Lich su dia phuong

Chia sẻ bởi Trần Minh Sơn | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: lich su dia phuong thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG THCS ĐAN THƯỢNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Đan Thượng, ngày 10 tháng 12 năm 2013







BÁO CÁO
Về việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương
trong môn học Lịch sử, Địa lí

1. Công tác chỉ đạo:
Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT Hạ Hòa đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Văn bản 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
1.1. Về tổ chức dạy học: Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được phòng GD&ĐT Hạ Hòa phê duyệt để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy.
1.2. Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh.
1.3. Về kiểm tra, đánh giá: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh từng học kì và cuối năm học.
2. Về tài liệu: Thực hiện văn bản số 435/SGD&ĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ về việc ban hành tài liệu giáo dục địa phương; Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa đã hướng dngsho nhà trường đăng ký và mua đầy đủ sách giáo khoa lịch sử lớp 6-7, Lịch sử lớp 8-9; Địa lí lớp 9, cung cấp cho các cơ sở giáo dục. Ngoài ra Môn Lịch sử, trường đã yêu cầu các giáo viên giảng dạy tham khảo tài liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương Lịch sử Đảng bộ địa phương xã Đan Thượng sử đảng bộ huyện Hạ Hòa, lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ; Tài liệu một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ; Môn Địa lí: nhà trường yêu cầu giáo viên tham khảo tài liệu địa lí địa phương, các làng nghề truyền thống, tiềm năng du lịch như Đền Mẫu Âu Cơ, Khu du lịch Đầm Ao Châu, chiến khu Vần Hiền Lương, Chiến Khu 10 Đại Phạm, Đền Chu Hưng…..
3. Về tổ chức dạy học: Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được phê duyệt để tự biên soạn nội dung, soạn giáo án và tiến hành giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn: Cụ thể
a. Môn Lịch sử: Môn Lịch sử: Cấp THCS có 07 tiết (Trong đó lớp 6: 01, lớp 7: 03, lớp 8: 01, lớp 9: 02)
b. Môn Địa lí: Cấp THCS có 4 tiết ở lớp 9 (03 lí thuyết, 01 thực hành):
Sở GDĐT quy định phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện. Ngoài tài liệu giáo dục địa phương, tham khảo các tài liệu sau đây:
- Môn Lịch sử: Tham khảo tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Đan Thượng, Lịch sử đảng bộ huyện Hạ Hòa, Lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ.
- Môn Địa lí: Tham khảo tài liệu địa lí địa phương;
4. Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh.
5. Về kiểm tra, đánh giá: Hiệu trưởng các nhà trường kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, hướng dẫn các nhà trường thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh từng học kì và cuối năm học.
Hằng năm, trường có tổ chức rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung giáo dục địa phương và báo cáo về tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
6. Kết quả triển khai, thuận lợi, khó khăn:
Kết quả: Trên cơ sở Hướng dẫn của Sở và phòng GD&ĐT, nhà trường đã triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo về giáo dục địa phương, mua thêm tài liệu, trưng bày và giới thiệu để giáo viên, học sinh tham khảo. Trên cơ sở tài liệu của Sở nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc.
Thuận lợi: Hệ thống văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT Hạ Hòa triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể, tài liệu bồi dưỡng được cung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)