, tấn công thẳng vào phòng tuyến quân Việt.
Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, dù đang còn buổi sáng, quân đổ bộ chia làm hai cánh tấn công theo thế gọng kìm.  Cánh quân của Reybaud đánh từ hướng biển vào, nhắm vào các đồn Du Xuyên, Hải Châu, rồi tiến về Thạc Gián, Phước Ninh.  Còn cánh của Faucon  thì đánh Thạc Gián, Phước Ninh rồi tiến chếch về phía biển để bắt tay với quân của Reybaud.  Trung quân của Lanzarote gồm những tay súng thiện xạ, lúc thì tiến qua trái giúp Faucon, lúc qua phải giúp Reybaud.
Liên quân vừa tiến vừa bắn xối xả, vượt qua các hào cắm chông tre, áp sát các lũy đất.  Quân Việt cũng dựa vào lũy đất bắn trả nhưng hỏa lực kém quá nên đương cự rất khó khăn.  Hiệp quản Phan Hữu Điểm trúng đạn chết ngay tại trận.  Nguyễn Tri Phương liệu thế không thể nào chống giữ được, liền ra lệnh bỏ phòng tuyến thứ nhất, rút về cố thủ phòng tuyến thứ hai, gồm các đồn Liên Trì, Nghi Xuân và Nại Hiên, được che chở bằng một hệ thống hào lũy khá vững vàng.  Toàn thể được lệnh tử chiến, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa cũng như tiến ra Huế.
  Đến hơn 10 giờ sáng thì trận đánh kết thúc.  Theo các tài liệu của Pháp thì liên quân bị 3 chết, 6 thương tích; còn phía Việt Nam có đến 700 quân chết tại trận trong tổng số 10,000 quân tham dự trận đánh.  Tổng kết, trong ngày hôm đó, liên quân Pháp Tây đã chiếm được 20 cứ điểm phòng ngự của Việt Nam, gồm các đồn Du Xuyên, Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, các pháo đài và công sự phụ thuộc khác, chưa kể 54 súng lớn bị tịch thu.
  Tin đại bại đưa về Kinh, vua Tự Đức không có kế sách nào khác là ra lệnh cho Nguyễn Tri Phương khích lệ tướng sĩ, liệu thế ăn được thì đánh một trận báo thù, còn như không thắng được thì cố giữ vững, đừng để lòng quân rối loạn.
Bản đồ trận đánh 8/5/1859
cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)