LICH SU DIA PHUONG
Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hà |
Ngày 13/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: LICH SU DIA PHUONG thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Trần Thị Thu Hà_Tiểu học K31A
Xã Quảng Minh_Huyện Việt Yên
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I/ Giới thiệu về huyện Việt Yên
Việt Yên là một huyện
đồng bằng, nằm ở phía tây
tỉnh Bắc Giang
phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh,
phía tây giáp huyện Hiệp Hòa,
phía đông giáp huyện Yên Dũng,
phía bắc giáp huyện Tân Yên và Thành phố Bắc Giang
Các đơn vị hành chính gồm
2 thị trấn là: thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh,
17 xã: Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Bích Sơn, Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến ,Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh
1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 19 xã, thị trấn. Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã Bắc Giang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.
- Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa huyện. Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuống nam và tây tây bắc sang đông đông nam.
- Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC - 24oC nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1,2. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm.
2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%... Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.
- Nguồn nước: Huyện có nguồn nước tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim, hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt nước phục vụ sản xuất và đời sống.
3. Kết cấu hạ tầng
- Cấp điện: Tính đến năm 2003, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình.
- Cấp nước: Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng nước từ sông suối tự nhiên hoặc nước mưa. Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giêng khoan và 2.653 bể nước mưa. Hiện nay, tại khu trung tâm huyện đã có công trình cấp nước sạch sinh hoạt. Còn hơn 2.267 hộ dùng nước sông suối tự nhiên. Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Giao thông: Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
- Thông tin liên lạc: Tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hoá xã tại khu trung tâm. Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại. Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới người đọc trong ngày.
4/ Kinh tế
Nguồn nhân lực: Năm 2002, dân số toàn huyện là 155.630 người. Số người trong độ tuổi lao động 70.000 người, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%.
Việt Yên là huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát..,
Đặc biệt còn có KCN đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu tư đang được thực hiện. Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai. Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng, với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động (số liệu tháng 11/2011).
Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Ngoài ra huyện còn có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là mây tre đan Tăng Tiến và chế biến thực phẩm Vân Hà.
5/ Giáo dục
Việt Yên tất cả 4 trường THPT: THPT Việt Yên số 1, THPT Việt Yên số 2, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Tư thục Việt Yên. Trong đó chất lượng giáo dục của trường THPT Việt Yên số 1 được xếp vào tốp đầu của tỉnh!
Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang là trường đại học đầu tiên tại huyện Việt Yên
6/ Văn hóa
Việt Yên là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiếu học, là một trong những trung tâm của tổ chức làng xã, lễ hội. Toàn huyện có hơn một trăm lễ hội như: Hội đình, hội đền, hội nghè, hội chùa, hội chạ, hội hát, hội chợ…
Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - Việt Yên), chùa Vĩnh Hưng Tự (thôn Khả Lý thượng, xã Quảng Minh, Việt Yên) chùa Sùng Nghiêm Tự và đình làng (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung, Việt Yên) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn - Việt Yên) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Danh nhân Việt Yên:
Thân Nhân Trung
Anh hùng Nguyễn Văn Cốc
Quận công Dương Quốc Cơ (người làng Vân Cốc, xã Vân Trung - sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống hiếu học. Quận công Dương Quốc Cơ là đời thứ 8 của họ Ngô chuyển từ Hưng Yên đến, do các đời trước các cụ tổ làm trung thần cho vua Mạc Đăng Dung nên phải đổi họ sang Dương)
Nhà văn Đỗ Chu
Mục tiêu phát triển:
Huy động tối đa tiềm năng tại chỗ, phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực, đặc biệt là vốn, đất đai, lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tranh thủ mọi khả năng về hợp tác, đầu tư trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra sức bật mới đưa Việt Yên trở thành huyện công nghiệp, đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về xã hội, môi trường.
Giai đoạn 2011 - 2015 :Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,37%, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp là 4%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng là 17,5%; nhóm ngành dịch vụ là 18%. Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2015 là: 17,04% - 54,35% - 28,61%. Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 48,96 triệu đồng vào năm 2015
Đến năm 2015 : Số trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 75%; 85% các trường học được kiên cố hoá; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5%; 95% các xã có đầy đủ các thiết chế văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” đạt 85%; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%;
Đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ Quán Rãnh, Nhẫm, Hồng Thái, Bài, Vân, Nếnh; đầu tư, di chuyển chợ Bích Động; mở rộng chợ Phúc Tằng.
+ Quy hoạch chợ dịch vụ các xã: Quang Châu, Hồng Thái, Yên Viên, Bích Sơn, thôn Chằm, Biển Tim, thôn Vàng, thôn Chùa.
Siêu thị, trung tâm thương mại
+ Quy hoạch và xây dựng trung tâm thương mại cụm dân cư khu công nghiệp Quang Châu, trung tâm thương mại khu dân cư Đình Trám - Sen Hồ, trung tâm thương mại thị trấn Bích Động.
+ Xây dựng 3 siêu thị tại trung tâm Thị trấn Bích Động, khu cổng trường Đại học Nông - Lâm BG và trung tâm Thị trấn Nếnh
Xây dựng chi tiết các hạng mục khu du lịch Bắc sông Cầu - chùa Bổ Đà gắn với hành trình văn hoá qua các làng gốm cổ vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng.
Từng bước phát triển du lịch sinh thái; quảng bá tiếp thị làng nghề, xây dựng, phát triển mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, cải tạo tài nguyên thiên nhiên.
Xây dựng 1 sân golf tại Vân Trung.
2. Định hướng phát triển
+ Quy hoạch khu công nghiệp Quang Châu với tổng diện tích 615ha. Thực hiện trong 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 426ha, giai đoạn 2 là 189ha.
+ Quy hoạch khu công nghiệp Vân Trung với tổng diện tích 433ha (trong đó có 90ha thuộc huyện Yên Dũng).
+ Quy hoạch khu công nghiệp dọc Quốc lộ 37 với diện tích 400ha.
+ Quy hoạch cụm công nghiệp Hoàng Mai với diện tích 19,03ha.
+ Quy hoạch cụm công nghiệp Việt Hàn với diện tích 100ha.
+ Mở rộng cụm công nghiệp Hồng Thái 8ha.
+ Quy hoạch các cụm công nghiệp nhỏ lẻ, phân tán ở các xã khoảng 117,14ha.
Phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn
- Đầu tư nâng cao chất lượng rượu làng Vân; mì, bánh đa nem làng Thổ Hà;
- Mở rộng sản xuất hàng mây tre đan ra một số xã lân cận lấy trung tâm là xã Tăng Tiến. Nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm ổn định thị trường xuất khẩu.
- Có cơ chế hỗ trợ khôi phuc nghề truyền thống và phát triển nghề có lợi thế cạnh tranh đang có nguy cơ bị mai một như gốm Thổ Hà, gốm sứ Quảng Minh.
- Đầu tư công nghệ, dạy nghề, phát triển và nhân rộng đồng thời thúc đẩy những nghề thủ công khác như sản xuất bàn ghế, tủ gỗ, làm mỳ, đậu phụ...
Khuyến khích tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp, các HTX ngành nghề nông thôn, du nhập nghề mới.
……..
II/ Giới thiệu về xã Quảng Minh
Quảng Minh là xã thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Địa giới hành chính
Phía đông giáp xã Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh (Việt Yên)
Phía tây giáp xã Ninh Sơn
Phía nam giáp xã Ninh Sơn
Phía bắc giáp xã Trung Sơn và Bích Sơn
Xã Quảng Minh gồm: 5 thôn
Thôn Khả Lí Thượng,
Thôn Khả Lí Hạ,
Thôn Đông Long,
Thôn Kẻ
Thôn Đình Cả.
Làng quan họ
Xã Quảng Minh có tới 4 làng quan họ cổ thuộc danh sách 23 làng quan họ Bắc Giang được quy hoạch bảo tồn và đưa vào phát triển du lịch văn hóa là: làng quan họ Đông Long, làng quan họ Mật Ninh, làng quan họ Khả Lý Thượng và làng quan họ Đình Cả.
Chức năng nhiệm vụ:
1. Chức năng:
Thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2. Nhiệm vụ:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Đời sống chủ yếu của nhân dân là nông nghiệp. Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Minh đã phát huy thế mạnh từ đất đồi vườn, đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm kinh tế đồi vườn có hiệu quả; thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất ở những vùng trũng hoặc chân một lúa không chắc ăn sang nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống kinh tế của nhân dân từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng được nâng lên.
Ngoài ra, Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu.
II/ Giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa huyện Việt Yên
Chùa Bổ Đà
Nằm trong vùng đất cổ Kinh Bắc xưa (nay thuộc địa phận xã
Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), chùa Bổ Đà còn mang
đậm nét văn hóa của làng quê xưa với tường đất, bờ rêu, cổng gạch,
lối mòn… Tất cả đều xưa cũ, mộc mạc, nhưng vẫn uy nghiêm mà
không xa vời.
Chùa Bổ Đà tọa lạc dưới chân Bổ Đà sơn, thuộc dãy Tiên Lát, một
địa thế lý tưởng, sơn thuỷ giao hoà, nhìn sông dựa núi có tổng diện
tích gần 5,2 ha, được chia thành ba khu vực chính: Khu Nội tự, khu
Vườn tháp, khu Vườn chùa.
Kiến trúc chùa Bổ Đà có sự khác biệt so với các ngôi chùa truyền
thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc kiểu"nội thông ngoại
bế" không cốt ở sự nguy nga, tráng lệ mà quan tâm tới sự liên hoàn,
thoáng đạt hướng tới sự thanh tịnh của cảnh giới nhà Phật.
Clip giới thiệu Chùa Bổ Đà
Chùa Bổ Đà rất cổ, đẹp và u tịch nằm yên tĩnh dưới chân một đồi thông, xung quanh là tường đất bao phủ. Nhiều nguời vẫn gọi chùa Bổ là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong... Điều đặc biệt là trong chùa có một thư viện với rất nhiều cuốn sách cổ. Nằm trong quần thể chùa Bổ Đà còn có đền thờ Thánh hóa trên đồi thông, tương truyền Thạch tướng công sau khi giúp vua trừ giặc đã về đây hóa về trời. Nằm trong tỉnh Bắc Giang có nhiều chùa chiền, nhưng chùa Bổ Đà lại có nét rất riêng không lẫn, là nơi du khách đến tìm cảm hứng để sáng tác các họa phẩm và các tác phẩm văn thơ.
Nếu muốn tìm một chỗ để tĩnh lặng cho riêng mình, để tâm hồn khỏa bớt ồn ào náo nhiệt nơi phố phường đông đúc thì hãy về đây. Nơi này chùa Bổ Đà sẽ cho ta một không gian không chỉ tĩnh tại của cõi thiền mà còn đưa ta trở về với một góc quê miền trung du.
Hàng năm vào ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch lễ
hội chùa lại diễn với sự tham dự của nhiều du khách gần xa, trước là vãn cảnh chùa sau là cầu xin sức khoẻ và may mắn cả năm.
THANK YOU VERY MUCH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hà
Dung lượng: 2,61MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)